Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân có thể chỉ diễn ra trong vài ngày rồi tự khỏi. Một số trường hợp có thể kéo dài nhiều tuần với mức độ tăng dần, đi kèm những triệu chứng nguy hiểm khác. Dù xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hay dai dẳng, cơn đau khớp đều gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì?

Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí trên cơ thể. Một số người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng đi kèm như sưng tấy, đỏ nóng, căng cơ và cứng khớp. Tình trạng này gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày.

Người bệnh có thể bị đau xương khớp do nhiều nguyên nhân. Trong đó, đáng lo ngại nhất là nhóm bệnh lý khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, như thoái hóa khớp, gout…

Các bệnh lý này nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, biến dạng khớp… lâu dần sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động khớp. Do đó, nếu bị đau nhức xương khớp toàn thân trong thời gian ngắn hay dài, ở mức độ nặng hay nhẹ, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán sớm và hạn chế các biến chứng sau này. (1)

Có thể bạn quan tâm: Cấu tạo và chức năng của khớp

Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân

Nguyên nhân bệnh lý

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một rối loạn mạn tính gây tổn thương sụn và phần mềm xung quanh khớp. Triệu chứng đau thường xuất hiện khi vận động và biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu không được điều trị sớm, các triệu chứng sẽ nặng lên và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng . Tình trạng này sẽ khiến người bệnh đau nhiều hơn, gặp phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương màng hoạt dịch của khớp. Bệnh gây viêm bao hoạt dịch, làm cho các khớp bị sưng, nóng, đỏ và đau. Nếu không can thiệp sớm, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…

3. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn. Bệnh có thể biểu hiện ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể. Phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện tổn thương da như ban hình cánh bướm…, sưng đau khớp và sốt.

Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

4. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm khớp mạn tính, đặc trưng bởi các thương tổn ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ngoại vi, thậm chí ở cả điểm bám gân. Nếu không được điều trị, theo thời gian, bệnh có thể làm dính cứng khớp và đốt sống, dẫn tới hạn chế vận động và tàn phế.

Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

5. Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là bệnh viêm khớp xảy ra ở một số người mắc bệnh vảy nến. Đau khớp, cứng khớp và sưng ở các khớp là các triệu chứng điển hình. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất cứ cơ quan nào trong cơ thể từ ngón tay, cột sống tới hệ tiêu hóa, mức độ ảnh hưởng từ nhẹ tới nặng.

6. Đau khớp do bệnh gút

Bệnh gout (gút hoặc thống phong) là một bệnh viêm khớp phổ biến. Người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau đột ngột, dữ dội tại các khớp đốt bàn ngón chân, ngón tay, đầu gối. Đi kèm cơn đau là tình trạng sưng đỏ. Người bệnh thường hạn chế đi lại được do đau.

7. Lao xương

Trực khuẩn lao khi xâm nhập cơ thể sẽ tấn công các khớp xương, dẫn tới lao xương khớp. Bệnh chủ yếu xảy ra ở các khớp trục như cột sống, khớp háng và khớp gối. Nếu trì hoãn điều trị, lao xương khớp có thể khiến người bệnh bị bại liệt.

8. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng giảm mật độ và chất lượng của xương. Theo thời gian, mật độ xương giảm dần khiến xương bị giòn hơn, dễ tổn thương, có thể bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Người bị ảnh hưởng bởi bệnh lý thường trải qua sự không thoải mái không rõ nguyên nhân, chiều cao của họ có thể giảm dần, và căn bệnh cong vẹo cột sống xuất hiện. Những dấu hiệu này thường không được nhận biết ngay sau một thời gian dài.

9. Viêm gân

Viêm gân là tình trạng gân bị viêm hoặc tổn thương. Bệnh gây đau nhức và đôi khi có thể sưng vị trí gân bị viêm. Bất kỳ gân tại vị trí nào đều có nguy cơ bị viêm. Tuy nhiên, những biểu hiện viêm thường xuất hiện ở các vị trí thường xuyên phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần như vai, cổ tay, các ngón tay…

Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

Nguyên nhân không do bệnh lý

10. Chấn thương

Những chấn thương trong sinh hoạt, vui chơi và tập luyện tập thể dục thể thao như trật khớp, bong gân… cũng khiến xương khớp đau nhức, đi kèm triệu chứng sưng tấy, làm hạn chế cử động ở người bệnh. Mức độ đau nhức phụ thuộc vào chấn thương nặng hay nhẹ, và sẽ giảm theo quá trình phục hồi của chấn thương.

