Mẹo chữa mọc răng không bị sốt

Cách để trẻ mọc răng không bị sốt là thông tin mà nhiều mẹ quan tâm? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đâu là cách thức dễ thực hiện, hiệu quả nhất cho các mẹ nhé!

Khi nào trẻ mọc răng?

Thông thường trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi, không có thời gian chính xác cho việc bé mọc răng. 

Một số bé có thể mọc răng sớm ở thời điểm 3 – 4 tháng tuổi các bé khác có thể mọc chậm hơn ngoài 6 tháng. Răng thường mọc theo từng cặp và chiếc mọc đầu tiên là răng cửa hàm dưới và sẽ mọc sớm hơn răng hàm trên tương ứng. 

Mọc răng trong thời gian nào là hoàn toàn bình thường dù nhanh hay chậm. Từ lúc mọc chiếc răng đầu cho đến khi 1 tuổi hàm răng của bé sẽ dần hoàn thiện. Răng sữa của bé sẽ gồm 20 cái, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.

Cách để trẻ mọc răng không bị sốt

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Các mẹ cần để ý dấu hiệu mọc răng của bé để có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ giúp bé không bị sốt để con đỡ mệt. [Trẻ mọc răng thường bị sốt]

Cơ thể bé sẽ có những rối loạn khi bắt đầu mọc răng biểu hiện như: quấy khóc, mệt mỏi, ít ngủ, bỏ bú, bứt rứt hay làm nũng.

Thời gian này trẻ thường thích gặm thứ gì đó trong miệng và nhai. Ngoài ra, trẻ còn hay bị chảy nước miếng.

  • Trẻ sắp mọc răng hay bị chảy nước miếng, thường gặm thứ gì đó trong miệng và nhai.
  • Mọc răng còn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, sốt cao, đi tiêu phân lỏng.
  • Nướu có thể bị sưng để chuẩn bị cho răng nhú lên, viêm đỏ hoặc có thể bị loét. Triệu chứng nào xảy ra trước ngày mọc răng từ 3 – 5 ngày. Nướu răng nứt ra gây đau đớn cho bé, làm bé ăn uống kém, khóc nhiều và sụt cân.

Cách để trẻ mọc răng không bị sốt?

Làm sao khi trẻ sốt mọc răng? Nếu như bạn vẫn chữa biết cách giúp con luôn khỏe kể cả khi mọc răng thì có thể tham khảo phương pháp dưới đây nhé.

Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ

Đây là cách thức theo phương pháp dân gian giúp bé mọc răng không bị sốt. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của một số mẹ bỉm sữa trên mạng. Cách làm dùng nước lá hẹ bôi vào lợi cho bé [rơ lá hẹ] vào thời điểm bé 100 ngày tuổi để khi mọc răng không bị ốm. Được biết đây là phương pháp dẫn gian chưa được kiểm chứng tuy nhiên có nhiều mẹ thử và có hiệu quả các bạn có thể tham khảo.

Cách tính 100 ngày cho bé

Theo quan niệm của phương pháp này, thời điểm bó tròn 100 ngày tuổi tương ứng với thời gian 3 tháng 10 ngày.

Sử dụng 9 lá cho bé gái và 7 lá cho bé trai rửa sạch, ngâm trong nước ấm. Sau đó làm dập lá hẹ rồi bôi trực tiếp vào lợi cho bé hoặc có thể vắt nước cốt thấm vào bông bôi cho bé.

Theo đông y, lá hẹ có tính ấm, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và có thể dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, đau nhức răng. Do vậy, khi trẻ tới tháng tuổi mọc răng, bị sốt bố mẹ có thể dùng lá hẹ đắp lên vùng lợi trên và vùng lợi dưới của trẻ.

Mẹo mọc răng không sốt bằng giá đỗ

Tương tự như lá hẹ, nếu không tìm được bạn có thế sử dụng giá đỗ để thay thế và cũng sử dụng với cách thức như vậy.

Trên đây là bài viết “Cách để trẻ mọc răng không bị sốt”. Hi vọng, đây sẽ là những mẹo giúp bé mọc răng không đau có thể áp dụng cho các bé nhà bạn.

