Máu thịt và linh hồn của văn học la hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ

Bài làm

Quang Dũng là một chiến sĩ yêu nước mang trong mình một tâm hồn thơ đầy lãng mạn và máu lửa. Các tác phẩm của ông luôn là những bài thơ giàu cảm xúc, hình ảnh, và đặc biệt là rất máu lửa thể hiện đúng cuộc sống của những người lính thời chiến. Điều này thể hiện rõ nhất qua nhận định rằng: “ Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Ý kiến này mang tính đúng đắn và được biểu hiện qua nhiều bài thơ của ông, trong đó tiêu biểu nhất là tác phẩm “ Tây tiến” – một bản hùng ca đầy oanh liệt.

Bài thơ “Tây tiến” được Quang Dũng sáng tác vào những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Nó là một bản tình ca với những ngôn từ giàu sức gợi hình, gợi cảm thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc nồng nàn, đồng thời nói lên khung cảnh thiên nhiên hung vĩ nơi núi rừng mà ông đã từng công tác. Ông đã nhận thức được rằng chính ngôn từ đã làm nên sức hấp dẫn của những tác phẩm của mình, nó không chỉ giúp bài thơ trở nên sâu lắng, trữ tình hơn mà còn giúp thể hiện được những tâm tư, tình cảm của tác giả. Không những thế, những hình tượng của văn học là  “ máu thịt và linh hồn” đều được xây dừng bằng những ngôn từ đẹp đẽ. Một cơ thể muốn tồn tại và phát triển được thì phải có máu thịt và một linh hồn bên trong nó và văn học cũng vậy. Muốn một tác phẩm trường tồn , được mọi người công nhận và nhớ đến nét độc đáo thì bài thơ đó phải có có một hình tượng nghệ thuật riêng biệt, tất nhiên ngôn từ của nó cũng phải sáng tạo và tinh tế. Chính vì vậy có thể nói ngôn từ chính là nguồn sống của một tác phẩm văn học.

Ở bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng bằng những ngôn từ lãng mạn và bi tráng đã thể hiện được vẻ đẹp và nỗi nhớ vùng núi Tây Bắc:

Xem thêm:  Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã mở ra một khoảng không gian rừng núi chơi vơi và rộng lớn. Khung cảnh ấy vừa thực lại vừa mơ, vừa tồn tại ở hiện thực vừa tồn tại trong hoài niệm. Nó giống như một lời gọi đầy thân thương của tác giả, gọi cả vùng Tây Tiến, cả con sông Mã hùng vĩ, gọi về cả những kĩ niệm chiến đấu hào hùng, bi tráng trước đây. Những địa danh nổi tiếng như sông Mã, Tây Tiến, Sài Khao, Mường Lát là những nơi đã chứng kiến từng đoàn quân của ta xuất trận, ở đó có những khó khăn, khổ cực nhưng cũng có rất nhiều cảnh đẹp. Đoàn quân bước đi trong đêm, mà sương buốt lạnh nơi núi rừng như đè lặng lên bờ vai của các chiến sĩ, khiến họ mệt mỏi. Ấy vậy mà họ chẳng chùn bước, hình ảnh “hoa về trong đêm” như muốn động viên đoàn quân bước tiếp, giúp họ xua tan đi những mệt nhọc của cuộc hành trình. Sự khó khăn, gian khổ của cuộc hành quân không chỉ thể hiện qua thời tiết khắc nghiệt, sương đêm giá lạnh mà còn thể hiện ở con đường “ khúc khủyu” mà các anh bộ đội phải bước đi hàng ngày:

Máu thịt và linh hồn của văn học la hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ

Bình luận về ý kiến: Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ trong bài thơ Tây tiến

"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".

Đoạn thơ đã cho ta thấy nghệ thuật dùng từ của Quang Dũng quả thực rất độc đáo và sáng tạo. Hai từ láy “khúc khuỷu” và “ thăm thẳm” được dùng có giá trị tạo hình sâu sắc, cho thấy sự nguy hiểm, gian nan của cuộc hành trình. Núi cao, dốc thẳm, trập trùng nối tiếp như muốn cản bước chân của những người chiến sĩ yêu nước. Ấy vậy, họ lại vượt qua tất cả để bước tiếp một cách lạc quan và vô tư. Hình ảnh “ súng ngửi trời” là một phép nhân hóa độc sắc, ý chỉ những khẩu súng ấy lúc nào cũng hướng lên bầu trời, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Cặp đối từ “ lên” – “xuống” cùng một loạt các trạng từ như “ cao”, “xuống”, “xa” cho thấy quãng đường dài đằng đẵng toàn những khó khăn vất vả đang chờ đợi họ. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên không chỉ dừng lại ở cung đường, ngọn núi, thời tiết mà nó còn có cả những loài thú dữ luôn sẵn sàng làm hại con người:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ hầu trời

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

Thác “gầm thét” dường như vẫn chưa đủ, đêm đêm đoàn quân vẫn phải đối mặt với thú dữ, với hổ cọp, đúng là khó khăn chồng chất khó khăn. Phải đối mặt với rừng thiêng, nước độc, tính mạng lúc nào cũng gặp nguy hiểm nhưng những người bộ đội vẫn vui vẻ, ân nghĩa, trọn tình:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục bên súng mũ bỏ quên đời”

Giọng thơ đến đây như trùng xuống, trầm lắng, khiến người đọc cảm thấy man mác buồn, xót thương cho những khó khăn mà các anh chiến sĩ đang phải chịu đựng. Sự mệt mỏi, vất vả gian nan khiến cho những bước chân ấy nặng trĩu, chẳng bước nổi. Họ đã dành cả tuổi thanh xuân, quãng thời gian đẹp nhất của một đời người để chiến đấu, giành lại độc lập cho dân tộc. Họ gục ngã vì mệt, vì đói, vì rét, họ muốn quên đi những vất vả thường ngày, nhưng lí trí không cho họ làm như vậy, vẫn còn quá nhiều việc cần làm ở phía trước. Để rồi những chiến sĩ ấy đứng dậy, bước đi mạnh mẽ hơn:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”

          Đến đây, những khó khăn, vất vả của cuộc hành trình như tan biến, thay vào đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, con người. Quang Dũng không chỉ nhớ núi rừng, nhớ thiên nhiên hùng vĩ, mà ở đó còn có người khiến ông phải ngày đêm mong nhớ. Những kỉ niệm đẹp về khoảng thời gian khi còn hành quân như “ hội đuốc hoa”, em gái xiên hay “ hoa đong đưa” càng làm cho lòng tác giả thêm vấn vương. Những người lính tuy phải đối mặt với cuộc sống khổ cực, tính mạng bị đe dọa bất cứ lúc nào nhưng họ vẫn luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời.

Xem thêm:  Phân tích cái tôi trữ tình trongbài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Đoạn thơ cuối là đoạn thơ thể hiện khí thế anh hùng, quả cảm nhất của cả bài:

“Rải rác bên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào tay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Đoạn thơ thể hiện nỗi đau thương, sự hi sinh của những người lính nhưng bằng cách sử dụng từ ngữ khéo léo, những cảnh tan thương mất mát lại trở nên hùng vĩ và đẹp đẽ. Hình ảnh “ đời xanh”, “ áo bào tay” là những từ hình ảnh đẹp. Những người lính đã hy sinh cả tuổi đời để phục vụ tổ quốc , phục vụ quê hương. Trên con đường ấy, có nhiều người đã ngã xuống, đã về với đất mẹ nhưng những công lao, lí tưởng cao đẹp của họ thì vẫn còn đó, trường tồn hùng vĩ như con sông Mã.

“Tây Tiến” là một bài thơ hay không chỉ về nội dung mà cả về nghệ thuật. Quang Dũng bằng cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh độc đáo đã gợi tả được vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc cũng như tinh thần anh dung, quả cảm, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tổ quốc.

Tây Tiến – Quang Dũng – Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ”. Hãy bình luận ý kiến trên. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm.. Bài thơ Tây Tiến ra đời sau khi Quang Dũng rời đơn vị không bao lâu, tại hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh.

1. Bình

+ Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, văn học nhận thức, phản ánh đời sống và thế hiện tư tường, tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật. Hình tượng là “máu thịt và linh hồn” của tác phẩm văn học. Nó là một cách tư duy, là hình thức mang tính nội dung của văn học nghệ thuật.

+ Hình tượng văn học không giống với hình tượng âm nhạc, hội họa hay điêu khắc. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một chất liệu riêng để xây dựng hình tượng. Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, giai điệu; của hội họa là đường nét, màu sác; của điêu khắc là mảng khối… còn của văn học chính là ngôn từ. Vì vậy người ta thường nói “Văn học là nghệ thuật ngôn từ”.

+ Sức sống của tác phẩm văn học suy cho cùng là bắt nguồn từ chính sứcsống của ngôn từ. Một thứ ngôn từ đậm chất nghệ thuật,đậm cá tính sáng tạo và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng. Qua vẻ đẹp của ngôn từ trongtác phẩm văn học, con người nhận ra được giá trị đích thực của đời sống. Từđó mà thêm gắn bó và yêu mến hơn cuộc sống này.

2. Luận

+ Một trong những mục đích quan trọng bậc nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh, nhận thức, khám phá hiện thực theo quy luật của cái đẹp, nhằm thoả mãn cho con người những tình cảm thẩm mĩ vô cùng phong phú và đa dạng. Mà muốn vậy thì chỉ có ngôn từ với tính chất “Phi vật thể” mới có khả năng “nói hết những điều muốn nói” của hình tượng nghệ thuật.

+ Ngôn từ văn học được đúc kết từ bốn đặc điểm cơ bản: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng. Trong đó, tình hình tượng là một đặc trưng cơ bản nhất. Tính hình tượng của ngôn từ văn học đã đem lại cho văn học khả năng diễn tả thế giới tự nhiên, xã hội và thế giới tâm hồn con người một cách sống động, gợi cảm, ý nhị và hấp dẫn, làm cho đời sống con người hiện ra y như thật từ những chi tiết nhỏ nhất một cách cụ thể, xác thực cho đến những ý nghĩa phong phú mà người đọc phải liên hệ, tưởng tượng mới hiểu hết những ẩn ý sâu xa trong đó.

+ Tính hình tượng của ngôn từ văn học được thể hiện trong nội dung của lời nói nghệ thuật thông qua các loại từ “tượng hình”, “tượng thanh”, “từ miêu tả cảm giác, trạng thái”, qua những hình thức chuyển nghĩa từ các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vì vậy, trong một tác phẩm văn học, chỉ một từ dùng đắt, một câu văn hay, một đoạn văn hấp dẫn… khiến chúng ta nhiều khi quên cả câu chữ mà chỉ thấy một thế giới hình tượng đang bộc lộ, tự nói lên bằng ngôn từ.

+ Thế giới cuộc sống vô cùng đa dạng và phong phú. Bởi vậy, hình tượng nghệ thuật cũng được dệt nên bởi một thế giới ngôn từ nhiều màu, nhiều vẻ. Có ngôn từ đẹp một cách mĩ lệ, có ngôn từ mộc mạc, đáng yêu, có ngôn từ mạnh mẽ, có ngôn từ tha thiết, lắng sâu… Tất cả làm nên những hình tượng thẩm mĩ độc đáo, đem lại cho văn học một thế giới đa thanh, đa điệu.

+ Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học là sự kết tinh của hai yếu tố cảm xúc và tư tưởng. Nó chứa đựng trong đó thái độ sống quan niệm sống, triết lí nhân sinh và bao nhiêu vấn đề khác cần được giãi bày, được bộc lộ của giới nghệ sĩ. Vì thế, ngôn từ văn học mang đậm tính chủ quan của người viết và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng.

3. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Quảng cáo

a.      Vài nét về tác giả và tác phẩm

+ Quang Dũng là một trí thức Hà Nội yêu nước và rất đỗi tài hoa, từng là đạiđội trưởng của binh đoàn Tây Tiến, cuối năm 1948 nhà thơ chuyến sang đơn vị khác.

+Bài thơ ra đời sau khi Quang Dũng rời đơn vị không bao lâu, tại hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh.

b.       Vê nội dung

+ Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng, cảm xúc bao trùm là một nỗi nhớ “chơi vơi” nồng nàn, tha thiết, làm sống lại những kỉ niệm một cách tự nhiên,chân thật gắn liền với cuộc đời chiến đấu của binh đoàn Tây Tiến trên một vùng núi non hiểm trở của Tây Bắc.

+ Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, vẻ đẹp người lính Tây Tiến hào hùng và lãng mạn càng trở nên độc đáo, khác thường dưới ngòi bút tài hoa, giàu chất lãng mạn của Quang Dũng.

c.        Về nghệ thuật

+ Phân tích được những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ: giàu tính gợi hình và biểu cảm; nghệ thuật phối thanh độc đáo; thủ pháp đối lập; cách xây dựng hình ảnh thơ vừa gân guốc, khỏe khoắn vừa trữ tình lãng mạn.

+ Chỉ ra được những sáng tạo riêng độc đáo của nhà thơ: ngôn ngữ thơ vừa rất thật, vừa mang màu sắc cổ điển, đậm chất bi tráng.

ÈMáu thịt và linh hồn của vãn học là hình tượng nghệ thuật được xãy dựng bằng ngôn từ”. Anh (chị) hãy bình luận ỷ kiến trên. Từ đó, phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng dế làm rõ những đặc sắc vể nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm này.