11. Vận động quá mức

“Sức chịu đựng” của xương khớp có giới hạn. Vì thế, việc chúng ta “bắt ép” xương khớp thực hiện những hoạt động như khuân vác, chạy nhảy, tập thể dục, chơi thể thao, ngồi hay đứng lâu trong thời gian dài có thể gây đau mỏi, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa sớm.

12. Sinh hoạt, làm việc sai tư thế

Các tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng có thể khiến xương khớp nhức mỏi và dễ tổn thương. Vì thế, bạn nên tránh ngồi gù lưng, gập gối, nghiêng đầu sang một bên, ngồi bắt chân, nằm đè lên tay… trong thời gian dài.

13. Thay đổi thời tiết

Sự thay đổi của áp suất khí quyển có thể khiến cơ và gân co lại hoặc giãn ra, dẫn tới cảm giác đau xương khớp. Đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch đặc và dày hơn khiến khớp bị căng cứng, chuyển động khó khăn, làm gia tăng cơn đau khớp.

14. Tuổi tác

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ khiến xương khớp giảm dần độ dẻo dai, đàn hồi và linh hoạt theo thời gian. Do đó, khi càng lớn tuổi, bạn sẽ càng cảm thấy các cơn đau nhức xương khớp xuất hiện thường xuyên hơn.

15. Sử dụng chất kích thích

Người thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp. Biểu hiện đầu tiên là nhức mỏi các khớp xương. Ngoài ra, các chất kích thích còn làm gián đoạn quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh và sớm hơn.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là khi cơn đau đi kèm những triệu chứng dưới đây thì cần khám ngay: (2)

  • Khớp bị sưng tấy, nóng đỏ
  • Khớp bị đau dữ dội, khó cử động
  • Phát ban
  • Đau ngực, khó thở, ho
  • Đau bụng, sốt, đổ mồ hôi nhiều, sụt cân, ớn lạnh
  • Đau và đỏ mắt
  • Gặp các vấn đề ở đường ruột.

Chẩn đoán đau mỏi xương khớp toàn thân

Chẩn đoán tình trạng và xác định nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân sẽ giúp xác định hướng điều trị hiệu quả. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét những triệu chứng của người bệnh, thu thập thông tin bệnh sử giúp thu hẹp những yếu tố nguy cơ. Dựa trên kết quả đánh giá ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán như: (3)

1. Chụp X- quang, chụp cắt lớp (CT scan), cộng hưởng từ (MRI)

Kết quả của các phương pháp này sẽ phản ánh đầy đủ và sắc nét từng chi tiết bên trong khớp từ mô sụn, xương dưới sụn tới dây chằng, gân… Điều này cho phép bác sĩ thấy được các thương tổn nội tại của khớp. Đây là cơ sở giúp bác sĩ xác định đau nhức xương khớp toàn thân là do bệnh lý hay do chấn thương. Nếu là bệnh lý, thì người bệnh đang ở giai đoạn nào.

2. Xét nghiệm dịch khớp

Nếu người bệnh bị tràn dịch khớp, bác sĩ sẽ sử dụng kim hút chuyên dụng để lấy mẫu nhỏ dịch nhầy từ khớp bị đau, sau đó thực hiện xét nghiệm. Dựa vào kết quả các xét nghiệm, bác sĩ có thể kết luận được tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân có liên quan tới những bệnh lý như nhiễm khuẩn khớp, bệnh Gout, …. hay không, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

3. Xét nghiệm máu

Nếu nghi ngờ xương khớp toàn thân bị đau nhức do nguyên nhân khác, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm máu. Kết quả sẽ cho biết tốc độ lắng hồng cầu và chỉ số tăng – giảm của hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, từ đó giúp bác sĩ đánh giá được mức độ viêm nhiễm trong cơ thể, đồng thời loại trừ các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp khác.

Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

Điều trị đau xương khớp toàn thân

Chăm sóc tại nhà

1. Chườm nóng/lạnh

Chườm lạnh lên khớp ảnh hưởng có thể làm dịu cơn đau và giảm viêm hiệu quả. Đối với tình trạng đau do co cứng cơ, người bệnh nên sử dụng chườm nóng để giải tỏa căng thẳng cho những bó cơ xung quanh khớp.

2. Nghỉ ngơi hợp lý

Bác sĩ không khuyến khích người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn. Vì thế, dù đau nhức, người bệnh vẫn nên duy trì hoạt động thể chất bình thường với điều kiện vận động nhẹ nhàng, không quá sức và hạn chế việc đứng, ngồi quá lâu, nâng vác các đồ vật nặng…

3. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bệnh nên hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá. Vì các chất kích thích sẽ làm tăng hoạt động của những yếu tố gây viêm, khiến cơn đau tiến triển nghiêm trọng hơn. Một chế độ dinh dưỡng cân đối với trọng tâm là những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C, E, omega -3… sẽ giúp củng cố nền tảng xương khớp vững chắc, cải thiện triệu chứng đau nhức và tăng khả năng phòng chống bệnh tật.

Điều trị y tế

4. Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau

Phần lớn những trường hợp đau khớp kèm theo sưng đều được bác sĩ kê đơn thuốc chống viêm không steroid. Đối với người không thấy giảm đau khớp sau khi dùng thuốc, bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào khớp, khoảng 3 – 4 tháng/lần.

Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

5. Vật lý trị liệu

Bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập tăng cường sức mạnh cơ xung quanh khớp, ổn định cấu trúc khớp và cải thiện chức năng vận động cho khớp. Việc tập vật lý trị liệu cần được thực hiện trong thời gian dài mới đạt được kết quả tốt nhất.

6. Hút dịch nhờn ở khớp

Đối với trường hợp tràn dịch khớp, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần dịch khớp bị viêm ra ngoài thông qua phương pháp hút dịch khớp. Sau khi hút dịch, khớp của người bệnh sẽ êm và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

7. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng khi tất cả các phương pháp trên không hiệu quả. Tùy theo mức độ hư hại của khớp, bác sĩ có thể phẫu thuật bán phần hoặc toàn thân để khôi phục chức năng vận động của khớp. (4)

Biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

1. Quản lý cân nặng

Trọng lượng tăng sẽ gây thêm áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, hông và bàn chân. Vì thế, nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, bạn nên lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt. Vì giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên các khớp, giảm đau, ngăn ngừa các tổn thương trong tương lai cho khớp.

2. Tập thể dục đều đặn

Các lợi ích của việc tập thể dục thể thao đều đặn đối với người bệnh đau nhức xương khớp toàn thân gồm kiểm soát tốt cân nặng, duy trì sự linh hoạt cho các khớp, tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp. Mỗi ngày, người bệnh có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga…

3. Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống nhiều trái cây tươi, rau và các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện. Bên cạnh đó, tăng cường chất chống oxy hóa bằng chế độ ăn nhiều thực vật sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm ở khớp.

Mỏi khớp tay chân là bệnh gì năm 2024

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Người bệnh không nên chủ quan khi xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Khi bị đau nhức xương khớp, bạn nên nhanh chóng đi khám và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Làm thế nào để hết nhức mỏi tay chân?

Nếu bệnh nhân đang thắc mắc làm gì khi bị nhức mỏi tay chân thì hãy thử áp dụng các biện pháp sau đây:.

2.1. Ngâm chân. ... .

2.2. Lăn bóng. ... .

2.3. Đặt chân lên đá ... .

2.4. Massage. ... .

2.5. Kéo giãn mắt cá chân. ... .

2.6. Kéo khăn. ... .

2.7 Thay đổi lối sống..

Nhức mỏi chân tay nên uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc đau nhức chân Thuốc giảm đau không kê đơn: Bạn có thể sử dụng Paracetamol (Acetaminophen) hoặc các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen để làm giảm các cơn đau mỏi chân tay mà không cần sự chỉ định của bác sĩ.

Người mệt mỏi chân tay rã rời nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cải thiện chứng người mệt mỏi tay chân rã rời Thực phẩm nên bổ sung: Thức ăn giàu protein: Những loại thực phẩm cung cấp nhiều protein như thịt gà, cá, thịt lợn, thịt bò, đậu lăng, đậu phụ,... rất cần có trong chế độ ăn uống của người mệt mỏi tay chân rã rời.

Chân tay nhức mỏi là thiếu chất gì?

Tình trạng tê buốt, nhức mỏi tay chân còn xảy ra ở đối tượng bị suy dinh dưỡng, ăn uống không khoa học, thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như: vitamin nhóm B (B1, B12), vitamin E, Axit Folic, Canxi, Kali, Magie, Sắt, Kẽm…