Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen văn học cho trẻ 3 4 tuổi

Hoạt động áp dụng thử nghiệm sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ lớp mẫu giáo 4tuổi A trường Mầm non Thị trấn Quân Chu Đại từ - Thái nguyên"

Ngày đăng:10/06/2020 - 14:56

Đối với trẻ 4-5 tuổi việc cho trẻ cảm thụ những tác phẩm văn học là việc rất cần thiết.Văn học là nghệ thuật ngôn từ cho nên việc cảm thụ tác phẩm văn học là một quá trình hoạt động tâm lý hết sức phức tạp.Nó gồm các hoạt động cảm giác, xúc giác nhận thức và nó còn huy động cả thế giới tình cảm của con người.

Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, quá trình cảm thụ một tác phẩm văn học của trẻ được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tri giác trực tiếp tác phẩm, tái tạo lại hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm và đồng chủ đạo trong giai đoạn này là tư tưởng của tác phẩm.

Giai đoạn 2: Hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm ở mức độ sâu hơn, nắm bắt được các ý nghĩa của bài thơ, câu truyện. Đây chính là cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả.

Giai đoạn 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với người đọc, người nghe. Đây là kết quả của quá trình cảm thụ tác phẩm văn học. Nhờ được tri giác liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên sống động, hoàn chỉnh.

Tuy nhiên trẻ mới chỉ cảm thụ bằng trực giác qua câu văn giàu hình ảnh... Với vai trò là trung gian. Cô giáo cần phân tích, hướng dẫn, gợi mở cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, để khơi gợi ở trẻ niềm hứng thú với câu truyện. Vì vậy, vấn đề của giờ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cần tạo những điều kiện tiền đề cần thiết để cho trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Từ đó, góp phần bồi dưỡng tâm hồn và phát triển tính cách cho trẻ theo con đường riêng của văn học.

Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ câu truyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc, giọng kể của cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ.

Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy hoạt động làm quen với văn học tại lớp 4 tuổi A do tôi chủ nhiệm, tôi thấy rằng trẻ chưa thực sự hứng thú, chưa tích cực khi tham gia vào hoạt động này. Vì vậy dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng, các giải pháp đang dạy trẻ, thực hiện trên trẻ để tôi đưa ra Một số biện pháp nâng cao chất lượng cảm thụ văn học cho trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi A trường Mầm non Thị trấn Quân Chu".Những biện pháp được nêu trong sáng kiến đều là những việc làm thực tế của bản thân tôi trong việc tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ lớp 4 tuổi A trường mầm non thị trấn Quân Chu năm học 2019-2020.

Một số biện pháp giúp trẻ lớp 4 tuổi A trường mầm non thị trấn Quân Chu tham gia tích cực vào hoạt động

làm quen với văn học.

Biện pháp 1: Lựa chọn tác phẩm cho chủ đề xây dựng nội dung phù hợp với từng bai thơ, câu truyện.

Biện pháp 2:, Giáo viên cần tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm văn học để lựa chọn phương pháp truyền đạt dễ hiểu cho trẻ.

Biện pháp 3: Tích cực tạo môi trường không gian cho trẻ được trải nghiệm hòa mình vào tác phẩm,kích thích sự yêu thíchh ham hiểu biết cuả trẻ.

Biện pháp 4:Lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác và dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

Biện pháp 5: Phối kết hợp với các phụ huynhthông qua hoạt động trải nghiệm các ngày lễ hội cho trẻ.

Kết quả,hiệu quả thu đươc

* Về phía trẻ:

Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt trên trẻ, trước đây khi tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, đa số trẻ lớp tôi thường rất nhút nhát, tham gia vào hoạt động chưa tích cực, trẻ không thoải mái hoạt động, tiếp nhận kiến thức chậm, từ khi áp dụng những biện pháp này thì trẻ rất tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn, sâu hơn.

* Về phía giáo viên:

Bản sáng kiến này có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo viên đứng lớp, giúp giáo viên hiểu sâu về tầm quan trọng của hoạt động học làm quen với tác phẩm văn họcđối với sự phát triển của trẻ, từ đó giáo viên sẽ có những biện pháp để tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động tích cực hơn trong hoạt động học.

* Về phía phụ huynh:

Nhận thức ra được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ.

Phụ huynh nhiệt tình trong việc cùng cô tìm kiếm các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.

Tác giả: Trần Thị Thoan - Giáo viên trường Mầm non Thị trấn Quân Chu.

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

Video liên quan

Chủ Đề