Ngoài ra, đối với các bé từ 4 – 5 tuổi đã biết súc miệng các bạn có thể sử dụng thảo dược súc miệng Yên Tử hoàn toàn tự nhiên giúp bé giảm đau khi mọc răng mà không hề có tác dụng phụ như các loại thuốc kháng sinh.

>>Xem thêm: Làm thế nào để hết nhiệt miệng nhanh nhất

Thông tin các bệnh răng miệng

[QNO] - Trẻ bị sốt khi mọc răng là hiện tượng rất bình thường, tuy nhiên điều này lại khiến cho bố mẹ rất lo lắng. Hãy áp dụng những mẹo dân gian sau để trẻ hết sốt khi mọc răng.

Trẻ thường rất hay bị sốt khi mọc răng [Ảnh minh họa]

Các biểu hiện mọc răng của bé

Thông thường, bé từ tháng thứ 4 trở đi sẽ bắt đầu nhú lên chiếc răng sữa đầu tiên. Khi mẹ nhận thấy một vài những dấu hiệu thay đổi khác thường của bé sau đây chứng tỏ bé sắp mọc răng:

Khi bắt đầu mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có những rối loạn, biểu hiện cụ thể như mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, ít ngủ, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ.

Trẻ sắp mọc răng hay bị chảy nước miếng, thường gặm thứ gì đó trong miệng và nhai.

Có biểu hiện sốt nhẹ, nướu có thể bị sưng, viêm đỏ, có khi còn bị loét.

Thông thường, bé mọc răng sẽ theo quy luật. Đầu tiên, trẻ sẽ mọc hai răng cửa dưới đầu tiên sau đó mới mọc tiếp 2 răng bên trên. Sau đó, bé sẽ mọc tiếp các răng nanh và răng hàm trên. Trong vòng khoảng 1 tuổi đầu bé sẽ mọc 8 răng đầu tiên và phải tới khi 2- 2,5 tuổi bé sẽ mọc đủ 20 răng sữa.

Mẹo dân gian giúp trẻ mọc răng không bị sốt

Nước ép lá hẹ giúp trẻ giảm những cơn sốt khi mọc răng [Ảnh minh họa]

Sử dụng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, chữa được rất nhiều bệnh như: ho, viêm amidan, tiêu hóa kém, đi tiểu nhiều, đổ mồ hôi trộm,… và đặc biệt là điều trị, phòng ngừa trẻ bị sốt mọc răng một cách hiệu quả.

Khi trẻ mọc răng, phần lợi của trẻ sẽ hở ra để cho răng mọc vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập gây viêm sưng và sốt. Lá hẹ với tác dụng kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn ở vùng lợi bị sưng, giúp trẻ giảm sưng đau, hạ sốt và không chảy nước miếng khi mọc răng.

Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ hãy dùng lá hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt bôi vào nướu của bé. Mẹ thực hiện cách này khi thấy con có các dấu hiệu chảy nước miếng nhiều hơn bình thường, hay mút tay, nghiến răng. Mẹo này sẽ giúp cho bé không còn sốt khi mọc răng nữa.

Gặm chân gà luộc

Thực tế đối với người lớn mọc răng khôn đã thử nghiệm biện pháp gặm chân gà luộc rất hiệu nghiệm. Theo đó, mẹ hãy mua chân gà loại vừa, không quá to rồi luộc khoảng 20 phút cho chín hoàn toàn. Sau đó cho bé gặm khoảng 15 phút, có thể gặm 1-2 lần trong tuần.

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi thực hiện phương pháp này là mẹ phải đảm bảo chân gà không có xương tróc ra và mẹ là người cầm chân gà trong suốt thời gian bé gặm.

Dùng nước đậu xanh

Đậu xanh được biết đến là một loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Với tính mát, thanh nhiệt, giải độc và giảm đau tốt, đậu xanh là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nóng sốt khi mọc răng.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, mẹ hãy lấy một ít đậu xanh cán vỡ đôi, sau đó cho đậu vào một nồi nhỏ đun sôi với 1 ít nước. Mẹ chú ý chỉ cần đun khoảng 15 phút, không cần để đậu quá nhừ.

