Món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người dân tộc Gia Rai

bởi Cobe lilom

Mon, 23 Jan 2017 11:39:00 GMT

Dân tộc Việt nam rất đa dạng, phong phú. Nó không những thể hiện qua ngôn ngữ, cách ăn mặc mà còn trong ẩm thực ngày Tết. Món ăn dân tộc ngày Tết vừa lạ vừa quen, sẽ khiến bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác đó. Theo chân Cooky khám phá những món ăn ngày tết của đồng bào các dân tộc Việt Nam nhé.

Nếu như bánh chưng, thịt đông... là món ăn đặc sắc của dân tộc Kinh thì thịt, rượu, bánh ngô lại là món ăn đặc sắc của dân tộc Mông.

Dân tộc Việt nam rất đa dạng, phong phú. Nó không những thể hiện qua ngôn ngữ, cách ăn mặc mà còn trong ẩm thực ngày Tết. Theo chân Cooky khám phá các món ăn truyền thống của các dân tộc ngày Tết nhé!

1. Dân tộc Kinh

Có thể nói, dân tộc Kinh chiếm đại đa số trong 54 dân tộc anh em. Vì thế, ngày Tết, bánh chưng, thịt đông, dưa hành, canh măng (miền Bắc), bánh tét, thịt kho, củ kiệu, canh khổ qua (miền Nam), thêm nữa có giò chả, nem rán, xôi, gà luộc là những món ăn rất quen thuộc, gắn liền mâm cỗ của họ. Có thể khác nhau về hương vị giữa các vùng miền nhưng đó đều là những món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn ngày Tết.

2. Dân tộc Mông

Ngày 25, 26 tháng Chạp, người Mông bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết. Trước đây, người Mông không gói bánh chưng. Bây giờ thì có gói, nhưng bánh chưng không nhất thiết có trong bữa cỗ Tết của họ. Với họ, ba món không thể thiếu là thịt và rượu và bánh ngô. Trong ngày Tết, nhất thiết mỗi nhà phải có một mâm bánh dầy được làm từ những hạt gạo nếp nương do chính tay người Mông làm ra.

Bánh ngô - Món ăn dân tộc ngày Tết ngon lành

3. Dân tộc Thái

Người Thái thường sống ở các vùng ven sông, ven suối nên không những giỏi về chài lưới, đánh cá trên sông suối mà ngày càng giỏi về nuôi thả cả trên đồng ruộng, ao hồ. Vì vậy, cá là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Thái, nhất là trong những ngày tết Nguyên đán, cá là món ăn chính không thể thiếu được. Người ta chọn con cá to nhất để riêng. Đó là con cá đầu mâm cỗ nên được nướng nguyên con. Số cá còn lại được chế biến theo cách riêng của vùng này như: cá đồ, cá sấy, cá nướng, cá sả, cá độn cơm, cá mọc, cá gói vùi tro bếp, lạp cá “pa lạp”… Đặc biệt món pa lạp là món ăn thật độc đáo thường làm để thết đãi khách quý mỗi khi tết đến xuân về.

Cá nướng một trong các món ăn truyền thống của các dân tộc ngày Tết

Cá lóc nướng riềng

4. Dân tộc Mường

Giống như người Kinh, bánh chưng là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong cái Tết của người Mường. Trước Tết từ 2 đến 3 ngày, mọi người trong bản, trong họ tộc hẹn lịch nhau, tập trung gói bánh hết từ nhà này sang nhà khác. Thời gian này thực sự là ngày hội, tuy bận rộn nhưng rất vui của trai, gái trong bản mường.

Bánh chưng chính là linh hồn của các món ăn ngày Tết của đồng bào các dân tộc

5. Dân tộc Cơ Tu

Trước đây, người Cơ Tu thường ăn Tết riêng tức là Tết ăn cơm mới sau mỗi vụ mùa. Vài năm trở lại đây, người Cơ Tu Quảng Nam cũng ăn Tết cổ truyền như người Kinh nhưng vẫn giữ được nét văn hóa ngày Tết riêng biệt của dân tộc mình. Với người Cơ tu, ẩm thực ngày tết thì không thể không có rượu. Hai loại rượu truyền thống đặc sắc của người Cơ tu là rượu Tà vạt và rượu cần. Cùng với việc chuẩn bị các loại rượu, một loại bánh không thể thiếu được trong mâm lễ cúng dâng lên Giàng của người Cơ Tu là bánh Avị cuốt - bánh sừng trâu.

Món ăn dân tộc ngày tết - Bánh sừng trâu

6. Dân Tộc Nùng

Người Nùng sống xen kẽ với người Tày, ngoài ra họ cũng rải rác ở một số tỉnh khác, như Bắc Giang... Tuy không làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời ngày 23 tháng Chạp như người Kinh nhưng nhưng không vì thế người Nùng sửa soạn cho ngày tết kém phần rôm rả. Ngoài bánh chưng được coi là lễ vật phần không thể thiếu để tiếp khách, họ còn có bánh cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro, bánh được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường phèn). Đây là món ăn được trẻ em đặc biệt ưa thích.

Bánh tro chấm mật

7. Dân tộc Dao

Tết đến, mỗi gia đình người Dao Tiền đều có vại thịt lợn (thịt heo) chua (gọi là ò sui). Món ăn này rất bình dị, dân dã, nhưng không thể thiếu trong những ngày tết. Nguyên liệu chế biến sẵn trong nhà, gồm thịt lợn, muối tinh, và cơm tẻ nguội. Món này ăn kèm với lá lốt và lá prăng lẩu, chấm chanh ớt mới cảm nhận được hết sự đậm đà của thịt ướp muối.

8. Dân tộc Tày

Món thịt lợn (heo) quay là món ăn nổi tiếng của người Tày Văn Lãng (Lạng Sơn). Để làm món này, đồng bào thường chọn giống lợn ta xương nhỏ, thịt chắc và nạc nhiều, có trọng lượng từ 20 kg đến 30 kg. Lợn sẽ được quay chín bằng lửa đượm của than hoa, quay đều tay khoảng 3 tiếng cho chín đều. Khi lớp da ngoài khô, người ta lấy hỗn hợp mật ong pha giấm quết lên trên cho da lợn vàng rộm và giòn thơm…

Món ăn ngày tết của đồng bào các dân tộc - Heo quay

9. Dân tộc Tây Nguyên

Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương. Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: cơm lam. Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.

10. Dân tộc Chăm và Khơ me

Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì bánh gừng là loại bánh truyền thống độc đáo được dùng trong những ngày lễ hội, Tết cổ truyền... Bánh củ gừng được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, đường, trứng gà và men rượu. Bột gạo nếp đem trộn với trứng gà cùng men rượu rồi đem giã quyện. Với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Chăm bánh sẽ được nặn thủ công thành hình giống củ gừng. Bánh củ gừng sau khi chiên dầu được nhúng vào nước đường để bánh bóng mịn và không bị cong. Công đoạn cuối cùng trong quá trình làm bánh củ gừng là gắp từng chiếc lên mâm phơi khô trong khoảng 10 - 15 phút để tăng độ giòn cứng.

Các món ăn truyền thống của các dân tộc ngày Tết - Bánh gừng

Tết đang đến rất gần, hãy quay về cội nguồn, cùng ôn lại những món ăn Tết cổ truyền của các dân tộc Việt Nam nhé! Tết ấm no, rộn ràng, đong đầy tình yêu thương.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Giới thiệu về cuốn sách này

Biên phòng - Văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, người J’rai ở tỉnh Gia Lai nói riêng tuy không cầu kỳ nhưng cũng rất đa dạng và phong phú. Gần như tất cả các món ăn đều mang hương vị của núi rừng, từ mâm cơm đạm bạc trong gia đình nghèo, đến bữa ăn cộng đồng sau khi đã tiến hành xong các nghi lễ cúng tế của buôn, làng không bao giờ thiếu vị cay nồng của ớt (loại ớt hiểm nhỏ ngắn bà con thường dùng khi còn xanh) mùi hắc nồng rất đặc trưng của ngọn lá mì (sắn), cà đắng, hoa đu đủ đực, măng rừng... Những thứ gia vị này có thể tách ra nấu riêng theo từng món cùng với thịt heo, cá, hoặc gộp chung lại thành nồi xào thập cẩm, nhưng phải đáp ứng cả 3 yếu tố: Thật đắng, thật cay và thật... ngai ngái.

Món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người dân tộc Gia Rai
Chủ và khách hái ngọn lá mì non - nguyên liệu chính của món ăn. Ảnh: Cẩm Xuyên

Những thứ gia vị đậm chất núi rừng nêu trên được bà con xem như loại rau xanh không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Điều này giải thích vì sao không nhiều gia đình người J,rai sống trong cộng đồng lại trồng rau xanh quanh bếp quanh vườn. Trên khu vực biên giới, mặc dù được chính quyền địa phương và các ngành đoàn thể tuyên truyền hướng dẫn bà con mô hình phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng, song tính đồng bộ vẫn chưa cao.

Lý do hầu hết các chủ nhân nơi đất làng vẫn chưa quen dùng các loại rau xanh, nên không nhiều gia đình chú trọng quy hoạch vườn rau. Mặt khác, việc trồng rau xanh quanh bếp, quanh nhà cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chăn nuôi vì bà con vẫn duy trì thói quen chăn thả rông đàn gia súc gia cầm. Tuy nhiên, ngược lại trên nương rẫy canh tác của bà con cái gì còn thiếu chứ nhất định không thể thiếu cây đu đủ đực, lá mì, cà đắng, ớt cay.

