Mẹo làm trắc nghiệm Toán thi vào 10

Thi trắc nghiệm là một trong những phương án thi phổ biến hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách học toán trắc nghiệm hiệu quả mà không phải ai cũng biết để các em học sinh và phụ huynh cùng tìm hiểu và luyện tập.

1. Sự khác biệt giữa toán tự luận và toán trắc nghiệm

Trong hệ thống các phương án thi và học hiện hành từ bậc tiểu học đến đại học, có hai loại chính là tự luận và trắc nghiệm. Môn toán cũng có thể được thi theo một trong 2 kiểu này. Toán tự luận và toán trắc nghiệm là tuy cùng dựa trên các kiến thức toán giống nhau nhưng vẫn có sự khác nhau ở một số kỹ năng cần sử dụng tới Thêm vào đó, chúng cũng có những ưu, nhược điểm riêng và người học cần phải nắm được để có thể học hiệu quả.

1.1. Toán tự luận

Toán tự luận lớp 6

Toán tự luận là loại toán yêu cầu người học phải tự trình bày lời giải một cách có trình tự bằng đầy đủ các bước để giải quyết vấn đề của bài toán hay tìm ra ẩn số mà bài toán yêu cầu.

Đối với người học, loại toán này cũng có nhiều ưu điểm.

  • Giúp các em thể hiện khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình tư duy để đi đến câu trả lời trong bài làm của mình.

  • Phát huy được khả năng sáng tạo một cách không hạn chế. Như vậy, các em có thể tự rèn luyện cho mình khả năng trình bày, diễn đạt, tư duy và sáng tạo.

  • Nhìn chung, toán tự luận có ưu điểm vượt trội trong đánh giá tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của trẻ.

Thế nhưng, bên cạnh một số ưu điểm vượt trội toán tự luận cũng tồn tại một số nhược điểm. Các em sẽ thường vấp phải khó khăn đầu tiên khi làm toán tự luận chính là phải tìm ra hướng giải, sau đó là cách trình bày ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạchoặc lời giải hay. Điều này rất dễ khiến các em nản và áp lực, nhất là những bài khó.

1.2. Toán trắc nghiệm

Toán trắc nghiệm lớp 10

Toán trắc nghiệm là loại toán khách quan có nhiều dạng, nhưng đa phần sẽ có dạng câu hỏi và lựa chọn 1 trong 4 phương án để trả lời. Nghĩa là, cho trước bốn phương án lựa chọn, đáp số bài toán là 1 trong 4 phương án A, B, C hoặc D. Trong đó, có 1 phương án đúng, 3 phương án còn lại là các phương án sai hoàn toàn hoặc gần đúng, yêu cầu thí sinh chọn ra phương án đúng nhất mà không cần trình bày các bước giải.

Ưu điểm

  • Đa dạng hóa trong câu hỏi giúp các em hệ thống và toàn diện kỹ năng cũng như kiến thức, tránh được tình trạng học tủ, học lệch.

  • Không mất quá nhiều thời gian vào suy nghĩ phải tìm hướng giải hoặc trình bày như thế nào cho đúng, cho gọn

Nhược điểm:

  • Toán trắc nghiệm có nhiều hạn chế trong việc đánh giá tư duy và năng lực tổng hợp, phân tích, diễn đạt, trình bày và sáng tạo của các em.

  • Áp lực về thời gian, bởi các em phải vận dụng cả kiến thức và kỹ năng để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian tương đối ngắn.

  • Khó lựa chọn: đối với đáp án sai hoàn toàn, phương án này tách biệt với phương án đúng, các em có thể dễ dàng tìm được đáp án ngay. Thế nhưng, đối với đáp án gần đúng, các em có thể dễ dàng nhầm lẫn, yêu cầu các em cần phải có kiến thức cơ bản tốt và suy luận tốt.

2. Kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm môn toán

Như có thể thấy, mỗi dạng kiểm tra toán dù là trắc nghiệm hay tự luận thì đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Điều đó có nghĩa rằng cũng có những cách học hiệu quả khác nhau đề học hai dạng toán này.

Qua một vài nét phân tích trên có thể thấy toán trắc nghiệm khá khó, trong khi đó thời gian gần đây loại toán này lại được áp dụng nhiều trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi của các em. Chính vì vậy, các em cần phải lựa chọn cho mình cách học toán trắc nghiệm hiệu quả. Hãy tham khảo 9 cách học toán trắc nghiệm dưới đây.

2.1. Nắm chắc kiến thức

Một trong những yếu tố tiên quyết nhất để các em có thể làm tốt toán trắc nghiệm đó chính là nắm vững các kiến thức. Trước tiên các em hãy nắm thật vững các kiến thức cơ bản và dần dần ghi nhớ các kiến thức nâng cao khó hơn.

Học tới đâu, các em nên ghi nhớ, hệ thống lại và rèn luyện bài tập thật nhiều về kiến thức đó. Các em không nên để dồn quá nhiều kiến thức một lúc mới bắt đầu học vì điều này rất dễ khiến cho các em bị loạn kiến thức và đến khi làm toán trắc nghiệm sẽ không nhớ để áp dụng tư duy nhanh được.

2.2. Phân bổ thời gian làm bài hợp lý

Khi làm bài thi trắc nghiệm, điều quan trọng là cần sắp xếp thời gian hợp lý

Một trong những hạn chế của toán trắc nghiệm là thời gian làm khá ít. Với mỗi dạng câu hỏi sẽ có khoảng thời gian khác nhau. Thông thường có ba dạng câu hỏi:

  • Câu hỏi dễ: thời gian làm bài là 1 phút

  • Câu hỏi trung bình: thời gian làm bài là 2 phút

  • Câu hỏi khó, cực khó: thời gian làm bài là 3,5 phút

Các em nên phân bổ thời gian làm bài hợp lý để có thể hoàn thiện hết các câu trong một đề toán trắc nghiệm. Nếu không phân chia thời gian hợp lý, các em rất dễ rơi vào tình huống loay hoay, dành quá nhiều thời gian cho 1 câu khó và hết thời gian làm bài.

Muốn rèn được kỹ năng này, các em nên làm nhiều bài tập trắc nghiệm. Mỗi khi làm các em nên tự đặt đồng hồ quy định mình buộc phải làm trong thời gian cho phép theo quy chuẩn.

2.3. Tìm từ khóa trong câu hỏi

Đối với toán trắc nghiệm các em không có quá nhiều thời gian để giải quyết một câu, khác hoàn toàn so với một bài toán tự luận. Đồng nghĩa với việc các em cũng không có thời gian để ngồi đọc hết trọn vẹn một bài toán nếu chúng quá dài.

Để tránh mất thời gian, các em hãy tìm từ khóa trong câu hỏi để tránh mất thời gian, đi thẳng vào vấn đề chính. Khi tìm được từ khóa chính trong đề bài các em sẽ dễ dàng hơn trong việc khoanh vùng được kiến thức liên quan và tìm ra kết quả nhanh hơn.

2.4. Tự trả lời câu hỏi trước khi nhìn đáp án

Thay vì nhìn thẳng vào bốn đáp án đề bài cho và phân vân không biết nên chọn phương án nào thì các em nên tự tìm câu trả lời câu hỏi trước khi nhìn đáp án. Bởi vì khi nhìn vào bốn đáp án các em sẽ bị phân tâm.

Sau khi tìm ra từ khóa chính các em hãy bắt tay vào suy nghĩ, tư duy và làm để đưa ra kết quả nhanh nhất. Sau đó, các em hãy so sánh kết quả của mình với đáp án bài cho.

2.5. Dùng phương pháp loại trừ

Như đã nói, bài toán trắc nghiệm thường sẽ có bốn đáp án và chỉ có một đáp án duy nhất đúng, còn lại là ba đáp án sai hoàn toàn hoặc gần đúng. Để tránh mất thời gian, các em hãy tìm từ khóa của bài và dùng phương pháp để loại trừ đáp án sai hoàn toàn. Phương pháp này giúp các em rút ngắn được thời gian làm bài cũng như giúp các em tìm kết quả nhanh hoặc kiểm tra lại kết quả mình tính ra.

2.6. Làm những câu hỏi từ dễ đến khó

Trong một đề toán trắc nghiệm, các câu hỏi thường không được xếp theo trình tự từ dễ đến khó, mà thay vào đó chúng được đảo lộn cho nhau. Mặt khác, không một đề toán trắc nghiệm nào yêu cầu các em phải làm theo trình tự từ câu một đến câu cuối, từ trên xuống dưới. Số điểm cho mỗi câu là tương đương nhau dù dễ hay khó. Chính vì vậy, khi làm toán trắc nghiệm các em hãy làm những câu hỏi dễ trước, khó sau.

Cách làm này giúp các em đỡ mất thời gian vào những câu khó bởi làm câu khó quá nhiều thời gian các em sẽ không còn thời gian để làm các câu dễ, bỏ qua điểm những câu dễ. Thêm vào đó, việc làm từ câu dễ đến khó còn giúp các em bớt được áp lực và cảm thấy thoải mái ngay từ đầu, tạo động lực để tiếp cận với những câu khó về sau.

2.7. Kiểm tra lại bài

Một trong những cách học toán trắc nghiệm hiệu quả không kém phần những cách học khác đó chính là kiểm tra lại bài. Thực tế, kỹ năng này không phải dành riêng cho mỗi toán trắc nghiệm mà đối với môn học nào cũng thế, để chắc chắn kết quả là đúng các em nên kiểm tra lại mỗi khi làm xong.

Đối với toán trắc nghiệm thì càng nên làm như vậy, có thể trong thời gian làm bài hết một câu các em không có thời gian kiểm tra lại thì sau khi hoàn thành tất cả các câu các em nên kiểm tra lại toàn bộ. Thế nhưng, điều tốt nhất vẫn là các em nên kiểm tra câu đó luôn một cách nhanh nhất.

2.8. Không để bỏ trống câu nào

Tại sao lại khuyên các em không nên để bỏ trống một câu nào khi làm bài toán trắc nghiệm là bởi vì đôi khi là đúng do may mắn. Khi gần hết thời gian mà các em chưa làm xong một số câu thì nên suy nghĩ nhanh nhất để khoanh vào một đáp án mà mình cảm thấy đúng nhất tuy rằng không chắc chắn. Như vậy các em vẫn có cơ hội kiếm thêm được điểm.

Tuy nhiên, các em chỉ nên làm như vậy khi thời gian làm bài còn quá ngắn, 3-5 phút. Nếu còn nhiều thời gian các em nên bình tĩnh xử lý các câu còn lại, không nên vội vàng mà để mất điểm.

2.9. Rèn luyện tính nhẩm nhanh

Tính nhẩm nhanh là cách học trẻ sẽ tính nhẩm mà không phải tính bằng cách thông thường, tính ra nháp hoặc bấm máy tính, thay vào đó trẻ sẽ áp dụng theo quy luật đã có của tính nhẩm nhanh. Tính nhẩm nhanh sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn, tập trung, học tập dễ dàng, hứng thú hơn cũng như rút ngắn được thời gian học và đặc biệt kích thích tư duy của trẻ.

Tính nhẩm nhanh rút ngắn thời gian cũng như làm tăng độ chính xác khi tính toán của trẻ. Giúp trẻ có lợi thế trong việc làm toán trắc nghiệm.

Hiện nay, tại Việt Nam, UCMAS là phương pháp được rất nhiều bậc phụ huynh và các em quan tâm để rèn luyện tính nhẩm nhanh.Đây là địa chỉ uy tín nhất mà các bậc phụ huynh nên tìm đến.

  • Lớp học bàn tính thông minh tại UCMAS được tạo ra từ các bài luyện khả năng tính toán nhanh, tính nhẩm nhanh với bàn tính gảy và các hoạt động kích thích tư duy, phản xạ não bộ thông qua con số, hình ảnh và âm thanh như thẻ số nhanh, viết số nhanh, nghe tính, nhìn tính
  • Theo đúng chương trình chuẩn của UCMAS quốc tế, các em học sinh sẽ rèn luyện não bộ đều đặn hàng ngày với 30 phút. Đây chính là chìa khóa làm tăng sức bền não bộ một cách bền vững, giúp tư duy của các em không bị xói mòn mà luôn được củng cố, góp phần làm tăng tốc phản xạ tính toán cũng như độ chính xác khi tính.

Tính nhẩm siêu nhanh với chiếc bàn tính gảy UCMAS

Bậc phụ huynh và các em quan tâm đến chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ UCMAS của UCMAS Việt Nam giúp trẻ phát triển toàn diện não bộ, khả năng tư duy, đặc biệt rèn luyện và nâng cao khả năng toán tính nhẩm nhanh và muốn tìm trung tâm có cách học toán trắc nghiệm hiệu quả vui lòng truy cập website //ucmasvietnam.com/ hoặc gọi đến 0967868623 để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề