Mụn nhọt bao lâu thì lành

Khi mụn nhọt xuất hiện sẽ gây đau nhức và khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi? Để mụn nhọt mau lành bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây.

Mụn nhọt là tình trạng da bị viêm nhiễm ở các nang lông do vi khuẩn xâm nhập. Ban đầu, nó chỉ là những nốt đỏ nhỏ nhưng nếu không được điều trị thích hợp sẽ nặng hơn. Điều này sẽ gây ra cho người bệnh cảm giác đau nhức và khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi và nên điều trị như thế nào? Để giải đáp điều thắc mắc này bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi?

Khi bị mụn nhọt ở mông bạn chắc hẳn sẽ có điều thắc mắc về vấn đề này. Ví dụ như mụn nhọt mấy ngày thì khỏi? Mụn nhọt ngay mông có khỏi ngay không? Khi nhận thấy mụn nhọt mọc ở mông bạn chắc hẳn không thể tránh khỏi băn khoăn bao lâu thì khỏi.

Các bác sĩ da liễu cho biết, nếu có cách điều trị thích hợp thì mụn sẽ tự biến mất. Và tình trạng mụn bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

 Bôi thuốc đặc trị mụn
  • Có điều trị hay không? Nếu bạn điều trị tại các cơ sở uy tín thì mụn nhọt sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Nhưng nếu bạn không thăm khám và điều trị thì mụn nhọt sẽ rất lâu để khỏi. Về thời gian sau đó, việc điều trị sẽ tốn kém rất nhiều chi phí.
  • Tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, kích thước và số lượng mụn mà nhanh khỏi hay không.
  • Thời gian dưỡng bệnh. Sau quá trình điều trị bạn nên chăm sóc tốt cho bản thân, đặc biệt là vùng bị mụn. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhọt ở mông tái phát.

Vì vậy, nếu bạn muốn biết mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi nên đi thăm khám. Việc này sẽ để bác sĩ trực tiếp kiểm tra tình trạng bệnh và tư vấn hướng điều trị.

Nếu bạn muốn mụn nhọt nhanh khỏi thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Bởi vì lúc này tình trạng mụn vẫn chưa phức tạp nên thời gian điều trị cũng không lâu.

Một số mẹo vặt trị mụn nhọt ở mông hiệu quả tại nhà

Tình trạng mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi là do cách điều trị của bạn. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa mụn nhọt hiệu quả được nhiều người chia sẻ như sau:

2.1. Cách điều trị mụn nhọt ở mông hiệu quả bằng tỏi

Tỏi vốn được biết đến là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn của mọi gia đình Việt. Bên cạnh việc mang đến hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn. Tỏi còn là một vị thuốc dân gian điều trị sưng viêm và vết thâm rất tốt.

Trong tỏi có tính kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh mẽ nên có thể loại bỏ vi khuẩn và giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể sử dụng 3 – 4 tép tỏi, lưu ý không được dùng tỏi đã mọc mầm. Bạn đem tỏi bóc vỏ, rửa sạch với nước và mang xay nhuyễn.
  • Đắp phần bã tỏi đã được xay nhuyễn lên phần mụn nhọt ở mông. Trước đó, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da mông tại vị trí cần điều trị mụn.
  • Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị mụn nhọt tốt nhất.

2.2. Sử dụng kem đánh răng loại bỏ mụn nhọt nhanh chóng

Sử dụng kem đánh răng để điều trị mụn nhọt tại nhà

Điều trị mụn nhọt ở mông bằng kem đánh răng là cách được nhiều người thực hiện. Trong kem đánh răng có nhiều thành phần giúp diệt khuẩn và giảm sưng viêm hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm này còn giúp hỗ trợ ức chế quá trình tiết nhờn bên trong nang lông.