Cách chế biến những món ăn này khá là đơn giản. Lá mì (sắn) non được hái từ sáng sớm rồi đem rửa sạch, để ráo nước. Giai đoạn gọi là kỳ công nhất của món ăn chính là vò hoặc giã lá mì cho thật nhuyễn. Cà đắng rửa sạch, ớt xanh giã nát hoặc để nguyên quả trộn chung với lá mì, hoa (hoặc lá non) của cây đu đủ đực rồi bắc chảo lên bếp lửa than, chờ cho dầu nóng là đổ chung các loại gia vị nêu trên xào đều tay, sau đó, giảm lửa rồi đậy vung kín.

Để tăng thêm vị béo, ngon ngọt cho món ăn, bà con thường nấu chung với thịt lợn ba chỉ hoặc cá hấp. Khi nồi xào đã ngả sang màu thâm đen là tắt lửa để nguội. Món ăn này rất hợp trong các bữa tiệc uống rượu cần của người J,rai, hoặc có thể ăn chung với cơm, ngon nhất là loại cơm lam nấu từ lúa rẫy truyền thống của bà con.

Ông Rơ Châm Tích (dân tộc J,rai), già làng Moóc Đen 1, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai) cho chúng tôi biết: “Lá mì, cà đắng, hoa đu đủ đực, ớt xanh và măng rừng là những loại rau xanh phố biến nhất của đồng bào J,rai. Đó là hồn cốt trong văn hóa ẩm thực mà bất kể nhà giàu hay người nghèo, trong bữa ăn cộng động hay mâm cơm gia đình đều có. Món ăn này, nếu là người chưa quen thì rất khó ăn vì nó vừa cay, vừa đắng lại có vị hăng hắc của lá mì và hoa đu đủ đực.

Tuy nhiên, với mọi thế hệ người J,rai thì đây là hương vị gợi nhớ buôn làng, tình quê hương dân tộc. Nhiều con cháu người dân tộc thiểu số J,rai đi học tập hay làm việc ở các thành phố lớn, hay thậm chí là nước ngoài thường hái lá mì, hoa đu đủ đực phơi khô mang theo để dành ăn từ từ...”.

Không chỉ là “hồn cốt” trong văn hóa ẩm thực của người J,rai, nhận thấy món ăn đơn giản mà rất độc đáo này ngày càng hấp dẫn du khách thập phương, nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng đã đưa món lá mì, cà đắng, hoa đu đủ đực vào thực đơn quen thuộc để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Theo đó, những sản vật được trồng và rất dễ trồng ngay trên nương rẫy của bà con, giờ đây không chỉ phục vụ nhu cầu trên đất làng, mà đã trở thành nguyên liệu mang tính hàng hóa trên thị trường.

Không chỉ đồng bào J,rai mà nhiều nông dân người Kinh và các dân tộc khác ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai như thị xã Ayun Pa, huyện Phú Thiện, Ia Pa và Krông Pa đã bắt đầu trồng đại trà cây đu đủ đực, thu hoạch hoa phơi khô bán ra thị trường với giá trên 500 ngàn đồng/kg. Mặc dù mới chỉ là phong trào tự phát, nhỏ lẻ, song ngoài việc gởi mở một loại cây trồng vừa “dễ tính” lại vừa tận dụng trồng được trên đất triền đồi, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, thì đây cũng là cách duy trì, phát triển nét văn hóa ẩm thực truyền thống của người J,rai trong kho tàng văn hóa đồ sộ, giàu bản sắc của núi rừng Tây Nguyên.

Món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người dân tộc Gia Rai
Nguyên liệu món ăn đã được chuẩn bị đầy đủ trước khi nấu. Ảnh: Cẩm Xuyên

Ở một góc độ khác, bài toán bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc J,rai cần “phép tính” logic các vấn đề với nhau, trong đó, văn hóa ẩm thực đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc lưu giữ những món ăn truyền thống cũng chính là cách chúng ta duy trì “bữa ăn cộng đồng” ở các buôn làng. Và, chỉ có những “bữa ăn cộng đồng” mới “tạo hồn” cho những hoạt động văn hóa mang hơi hướng từ thủa hồng hoang. Ví như hoạt động văn hóa cồng chiêng, nếu không tạo ra không gian để tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang giữa đại ngàn. Không gian đó là gì? Đó chính là đất làng chứ không chỉ trên... sân khấu.

Giữa đất làng, tiếng cồng tiếng chiêng, điệu múa xoang truyền thống J’rai mới thực sự thăng hoa khi các chủ nhân đã chấp chới men say rượu cần. Mà muốn được như thế, rõ ràng cần những bữa ăn tập trung, nhà góp công, người góp sức, trong đó không thể thiếu lá mì, cà đắng, hoa đu đủ, ớt cay, những hương vị được xem là “hồn cốt” trong văn hóa ẩm thực của người J,rai.

Cẩm Xuyên