Để nước đậu nguội một lúc, sau đó mẹ dùng nước đậu này rơ nướu cho con, cách làm cũng thực hiện tương tự như cách làm với lá hẹ. Cách làm này sẽ nhanh chóng giảm những cơn đau và sốt cho trẻ hiệu quả.

Sử dụng mãng cầu na

Đây là một phương pháp được dùng từ xưa của ông bà ta. Mãng cầu na rất giàu vitamin C, B có tác dụng hạ nhiệt, giảm thiểu sưng tấy, do đó sử dụng loại quả này để giúp bé không bị sốt khi mọc răng rất hiệu quả.

Khi chọn cho bé, mẹ nên chọn loại quả na to, gai nở, chín cây. Bóc lấy cơm và bỏ hạt. Vì bé chưa ăn được nên mẹ chỉ cần cho bé ngặm và nếm vị ngọt là được. loại quả này sẽ giúp bé không bị sốt khi mọc răng.

Trẻ nhỏ có khả năng chịu đau rất kém, nhất là khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng. Khi bé mọc răng sẽ cảm thấy rất khó chịu, đau đớn, quấy khóc có khi kèm theo sốt cao. Mẹ cần chăm sóc bé thật tốt và hãy là người đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” này.

Vì sao trẻ mọc răng hay quấy khóc?

Khi bắt đầu mọc răng, trẻ quấy khóc liên tục do các nguyên nhân sau đây:

Đau ngứa nướu

Trẻ quấy khóc khi mọc răng do tình trạng đau ngứa nướu diễn ra liên tục. Cụ thể là khi trẻ bắt đầu giai đoạn mọc răng, răng mầm sẽ từ phía dưới lợi nhú từ từ lên. Quá trình này sẽ khiến trẻ cảm thấy nướu ngứa và đau nhức. Trẻ chưa quen với cảm giác trên nên sẽ quấy khóc nhiều. 

Khó khăn trong ăn uống gây khó chịu

Răng mọc gây rách lợi làm bé gặp khó khăn khi ăn uống. Trẻ có thể sợ ăn vì cảm giác đau xuất hiện khi ăn. Bé có thể ăn không được no và bị đói. Điều đó khiến bé quấy khóc không ngừng.

Bị sốt

Trẻ mọc răng thường kèm theo tình trạng sốt nhẹ. Vì thế, bé thường khó ngủ, cảm thấy mệt mỏi trong người và hay quấy khóc hơn.

Không ngủ ngon giấc

Trẻ quấy khóc khi mọc răng cũng khiến những giấc ngủ không bao giờ được ngon và sâu. Có thể thấy đây là một giai đoạn rất khó khăn của cả các bậc cha mẹ cũng như các bé nhỏ.

Với trẻ nhỏ các giấc ngủ luôn bị làm phiền bởi những cơn đau kéo dài, liên tục khiến bé thường là khó chịu trong người và khóc không dứt. Còn với cha mẹ thì không ngừng lo lắng cho những cơn đau kéo dài của con.

Bị tiêu chảy

Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài… làm bé mệt mỏi và quấy khóc nhiều.

Mẹo giúp bé mọc răng không đau

Xoa dịu nướu

Trẻ mọc răng thường có cảm giác đau và nhức ở nướu. Vì vậy, mẹ nên tìm cách xoa dịu nướu để giảm cảm giác đau.

Các mẹ nên sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu.

Mẹ cũng có thể dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.

Nếu bé nhiều tháng, mẹ có thể cho ăn rau củ quả như cà rốt, dưa chuột… để đỡ ngứa lợi. Các loại củ quả này cũng có tính mát và không có mùi vị làm trẻ thấy khó chịu.

Làm sạch răng miệng

Mẹ không nên để mặc cho trẻ tự mọc răng mà không vệ sinh răng miệng. Thường xuyên làm sạch răng miệng sẽ giúp trẻ hạn chế được vi khuẩn và mùi hôi trong miệng, tránh bị nhiệt miệng, viêm nướu…

Mẹ có thể đánh răng cho trẻ với kem và bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Không nên dùng bàn chải hoặc kem đánh răng của người lớn vì sẽ khiến trẻ bị kích ứng.

Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nên dùng bông hoặc gạc mềm thấm nước muối sinh lý và lau toàn bộ răng và lợi cho bé.

Khử trùng đồ chơi của trẻ

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng, mẹ cần phải khử trùng toàn bộ đồ chơi cho trẻ và cho vào tủ lạnh. Khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa lợi và muốn gặm thứ gì đó cho bớt ngứa.

Nếu mẹ để đồ chơi chưa được vệ sinh gần trẻ, trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn khi gặm chúng. Mẹ nên khử trùng đồ chơi của bé bằng dung dịch khử trùng an toàn cho trẻ nhỏ hoặc dùng nước đun sôi.

Cho bé ăn những món mềm, mát lạnh

Trẻ mọc răng thường bị đau nhức nướu. Nếu như mẹ cho bé ăn những món cứng, bé sẽ bị đau nhiều hơn và quấy khóc. Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn những món ăn mềm, mát lạnh như súp, sữa, cháo, sinh tố hoa quả…

Các mẹ có thể chế biến món ăn bình thường sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé sử dụng. Các món ăn lạnh có tác dụng làm dịu nướu, giảm cơn đau răng.

Không để con ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Các mẹ cần lưu ý tránh để trẻ ăn phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Các đồ ăn như vậy đều gây tổn thương cho răng và lợi khiến bé bị đau nhiều hơn. Hệ quả là bé sẽ không ngừng quấy khóc. Các mẹ nên để đồ ăn của bé ở nhiệt độ thường hoặc tốt nhất là có độ lạnh vừa phải.

Quy định giờ ngủ cho con

Khi trẻ mọc răng, mẹ không nên để trẻ ngủ theo ý thích nữa. Thay vào đó, các mẹ nên quy định giờ ngủ cho con bằng cách tập cho bé ngủ vào những giờ cố định trong ngày. Giấc ngủ sẽ giúp bé quên đi cảm giác đau răng và phòng tránh tình trạng trẻ quấy khóc đêm.

Tắm bằng nước ấm

Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu như mẹ cho bé tắm bằng nước ấm. Nước ấm có tác dụng thư giãn rất tốt và giúp lưu thông máu làm trẻ thấy dễ chịu. Bé sẽ thấy cảm giác đau nhức bớt đi nhiều. Các mẹ cũng nên kết hợp massage cho trẻ khi tắm cho bé.

Uống nhiều nước

Trẻ mọc răng hay bị đi ngoài, tiêu chảy. Tình trạng đó khiến cơ thể trẻ bị mất nước. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ trong giai đoạn mọc răng. Các mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc kèm sữa hoặc nước trái cây để trẻ bù được lượng nước đã mất.

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Khi trẻ mọc răng, mẹ cần cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm vặt.

Các chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cần bổ sung cho trẻ giai đoạn này là: Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Vitamin C, DHA…

  • Canxi nano: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên răng. Thiếu Canxi ở trẻ, cơ thể sẽ không có đủ nguyên liệu cấu tạo nên răng. Vì thế, bé chậm mọc răng hoặc răng yếu, kém chắc khỏe. Mẹ nên chọn Canxi nano vì Canxi nano có khả năng hấp thu gấp 200 lần so với Canxi thông thường nhờ kích thước siêu nhỏ. Nhờ vậy, cơ thể sẽ được cung cấp Canxi nhanh chóng và đầy đủ hơn.
  • Vitamin D3: Vitamin D3 có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ Canxi tốt hơn và duy trì nồng độ Canxi trong cơ thể.
  • MK7: MK7 có tác dụng vận chuyển Canxi từ máu gắn vào xương và răng giúp xương, răng chắc khỏe và phát triển theo đúng độ tuổi.

Dùng gel giảm đau cho bé mọc răng

Nếu như bé liên tục quấy khóc vì bị đau răng và mẹ không có cách nào để giúp bé giảm đau hiệu quả thì có thể dùng gel giảm đau.

