Mẹo chữa quáng gà

Quáng gà là cách gọi dân gian của bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc. Người bị quáng gà thường va vấp khi đi lại trong điều kiện ánh sáng yếu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Dấu hiệu của “quáng gà”

Từ “quáng gà” xuất phát từ việc người bệnh nhìn kém khi trời tối. Hiện tượng này giống như con gà khi chạng vạng về chiều đã lo về chuồng vì sợ không nhìn rõ đường.

Mắt người bị quáng gà không thích nghi được với bóng tối như người bình thường. Đó là lí do tình trạng này cũng thường được gọi là “mù đêm”. Người bệnh cũng dễ bị va vấp khi bước từ ngoài trời nắng vào trong nhà tối. Hoặc nhìn kém khi lái xe vì ánh sáng chiếu không liên tục từ đèn pha và đèn đường.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đỏ mắt do đâu? Có thực sự nguy hiểm?

Bên trái là hình ảnh mắt người bình thường nhìn thấy. Bên phải là mắt người “mù đêm”nhìn thấy.

Ngoài ra, người bị quáng gà có thể bị thu hẹp dần vùng nhìn thấy khi bệnh tiến triển nặng dần. Trong vùng còn nhìn thấy được có thể xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy được.

Nguyên nhân “quáng gà”

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc nhìn kém trong bóng tối, bao gồm:

  • Thiếu vitamin A: do ăn thiếu dinh dưỡng, hoặc do cơ thể kém hấp thu vitamin A do tiêu chảy lâu ngày, nhiễm khuẩn, bệnh về gan…
  • Đục thủy tinh thể
  • Tăng nhãn áp
  • Các bệnh lý về mắt khác.

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà mà có phương pháp điều trị cụ thể. Nếu quáng gà do thiếu vitamin A sẽ được bổ sung bằng vitamin A liều cao. Nếu do các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể thì có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật mắt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Quầng thâm ở mắt: Làm sao để cải thiện?

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: gan động vật, dầu cá, phô mai hoặc các loại rau củ có màu đỏ vàng như gấc, cà rốt…

Người mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển nặng có thể tham dự vào các lớp học thích nghi và tập di chuyển.

Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, khi có biểu hiện quáng gà, chúng ta cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được điều trị đúng và kịp thời.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn có đang bị mỏi mắt?

Bệnh quáng gà là cách gọi dân gian của bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc, được biểu hiện bằng triệu chứng nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu vào ban đêm hay trong môi trường thiếu ánh sáng, giống như con gà khi chạng vạng về chiều đã lo về chuồng vì sợ không nhìn rõ đường.

Nguyên nhân bệnh quáng gà chủ yếu là do do thiếu vitamin A

Sau đây là các cách chữa bệnh quáng gà hiệu quả nhất hiện nay.

Cách chữa bệnh quáng gà bằng thuốc

Có nhiều phương pháp giúp bổ sung vitamin A, đầu tiên nên dùng thuốc vitamin A liều cao nhằm điều trị bệnh quáng gà nhanh triệu chứng, với liều lượng 4 - 6 viên đối với người lớn và 1 - 2 viên đối với trẻ em [viên 5000 UI], có thể tốt hơn nếu dùng kèm với vitamin e 400UI/ ngày.

Một số loại thuốc nhỏ Mắt có chứa vitamin A nên dùng trong trường hợp này như V. Rohto, Osla... nhưng không nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt vì tác dụng phụ lâu dài có thể gây nên một số bệnh lý khác về thị giác làm giảm thị lực mắt trầm trọng.

Bổ sung vitamin A là cách chữa bệnh quáng gà hiệu quả nhất

Tốt hơn, người có mắt bị quáng gà nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kiến thức cho việc bổ sung vitamin A bằng thuốc.

Các bài thuốc trị bệnh quáng gà

Ngoài điều trị bằng thuốc thì việc kết hợp với một chế độ ăn cung cấp đầy đủ vitamin A sẽ là phương pháp tốt trong điều trị bệnh quáng gà. Một vài món ăn dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

- Kim châm nấu với đậu tương khoảng 30g, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn khoảng 15 ngày.

- Cá tươi nấu canh, ăn hằng ngày vào bữa cơm: trong cá có nhiều vitamin A rất thích hợp cho người bị bệnh quáng gà.

- Táo đỏ ăn 6 – 8 quả/ 1 ngày, ăn trong vòng 5 ngày, có thể hầm táo đỏ thành canh rồi ăn.

Cách chữa bệnh quáng gà bằng các bài thuốc dân gian

- gan lợn thái nhỏ nấu với rau hẹ, ăn cả gan lẫn uống nước: có tác dụng bổ gan, thanh nhiệt Sáng mắt giúp chữa bệnh quáng gà rất tốt.

- Gan dê nấu cà rốt: gan dê 50g cà rốt 100g, thái nhỏ rồi cho vào nồi đất hầm trong vòng 30 phút, chia 2 – 3 lần trong ngày.

- Canh gan lợn nấu hoa bí đỏ: gan lợn 100g, hoa bí 50g, gan lợn thái nhỏ, nấu chín thì cho hoa bí vào, vừa sôi nêm gia vị là được. Chia ăn 2 lần/ ngày, ăn liên tục trong 7 ngày, rất tốt cho việc điều trị quáng gà ở trẻ em.

Nếu bạn có thể kết hợp tốt giữa phòng bệnh và trị bệnh thì bệnh quáng gà không còn là điều đáng lo ngại. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Có nhiều phương pháp giúp bổ sung vitamine A, đầu tiên nên dùng thuốc vitamine A liều cao nhằm điệu trị nhanh triệu chứng, với liều lượng 4-6 viên đối với người lớn và 1-2 viên đối với tre em [viên 5000 UI], có thể tốt hơn nếu dùng kèm với vitamine E 400UI/ ngày.

Một số loại thuốc nhỏ mắt có chứa vitamine A nên dùng trong trường hợp này như V. Rohto, Osla…nhưng không nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt vì tác dụng phụ lâu dài có thể gây nên một số bệnh lý khác về thị giác. Tốt hơn, người bệnh nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kiến thức cho việc bổ sung vitamine A bằng thuốc.

Các bài thuốc trị bệnh quáng gà bằng rau củ quả

Ngoài điều trị bằng thuốc thì việc kết hợp với một chế độ ăn cung cấp đầy đủ vitamine A sẽ là phương pháp tốt trong điều trị bệnh quáng gà . Một vài món ăn dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

-      Kim châm nấu với đậu tương khoảng 30g, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn khoảng 15 ngày

-      Cá tươi nấu canh, ăn hằng ngày vào bữa cơm: trong cá có nhiều vitamine A rất thích hợp cho người bị bệnh quáng gà

-      Táo đỏ ăn 6 – 8 quả/ 1 ngày, ăn trong vòng 5 ngày, có thể hầm táo đỏ thành canh rồi ăn.

-      Gan lợn thái nhỏ nấu với rau hẹ, ăn cả gan lẫn uống nước: có tác dụng bổ gan, thanh nhiệt sáng mắt, giúp trị bệnh quáng gà rất tốt

-      Gan dê nấu cà rốt: gan dê 50g, cà rốt 100g, thái nhỏ rồi cho vào nồi đất hầm trong vòng 30 phút, chia 2 – 3 lần trong ngày.

-      Canh gan lợn nấu hoa bí đỏ: gan lợn 100g, hoa bí 50g, gan lợn thái nhỏ, nấu chín thì cho hoa bí vào, vừa sôi nêm gia vị là được. Chia ăn 2 lần/ ngày, ăn liên tục trong 7 ngày, rất tốt cho việc điều trị quáng gà ở trẻ em.

Ngoài chữa bệnh thì việc phòng bệnh cũng rất quan trọng, bạn nên chú ý vào bữa ăn hằng ngày trong gia đình: phải đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các thức ăn có nhiều vitamine A như: gan, trứng, cà rốt, cá tươi…

Vì bệnh có mang tính di truyền nên các bà mẹ mang thai cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn của mình, thường xuyên khám thai theo định kì để cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Nếu bạn có thể kết hợp tốt giữa phòng bệnh và trị bệnh thì bệnh quáng gà không còn là điều đáng lo ngại, chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Vì vậy, nếu mắc bệnh, ngoài việc cung cấp vitamin A còn có thể kết hợp ăn uống những thức ăn có chứa nhiều vitamin A. Bạn hãy lựa chọn những món ăn sau và kiên trì áp dụng nhé.

30gr rau kim châm nấu cùng đậu tương. Mỗi ngày sáng, tối ăn 1 lần, liên tục trong 15 ngày.

500ml sữa bò đun nóng uống mỗi ngày.

Táo đỏ mỗi ngày ăn 5-10 quả, ăn liên tục trong 3-5 ngày sẽ có hiệu quả, có thể hầm nhừ táo đỏ thành canh rồi ăn.

Quả vải khô mỗi ngày ăn 10 quả.

Khoai lang ngọt, luộc chín ăn lượng tuỳ thích.

1 quả cà chua, gọt bỏ vỏ, thái mỏng, 1 quả trứng gà, đánh đều, nấu thành canh trứng.
60-90gr lá khoai lang non, gan dê hoặc 120gr gan lợn, cùng nấu chín ăn liên tục trong 3-5 ngày.

Cá tươi nấu thành canh, ăn cá uống nước. Trong cá rất giàu vitamin A. Thích hợp dùng cho người bị bệnh quáng gà, có thể dự phòng bệnh khô mắt, quáng gà, bệnh viêm giác mạc.

Thường xuyên ăn trứng gà chín.

Thường xuyên ăn các loại quả như cam, quýt, chuối tiêu, quả dâu, nho...

100gr gan lợn, rửa sạch thái thành miếng, cho thêm lượng nước thích hợp, đun nhỏ lửa cho đến chín. Sau khi gan chín cho thêm 10gr chao [chao đậu phụ], 2 củ hành trắng, hai quả trứng gà. Ăn thường xuyên có tác dụng bổ gan sáng mắt, trị chứng quáng gà, thị lực suy giảm.

60-90gr rau chân vịt, 120gr gan lợn, cùng nấu chín thành canh. Có thể nâng cao thị lực, trị chứng quáng gà.

Gan lợn, rau hẹ lượng thích hợp. Gan rửa sạch thái thành miếng mỏng, hẹ rửa sạch thái thành từng khúc, nấu chín hai loại không cho muối, ăn gan uống nước, rất hiệu quả. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị chứng quáng gà, mắt bị kết mạc.

Gan lợn, củ cải, hành hoa, muối lượng thích hợp. Tất cả cho vào nấu đến khi gan chín, ăn liên tục vài lần. Có tác dụng bổ gan dưỡng huyết, thanh nhiệt sáng mắt. Trị chứng quáng gà và trẻ nhỏ bị cam.

Củ cải ăn liên tục, lượng không hạn chế.

50gr lá thông, gan lợn hoặc 50gr gan gà. Cũng nấu chín, ăn gan uống nước canh. Có tác dụng dưỡng gan, sáng mắt, trị chứng quáng gà, mắt bị kết mạc.

200gr gan lợn, 150gr lá cẩu khởi tử tươi. Rửa sạch gan thái thành miếng mỏng cùng nấu với lá cẩu khởi tử, ăn gan uống canh, ngày 2 lần. Có tác dụng dưỡng tinh bổ gan, trị quáng gà, thị lực suy giảm, có thể cải thiện công năng thị lực.

2 bộ gan thỏ tươi, thái thành miếng, cho vào nồi đun chín khoảng 50% sau đó cho một quả trứng gà và một chút muối vào, đun đến khi chín hẳn. Trị chứng quáng gà rất hiệu quả.

60gr gan dê cùng xào với hành, lấy 100gr gạo nấu thành cháo, đổ gan dê vào. Ăn liên tục trong vài ngày. Có tác dụng sáng mắt, tăng cường vitamin A, D và canxi, tốt cho thị lực. Dùng trị chứng quáng gà rất hiệu quả.

150gr thịt gà, 50gr củ cải, tất cả thái thành sợi nhỏ. Cho dầu vào nồi phi thơm hành, cho củ cải và thịt gà vào xào, thêm chút muối tinh, xì dầu, mỳ chính xào cho chín là được. Có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị chứng hoa mắt do gan hư, chứng quáng gà.

Đông y trị bệnh quáng gà


Quáng gà
đông y gọi là: Tước mục kê manh hoặc cao phong tước mục, can hư tước mục, hoàng hôn bất kiến, tiểu nhi tước mục… Tùy theo từng cách nhìn nhận về thời gian biểu hiện bất thường hay bệnh lý mà có tên khác nhau nhưng đều thống nhất các chứng trạng lâm sàng là: Mắt nhìn mà không phát hiện chính xác vật vào lúc hoàng hôn.

Nguyên nhân gây ra chứng quáng gà chủ yếu là do thận hư gây ra khô mà nhãn mục bị hôn vậng, hoặc do tửu sắc quá độ khiến cho thận tạng suy tổn nhân đó mà việc cảm thụ khí của tiên thiên bị ảnh hưởng, chân khí không cố được kim tinh, thận tinh đến đồng nhân ít làm cho thủy thần không cố được tinh mục mà gây ra nhãn hoa; Thận hư lâu ngày làm cho can âm bị ảnh hưởng, tinh khí của can thận đều suy kém; Can âm suy tổn, can huyết thiếu nghiêm trọng do đó không nuôi dưỡng được mục hệ một cách thường xuyên mà gây ra.

Đối với trẻ nhỏ nguyên nhân chủ yếu do can hư cảm thụ tà nhiệt làm tổn thương kinh lạc làm cho âm dương không giao hòa, ngũ luân, bát quách không thông [dạ chí] dẫn đến hôn vậng tước mục.

Khi trời gần tối [hoàng hôn] thiên nhiên âm dương giao hòa, dương cực sinh âm, dương cực làm phần âm trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo, can huyết càng thiếu hụt, khi dương tiêu âm bắt đầu trưởng, chuyển đổi trong khoảng thời gian ngắn, nhanh làm cho mục hệ vốn đã bị không còn được bình thường nên không điều tiết kịp thời gây ra mắt hoa, có quầng đen, nhìn không rõ vật.

Khi về đêm tối mịt là lúc mà phần âm của thiên nhiên đầy đủ do đó cơ thể cũng được bổ sung phần âm mà làm cho can âm có phần được cải thiện do đó nhìn rõ dần.

Sau đây là một số bài thuốc Đông y điều trị chứng quáng gà theo từng thể bệnh:

Câu kỷ tử.

Thể thận hư

- Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật, khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường, người gầy, ngũ tâm phiền nhiệt, thỉnh thoảng choáng váng, nhức đầu, đau ngang lưng, ù tai; mạch tế sác.

- Phương pháp điều trị: Bổ thận minh mục.

- Bài thuốc: Hoàn tinh bổ thận hoàn: Cam thảo 4g, nhân sâm 8g, bạch truật 8g, phục linh 8g, tật lê 8g, khương hoạt 8g, mộc tặc 8g, cúc hoa 8g, phòng phong 8g, xuyên khung 8g, sơn dược 8g, nhục thung dung 8g, mật mông hoa 8g, thanh tương tử 8g, ngưu tất 8g.

Cách chế: Nhục dung tửu tẩy, còn tất cả các vị khác tán mịn tinh; thêm mật hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20g.

Thể can thận âm hư

- Triệu chứng: Bệnh ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật, mắt nhìn thấy nhiều quầng đen vàng, loang loáng trước mắt, bước đi không chuẩn xác; khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường, người gầy, bốc nóng lên mặt từng cơn, choáng váng, ngực sườn đầy tức, đau đầu cắn nhức hai thái dương, đau ngang lưng; Mạch tế sác.

- Phương pháp điều trị: Tư bổ can thận minh mục.

- Bài thuốc: Bổ thận minh mục hoàn: Thanh diêm 4g, đương quy 8g, thục địa hoàng 8g, tri mẫu 8g, tật lê 8g, tri mẫu 8g, thạch xương bồ 8g, cúc hoa 8g, hoàng bá 8g, xuyên khung 8g, sơn dược 8g, viễn chí 8g, ba kích 8g, ngũ vị tử 8g, bạch thược dược 8g, tang phiêu tiêu 8g, sung úy tử 8g, thỏ ty tử 8g, nhục thung dung 8g, câu kỷ tử 8g, mật mông hoa 8g, thanh tương tử 8g, thạch quyết minh 8g.

Cách dùng: Viễn chí bỏ lõi chế, nhục dung tửu tẩy, ba kích bỏ lõi tẩm thanh diêm; tất cá các vị [trừ thục địa hoàng] tán mịn tinh; mật và thục địa luyện tinh trộn với bột hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20g.

Tiểu nhi tước mục [trẻ em cam tích tước mục]

- Triệu chứng: Trẻ em người gày bụng ỏng đít beo, mắt kèm nhèm, ăn kém, rối loạn tiêu hóa, ỉa lỏng. Trẻ em ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật đi lại không chuẩn xác hay vấp ngã, khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường.

- Phương pháp điều trị: Tư bổ can thoái nhiệt, minh mục.

- Bài thuốc: Ngũ đởm hoàn: Hùng đởm 1 cái, thanh dương đởm 1 cái, thanh ngư đởm 1 cái, ngưu hoàng đởm 2 cái, lý ngư đởm 2 cái, thạch quyết minh 2 lạng, dạ minh sa 1 lạng, xạ hương nửa lạng.

Thạch quyết minh, dạ minh sa, xạ hương các vị tán mịn tinh, ngũ trấp đởm hoàn viên.

Cách dùng: Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15 gam với nước chè xanh.

Trẻ nhỏ tùy tuổi mà cho liều thích hợp

Bữa ăn cho trẻ ăn kèm với gan dê.


Cách trị bệnh quáng gà bằng bấm huyệt

 Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, y học cũng đã có thêm những bệnh mới - bệnh của những người làm công tác tin học: Căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, suy giảm thị lực, đau vai, gáy... Trong đó suy giảm thị lực là bệnh hay gặp nhất.

Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu cùng bạn đọc một phương pháp phòng và tự chữa bệnh suy giảm thị lực rất đơn giản, bạn có thể tự nghiên cứu để áp dụng cho bản thân và gia đình.

Phương huyệt chủ yếu: Phượng nhãn, mục minh, quang minh.

Vị trí và tác dụng của huyệt:

Phượng nhãn: là kỳ huyệt [huyệt có tác dụng đặc biệt], vị trí ở đầu mút ngoài của lằn chỉ giữa ngón tay cái. Có tác dụng chữa bệnh suy giảm thị lực, quáng gà... Có lẽ do tác dụng đặc thù chữa các bệnh về mắt nên tiền nhân đặt tên huyệt là phượng nhãn, với hàm ý là sáng như mắt phượng!

Quang minh: là huyệt thuộc Túc thiếu dương Đởm kinh và là lạc huyệt nối với kinh Túc quyết âm Can. Vị trí nằm ở bờ ngoài cẳng chân, cách đỉnh mắt cá ngoài đo lên 5 thốn, sát bờ trước xương mác ở cẳng chân. Có tác dụng điều can, minh mục [điều hòa tạng can, làm sáng mắt]. Quan niệm của cổ nhân cho rằng: Can khai khiếu ra mắt, vì vậy thông qua một số biểu hiện của mắt có thể chẩn đoán bệnh ở gan và ngược lại, thường dùng các huyệt ở Can kinh để chữa những bệnh về mắt.

Huyệt vị này thường được chỉ định chữa các bệnh về mắt như: bệnh suy giảm thị lực, quáng gà, teo thần kinh thị giác... Các châm cứu gia người Pháp còn cho rằng châm huyệt vị này có tác dụng đến thùy trước tuyến yên, là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể.

Kinh nghiệm của tiền nhân thường trọng dụng huyệt vị này để trị các bệnh về mắt. Có thể phối hợp với huyệt hợp cốc, tình minh chữa bệnh suy giảm thị lực; Phối hợp với huyệt địa ngũ hội trị đau mắt; Phối hợp với huyệt phong trì chữa viêm thần kinh thị giác.

Mục minh: cũng là kỳ huyệt, vị trí nằm ở trước trán, là giao điểm của bờ chân tóc với đường thẳng nối từ con ngươi [đồng tử mắt] thẳng lên. Có tác dụng trị bệnh suy giảm thị lực, viêm kết mạc [đau mắt đỏ]...

Thủ pháp day bấm huyệt

Bạn có thể dùng đầu ngón tay cái hoặc đầu ngón trỏ day bấm vào các huyệt vị nói trên [xem minh họa vị trí và cách day bấm của từng huyệt]. Khi kích thích huyệt phượng nhãn, có thể dùng vật có đầu tù như đầu bút, đầu đũa... day ấn vuông góc vào huyệt. Ở tư thế ngồi thoải mái, dùng đầu ngón cái day bấm huyệt quang minh 2-3 phút. Khi bấm huyệt mục minh, nên dùng cả 2 ngón tay trỏ day bấm cùng lúc vào 2 huyệt.

Hàng ngày có thể day bấm tác động vào các huyệt vị nói trên 1-2 lần. Mỗi huyệt vị day bấm 1-3 phút. Hãy giành 10 phút mỗi ngày trước hoặc sau khi làm việc trên máy vi tính để phòng và tự chữa bệnh suy giảm thị lực này.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy: Kiên trì day bấm huyệt kết hợp với ăn các loại hoa quả có chứa nhiều carotene như cà rốt, cà chua, hồng, gấc... chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng và chữa căn bệnh suy giảm thị lực, góp phần nâng cao khả năng và hiệu quả công việc [do suy giảm thị lực sẽ làm bạn chóng mệt mỏi hơn].  


Nguyên nhân gây bệnh quáng gà
Gỏi gà trộn rau lang lạ miệng
Chế độ dinh dưỡng
Tự chế biến dầu gấc đơn giản tại nhà
Món ngon từ bí ngô
Tác dụng chữa bệnh của củ cà rốt
Dưỡng thai ngày thứ 128
Nước cà rốt

Video liên quan

Chủ Đề