Vì vậy, với những nốt mụn nhọt nhỏ, bạn có thể sử dụng kem đánh răng để điều trị tại nhà. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng mông, sau đó dùng kem đánh răng thoa lên trực tiếp. Tốt nhất, bạn hãy lựa chọn kem đánh răng có màu trắng để tránh tình trạng kích ứng da.

2.3. Mẹo vặt trị mụn nhọt ở mông bằng rau mồng tơi

Mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi nếu điều trị bằng lá mồng tơi? Đây là loại rau được dùng để chế biến trong nhiều món canh với hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn có công dụng trị mụn nhọt ở mông rất hiệu quả.

Trong rau mồng tơi có tính mát và giải độc tốt nên đắp lên da giúp giảm viêm nhanh chóng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng theo các bước sau:

  • Lá mồng tơi bạn đem rửa sạch, để khô nước rồi xay nhuyễn hoặc giã nát.
  • Đắp phần bã rau mồng tơi lên ổ mụn nhọt và giữ yên khoảng 15 phút. Việc này sẽ giúp các tinh chất trong loại rau này phát huy tối đa công dụng.
  • Sau đó, bạn lột bỏ phần bã mồng tơi và rửa sạch với nước ấm vùng ổ mụn.
  • Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần để mụn mọc ở mông nhanh chóng được loại bỏ.

Trường hợp mọc mụn nhọt ở mông nào nên đến gặp bác sĩ?

Với câu hỏi mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Khi bị mụn nhọt ở mông đa phần mọi người thường tự ý điều trị tại nhà. Bởi vì họ nghĩ rằng nó cũng giống như nhiều dạng mụn bọc và mụn mủ trên da khác.

Cách điều trị mụn nhọt đầu tiên mọi người nghĩ đến là thoa thuốc mỡ hoặc đắp lá thuốc. Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu thì nếu mụn nhọt sưng to và lâu ngày không khỏi. Trường hợp có ngòi màu trắng chuyển dần thành vàng thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn được điều trị theo liệu trình phù hợp và hiệu quả nhất.

Nếu tình trạng mụn nhọt sưng to và lâu ngày không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ

Tuyệt đối bạn không nên động chạm hoặc tùy tiện nặn mụt nhọt ở mông tại nhà. Việc này sẽ tránh vi khuẩn lây lan sang những vùng da lân cận và khiến mụn nặng hơn.

Tốt nhất là sau khoảng 3 – 4 ngày nếu bạn không thấy tình trạng mụn giảm bớt. Thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu để biết chính xác nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Bài viết trên cũng đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi ’’mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi?’’. Có thể kết luận, mụn nhọt có nhanh khỏi hay không còn phụ thuộc vào cách điều trị của bạn. Đối với những nốt mụn nhỏ, bạn có thể thực hiện cách bài thuốc dân gian tại nhà. Tuy nhiên, nếu mụn sưng to và lâu ngày không thuyên giảm thì bạn nên gặp bác sĩ. Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp bạn loại bỏ những nốt mụn đáng ghét này.

Bình luận

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da rất thường gặp. Nhọt ở da là bệnh lý lành tính và nhìn có vẻ đơn giản. Tuy nhiên không ít tai biến đã xảy ra vì chủ quan trong cách chăm sóc và điều trị bệnh. Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến bạn đọc phương pháp điều trị mụn nhọt hiệu quả.

Nên làm gì khi bị mụn nhọt?

Đây là bệnh lý lành tính nên chúng ta có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, mụn nhọt có thể trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, mọi người nên nhận biết những dấu hiệu xấu và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Bạn cần phải gặp bác sĩ khi nhọt da có các triệu chứng sau:

  • Nhọt da khiến bạn đau không thể chịu nổi. Cơn đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc giấc ngủ.
  • Mụn nhọt to nhanh và lan rộng tạo thành một khối sưng viêm lớn ở da. Kích thước nhọt to hơn 5 cm là dấu hiệu đáng báo động.
  • Bạn bị sốt khi bị nhọt. Thông thường một mụn nhọt đơn giản sẽ không gây sốt. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt kèm lạnh run có khả năng cao bị nhiễm trùng máu hoặc ảnh hưởng đến cơ quan khác.
  • Bạn bị nổi hạch khi bị nhọt cũng là dấu hiệu xấu cho thấy mụn nhọt có thể trở nên nghiêm trọng.
  • Mụn nhọt tồn tại kéo dài hơn hai tuần. Thông thường những mụn nhọt đơn giản sẽ lặn và lành trong vòng hai tuần chỉ với những cách xử trí đơn giản tại nhà. Nếu nhọt da vẫn hiện diện và có triệu chứng sưng đau kéo dài hơn hai tuần, tình huống có thể sẽ nghiêm trọng.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, ung thư có hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi bị nổi nhọt da, những đối tượng này nên nhanh chóng đến cơ sở y tế trong thời gian sớm để tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.

Mụt nhọt thường mọc ở mặt, tay, thậm chí ở cả trong tai hay lỗ mũi… Cách điều trị mụn nhọt như thế nào

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở nang lông

Điều trị mụn nhọt như thế nào?

Nhọt da là tình trạng nhiễm trùng nang lông do một loại vi khuẩn tên Staphylococus aureus [tụ cầu vàng]. Khi bi nhọt da người bệnh sẽ có các triệu chứng sưng đau và có mủ. Các phương pháp giúp xử trí mụn nhọt là giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Giảm đau

– Cơn đau có thể rất tồi tệ và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Thậm chí nhọt da còn khiến cho người bệnh không thể ngủ được. Các phương pháp giúp giảm đau bao gồm đắp gạc ấm và sử dụng thuốc giảm đau.

– Sử dụng gạc y tế với nước sạch được làm ấm đắp lên vùng bị nhọt khoảng 10 phút. Lặp lại động tác này vài lần trong ngày sẽ có hiệu quả. Chườm ấm không chỉ giúp giảm đau mà còn làm lành vùng nhọt nhanh chóng.

– Thuốc giảm đau có thể hiệu quả đẩy lùi cơn đau do nhọt da gây ra. Lưu ý, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế khi cơn đau không thuyên giảm với thuốc giảm đau.

Giảm viêm

Nhọt có thể tự lặn trong vòng 10 ngày đến hai tuần mà không cần dùng thêm thuốc gì. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để đẩy lùi nhiễm trùng. Điều này có ích giúp ngăn chặn biến chứng nặng xảy ra.

Chống nhiễm trùng

– Rửa sạch tay bằng xà phòng khi chăm sóc vùng da bị nhọt để hạn chế lây nhiễm thêm vi khuẩn.

– Vệ sinh vùng da bị nhọt bằng nước sạch hay nước muối sinh lý.

– Nếu nhọt da quá to, có thể rạch nhọt để thoát mủ ra ngoài giúp nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý nặn nhọt tại nhà vì có nguy cơ làm nhiễm trùng lan rộng hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế vô khuẩn để rạch mủ từ nhọt.

Làm thế nào để phòng tránh bị mụn nhọt?

Nhọt da là một bệnh lý lành tính và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nó cũng có thể diễn tiến nặng hơn và gây biến chứng. Vì vậy chúng ta cần có những thói quen chăm sóc thật tốt để hạn chế bị mụn nhọt.

Các cách ngăn ngừa mụn nhọt bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
  • Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân để ngăn ngừa lây nhiễm nhọt da và các bệnh lý khác.
  • Chăm sóc tốt vết thương ở da hay vết côn trùng cắn.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính ở da như bệnh vảy nến.
  • Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bệnh thận và các bệnh lý khác có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính gây ra bởi vi khuẩn. Tuy là bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần thận trọng trong chăm sóc và điều trị để hạn chế xảy ra những tai biến không mong muốn.

Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết được viết bởi bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền để hiểu lý do vì sao “Không nên chủ quan với mụn nhọt” nhé!

Video liên quan

Chủ Đề