Các mẹ nên lựa chọn loại gel giảm đau an toàn dùng cho trẻ nhỏ và chỉ nên dùng hạn chế. Sử dụng quá nhiều gel giảm đau có thể khiến bé bị tê miệng và không chịu ăn. Mỗi ngày, các mẹ không nên dùng quá 6 lần gel giảm đau và nên bôi sau khi bé đã ăn.

Phân tán sự chú ý của con

Mẹ có thể khiến bé ngừng quấy khóc bằng cách phân tán sự chú ý của bé. Khi bé khóc vì bị đau, mẹ nên cho bé chơi đồ chơi hoặc xem phim hoạt hình, đưa bé đi dạo… Bằng những cách đó, mẹ sẽ giúp bé chú ý sang những thứ khác và tạm quên đi cảm giác đau của mình.

Trên đây là những bí quyết vô cùng hữu ích cha mẹ đừng nên bỏ qua để có thể ngăn chặn kịp thời các cơ đau liên tục của trẻ nhỏ nhé. Đồng thời sau khi kết thúc quá trình mọc răng cha mẹ cũng cần giúp trẻ có phương pháp để bảo vệ răng một cách chắc khỏe và tốt nhất nhé.

Mẹo dân gian giảm đau cho bé mọc răng hàm

Sử dụng lá hẹ

Lá hẹ có tác dụng kháng viêm và sưng rất tốt. Sử dụng lá hẹ sẽ giúp các bé giảm bớt cảm giác đau nhức răng, hạ sốt, chống viêm.

Cách dùng lá hẹ như sau:

  • Bước 1: Chọn những lá hẹ tươi xanh không bị dập nát đem rửa sạch để ráo nước. Các mẹ cần chọn số lượng theo cách dân gian như sau: Bé trai lấy 7 lá, bé gái lấy 9 lá.
  • Bước 2: Xay nhuyễn lá hẹ và vắt lấy nước cốt đựng trong 1 chiếc chén sạch.
  • Bước 3: Dùng miếng bông sạch thấm nước cốt lá hẹ và massage toàn bộ răng và lợi cho bé.

Các mẹ lưu ý: Lá hẹ có vị cay nên có thể làm bé khóc khi thực hiện. Tuy nhiên, lá hẹ hoàn toàn an toàn và không gây hại gì cho trẻ.

Dùng đậu xanh

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Dùng đậu xanh cho các bé mọc răng giúp giảm sốt cho bé, kháng khuẩn, tăng khả năng giải độc. Đặc biệt, đậu xanh an toàn cho trẻ nhỏ và không gây ra tác dụng phụ nào.

Các bước làm như sau:

  • Dùng khoảng 50g đậu xanh rửa sạch đem xay cho vỡ đôi sau đó đun cùng 1l nước trong 15-20 phút.
  • Khi nước nguội, lấy bông sạch thấm nước đậu xanh và massage toàn bộ răng và nướu cho trẻ. Nước đậu xanh sẽ làm mát và khiến bé thoải mái hơn.

Dùng quả na

Quả na chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé và cũng là một vị thuốc dân gian giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng. Quả na có tác dụng trị mụn nhọt, sưng tấy, viêm nhiễm, giảm sốt cho các bé mọc răng sữa.

Cách dùng như sau:

  • Chọn 1 quả na chín mềm bỏ hạt lấy phần thịt băm nhuyễn.
  • Dùng thìa bón cho bé ăn liên tục trong thời gian bé mọc răng.
  • Nếu bé chưa ăn được, mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống.

Quả na có vị ngọt và mềm nên sẽ giúp bé làm dịu nướu, giảm đau.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7, DHA, Kẽm… và áp dụng những mẹo trên không chỉ giúp xương răng của bé chắc khỏe mà còn hạn chế chậm mọc răng, giúp răng phát triển đúng thời điểm.

Khi mẹ hiểu rõ quá trình mọc răng của bé thì câu hỏi trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Chúc các mẹ thành công!

—————————————————————

🖥 Website: benhvienhanoi.vn

📄 Fanpage: //www.facebook.com/BenhvienHN/

📞 Hotline:024.62.555.333 – 0982 7575 08

📧 Email:

🏬 Địa chỉ: 29 Hàn Thuyên – Phạm Đình Hồ – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề