Tại sao lươn bỏ ăn

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao là lý do nhiều bà con nông dân phát triển mô hình nuôi lươn kiếm thêm thu nhập. Dẫu vậy, quá trình nuôi lươn đòi hỏi người nông dân phải chăm sóc cẩn thận, chịu khó quan sát cũng như am hiểu về lươn, đặc biệt là các loại bệnh mà lươn thường mắc phải.

Bệnh sốt nóng

Bệnh sốt nóng xảy ra do mật độ nuôi dày đặc dẫn tới lượng oxy hòa tan thấp hoặc do ô nhiễm môi trường nước từ thực ăn thừa không được dọn sạch. Biểu hiện của lươn khi mắc bệnh có thể nhận thấy rõ khi nhiệt độ nước có dấu hiệu tăng lên, trong nước có chứa dịch nhớt do lươn tiết ra. Lươn đầu sưng phồng, quấn lấy nhau và có dấu hiệu ngoi ngóp, chết hàng loạt.

Để điều trị, cần vớt hết lươn chết ra khỏi ao, thay nước và đất đồng thời giảm mật độ nuôi, nâng cao chất lượng nước trong bể. Có thể thả thêm bèo để che mát và thả thêm cá trê để ăn thức ăn thừa. Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phầm nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng hay phèn xanh để ngâm tắm cho lươn.

Thả bèo để làm mát cho lươn. Ảnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước.

Bệnh lở loét

Bệnh lở loét xuất hiện với nhiều vết lở loét hình tròn trên mình lươn, khiến lươn bơi lội khó khăn, nổi đầu lên mặt nước hoặc bị rụng đuôi. Nguyên nhân chính gây bệnh là do ký sinh trùng hoặc vi trùng gây nên.

Để phòng bệnh lở loét, cần sát trùng bể bằng vôi trước khi nuôi hoặc phun thuốc Steptomycin.

Để chữa bệnh, nông dân cần trộn Oxytetra vào thức ăn cho lươn với liều lượng 5g/50kg lươn, có thể trộn kèm vitamin C, đồng thời, bôi thuốc tím vào vết loét.

Bệnh tuyến trùng

Bệnh tuyến trùng do ký sinh trùng đường ruột gây ra. Lươn mắc bệnh có dấu hiệu yếu, ký sinh nhiều dẫn đến hậu môn sưng đỏ, yếu dần rồi chết.

Cách điều trị trước tiên cần vớt hết lươn chết khỏi ao. Thay nước và thay đất nếu bà con thấy bị ô nhiễm nặng đồng thời sử dụng các sản phẩm diệt nội ký sinh trùng, trộn trực tiếp vào thức ăn cho lươn trong khoảng 4-5 ngày.

Thay nước và sử dụng các sản phẩm diệt nội ký sinh trùng. Ảnh: Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bệnh đỉa bám

Bệnh đỉa bám gây nên do đỉa bám vào phần đầu lươn, hút máu lươn làm cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm. Bệnh khiến cho lươn yếu, kém ăn và dần chết khi bị nhiễm trùng nặng.

Để phòng trị bệnh đỉa bám, cần sử dụng dung dịch phèn xanh [sulphate đồng] với liều lượng 100ppm. Ngâm, rửa bồn trong khoảng 5-10 phút đồng thời sử dụng các sản phẩm phòng trị ngoại ký sinh trùng.

Bệnh nấm thủy mi

Nấm thủy mi do ký sinh trùng gây ra, với triệu chứng là hình thành các đám sợi hình bông, bám vào mình hoặc trứng lươn. Phòng chống bệnh nấm thủy mi, người nông dân cần sát trùng bể bằng vôi trước khi nuôi.

Đối với lươn mắc bệnh, hòa Sodium bicarbonate với nước theo tỷ lệ 0,4/1000, sau đó tưới khắp bể. Bên cạnh đó, cần tắm cho lươn bằng nước muối cũng như ngâm trứng vào dung dịch xanh methylene để diệt ký sinh trùng.

Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, dẫu vậy đây vẫn là giống được đánh bắt từ thiên nhiên, không qua thuần hóa. Vì thế, quá trình nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh ngay từ trước khi thả giống cũng như tham khảo, áo dụng các kỹ thuật nuôi lươn hiệu quả để loại bỏ mầm bệnh và đạt năng suất chăn nuôi cao nhất.

Vân Anh

Để đạt được hiệu quả cao trong nuôi lươn, đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, nắm chắc quá trình phát triển, cũng như xử lý tốt khi phát sinh bệnh tật. Theo kinh nghiệm, tốt nhất là nên phòng bệnh nếu để lươn nhiễm bệnh thì hậu quả để lại rất nặng nề, nhẹ nhất là hao hụt ít, nhưng sẽ mất một thời gian lươn không lớn và có thể sẽ chậm lớn do dư lượng kháng sinh còn lại sau khi dùng thuốc. Trên cơ sở thực tế đã nuôi, trại chúng tôi xin trao đổi kinh nghiệm để phòng và chữa một số bệnh thường gặp đối với con lươn như sau:

1. Bệnh đỏ mang, đỏ ruột, đỏ hậu môn, thần kinh

- Biểu hiện bệnh: Xuất hiện lươn chết một vài con, kiểm tra thấy mang đỏ, phía dưới bụng đỏ, hậu môn sưng lòi ra ngoài, ngoài ra còn xuất hiện một số con lươn bơi lờ đờ, đầu to, mình dài.

- Nguyên nhân: Do nguồn nước trong bồn lươn nuôi bị nhiễm bẩn, lươn tiết nhớt nhiều trong mùa nắng, thức ăn thừa phân hủy tạo ra các loại khí độc, thức ăn cho lươn có vấn đề từ các nguyên nhân trên xuất hiện các vi khuẩn Gram âm tấn công lươn nuôi gây đỏ mang, ỉa phân trắng. Nếu không phát hiện sớm lươn ngừng ăn và chết rất nhanh.

- Phòng bệnh: Sử dụng thuốc Vimero theo liều lượng ghi trên bao bì hoặc có thể dùng bài thuốc dân gian để trị hiệu quả rất cao: trộn thêm củ tỏi vào thức ăn cho lươn hoặc có thể đập dập củ tỏi treo trong bồn nuôi.

- Điều trị: Sử dung Kháng sinh: Enrofloxacin hoặc Ampicilline để điều trị. Có thể dùng thuốc MD AMCOLENRO 2595 FISH của công ty Minh Dũng hoặc Vimenro để điều trị theo liều lượng ghi trên bao bì. Quá trình điều trị ngừng không dung Vitamin C, kết hợp tăng mem tiêu hóa.

2. Lươn bị phù đầu

- Biểu hiện bệnh: Lươn chết với biểu hiện phù đầu, sưng bụng. những con đầu đàn [lớn nhất trong đàn] thường chết trước.

- Nguyên nhân: Ăn nhiều thức ăn, lớn nhanh gây thừa đạm và gây ngộ độc nội tạng, bị sốc nước, nhiệt độ khi chuyển môi trường nuôi…

- Phòng bệnh: Trộn thêm vào thức ăn hàng ngày lá Gòn non xay nhiễn, cây Nha Đam và Diệp Hạ Châu, Vitamin C theo tỷ lệ thích hợp.

- Trong thời gian nuôi thương phẩm chú ý 1 tuần nên ngừng cho ăn 01 đến 02 ngày đề phòng lươn bị chết do thừa đạm rất khó điều trị [khi xảy ra, hao hụt rất cao có thể chết hết hoặc 70% lươn trong bể nuôi].

- Điều trị: Khi thấy có lươn chết với biểu hiện như trên là phải dùng thuốc ngay, nêu không dùng thuốc ngay lươn chết rất nhanh. Sử dụng thuốc SORBITOL+ B12 kết hợp Vitamin C + Men tiêu hóa [tăng gấp đôi số lượng men tiêu hóa trong cùng một đơn vị thức ăn] để cho ăn, trong khoảng 3 đến 5 ngày là lươn ngừng chết. Nếu lươn bỏ ăn thì có thể dung Tetracilin + muối hột + C bạc hà tạt vào hồ theo hướng dẫn ghi trên bao bì [liên hệ A-Thu].

3. Chết không rõ nguyên nhân

- Biểu hiện bệnh: Lươn chết dần, ngày chết vài con không biểu hiện rõ ràng.

- Nguyên nhân: Nước bị nhiễm bẩn do cho ăn lâu ngày, không tiến hành vệ sinh, thức ăn còn dư biến đổi, sinh các chất độc trong nước; cho lươn ăn cá biển có ướp 01 số chất bảo quản gây ngộ độc như: Urê, Hàn the…sau khi ăn, lươn có thể ói ra thức ăn.

Lươn bị ngộ độc gan, thận hoặc bị nhiễm giun, sán.

- Điều trị:

+ Định kỳ 2 tháng xổ giun cho lươn 01 lần, thời gian cho ăn thuốc liên tục trong 03 ngày. Sau khi xổ giun lươn sẽ ăn yếu sau 01 tuần sẽ trở lại bình thường và tiết rất nhiều nhớt vì vậy chú ý thay nước ngày 2 đến 3 lần trong giai đoạn xổ giun.

+ Xử lý nguồn nước nuôi: Dùng Pôvidin khử trùng nước thay hàng ngày. [Định kỳ Sử dụng vôi nông nghiệp với liều lượng 20g/1m3 nước, ngân khoảng 15 - 20 phút thay nước mới. Cách dùng bơm nước vào bể theo mực nước bơm hàng ngày, sau đó hòa vôi với nước tạt đều trong hồ, lưu ý khi tạt vôi tránh tạt trực tiếp vào lươn và quá trình tạt, quan sát biểu hiện của lươn. Nếu lươn sao động mạnh, ngừng tạt và thay nước ngay vì lươn đã có biểu hiện bệnh. Nên sử dụng vôi 01 lần/tuần đề phòng lươn bị phù đầu và ghẻ lở].

+ Cho ăn kết hợp các loại thuốc sau trong 01 tuần:

Cho ăn 03 loại thuốc phối trôn gồm: FENICOL + TÊCÔLI + LACTIZYM [của công ty SAFA] liều lượng 01 muỗng Cafê đá cho 01 kg thức ăn trong 03 ngày.

Cho ăn kết hợp 02 loại thuốc phối trộn gồm: SORBITOL+ B12 và Men Vi sinh hãng Bayer trong 03 ngày tiếp theo.

Trong quá trình nuôi chúng tôi cam kết hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho khách hàng. Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ trại giống của chúng tôi trong thời gian qua, Trại  lươn giống Thanh Hóa  Chúc các bạn nuôi lươn thành công!!!

[Rất mong sự đóng góp trao đổi kinh nghiệm của bà con, góp phần đưa nghề nuôi lươn thành phong trào mang lại thu nhập cao cải thiện kinh tế hộ gia đình].

Lươn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, giàu protein giúp bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều mô hình nuôi lươn đã được phát triển đặc biệt mô hình nuôi lươn không bùn mang đến nhiều kết quả tốt, lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên quá trình nuôi lươn do sự thay đổi thất thường của thời tiết, không quản lý tốt lượng thức ăn, quản lý tốt chất lượng nước,…đã gây ra nhiều bệnh trên lươn gây thiệt hại cho bà con. Để giúp bà con hiểu rõ hơn, có dấu hiệu nhận biết về một số bệnh thường gặp trên lươn từ đó có biện pháp phòng và điều trị bệnh cho lươn hiệu quả hơn bà con hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu qua bài viết tổng hợp này nhé.

6 bệnh thường gặp trên lươn Nguồn ảnh internet

1. Bệnh lở loét trên lươn [bệnh đóng dấu]

Dấu hiệu nhận biết: Xuất hiện nhiều vết tròn hay bầu dục màu đỏ trên thân lươn. Toàn thân bị lở loét, thậm chí bị rụng đuôi làm cho lươn bơi lội khó khăn, lươn hay ngốc đầu lên mặt nước để thở, bệnh này làm cho lươn yếu dần rồi chết, thường xuất hiện từ tháng 5-9 hàng năm.

Nguyên nhân: Môi trường nước bị ô nhiễm, vi khuẩn có hại phát triển, khi lươn bị sây sát, trầy xước, khi đó các vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ bám vào vết thương và sinh trưởng phát triển dần thành những vết loét lớn

Giải pháp: Diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3 hòa tan với nước tạt đều khắp bể. Nên sử dụng vào lúc trời mát để tăng hiệu quả xử lý. Sau 2 ngày diệt khuẩn tiến hành cấy vi sinh EM Aqua: 10ml/10m3 để cung cấp vi sinh có lợi cho bể nuôi.

Novadine

Chế phẩm sinh học EM Aqua

Trong thời gian xử lý nước cần điều chỉnh giảm lượng thức ăn, đồng thời trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn: Flor 500 For Fish: 10g/3kg thức ăn + Vitamin C: 5kg/kg thức ăn + Giải độc gan thận: 5g/kg thức ăn cho ăn liên tục trong vòng 5-7 ngày.

Nova Flor 500 For Fish

Vintamin C cho thủy sản Nova-C

Phòng bệnh: Nuôi lươn với mật độ thích hợp, cần sát trùng bể nuôi bằng vôi hoặc Novadine hoặc thuốc tím trước khi thả lươn. Tắm lươn trong 15-20 phút bằng muối ăn 200-300g/10 lít nước trước khi thả nuôi. Những thời điểm nắng nóng hạn chế những tác động trực tiếp lên lươn làm lươn sây sát tạo điều kiện cho vi khuẩn, kí sinh trùng tấn công. Quản lý tốt chất lượng nước, thường xuyên thay nước bổ vi chế phẩm vi sinh EM Aqua vào bể nuôi để tăng cường vi sinh có lợi. Hàng ngày trộn Aqua-Beta Garlic 3g/kg thức ăn + Vitamin C 4-5g/ kg thức ăn: giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng ngăn chặn bệnh do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

6 bệnh thường gặp trên lươn

2. Bệnh giun sán, ký sinh trùng,…

Nguyên nhân: Các loại giun tròn ký sinh trong ruột, trong ống dẫn mật, gây tắc ống mật…

Giải pháp: Tắm lươn trong 15-20 phút bằng muối ăn 200-300g/10 lít nước hoặc có thể dùng thuốc tím 1-2g/m3 tắm cho lươn.

Trộn Nova Praziquantel 8g/kg cho ăn liên tục 3-5 ngày + Vitamin C: 5kg/kg thức ăn + Giải độc gan thận: 5g/kg thức ăn cho ăn liên tục trong vòng 5-7 ngày.

6 bệnh thường gặp trên lươn

Phòng bệnh: Cần tẩy giun cho lươn định kỳ bằng Nova Praziquantel 5-8g/kg thức ăn cho ăn liên tục 3 ngày, 2-3 tuần cho ăn 1 đợt. Sau khi tẩy giun cần diệt khuẩn nguồn nước bằng Novadine, sau 2 ngày diệt khuẩn cấy lại vi sinh có lợi bằng chế phẩm EM Aqua

3.Bệnh đường ruột [bệnh tuyến trùng hoặc bệnh viêm ruột]

Nguyên nhân: Do loại ký sinh trùng ở trong đường ruột gây nên.

Tuyến trùng có màu trắng, chiều dài khoảng 1cm, đầu của tuyến trùng bám vào phần niêm mạc của lươn để phá hoại các mô, hình thành những bào nang gây nên viêm ruột sưng đỏ. Khi chất lượng nước kém, sức khỏe lươn yếu, không có sức đề kháng chúng sẽ phát triển mạnh và gây ra bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết: Ruột của lươn sẽ bị sưng đỏ, hậu môn sưng lên có vết màu đỏ, rối loạn tiêu hóa, có thể có phân nổi trên mặt nước, thân lươn đen, bơi chậm chạp, yếu ớt, trở nên kiệt sức dần và chết.

6 bệnh thường gặp trên lươn

6 bệnh thường gặp trên lươn

Nguồn ảnh internet

Giải pháp: Trộn men tiêu hóa Nova – Bacilac fish vào thức ăn 5g/kg thức ăn + men EM tỏi 100-200ml/ kg thức ăn cho ăn liên tục 3-5 ngày.

Công thức ủ men EM tỏi và con có thể tham khảo bài viết qua link này nhé: Ứng dụng tuyệt vời của tỏi trong nuôi trồng thủy sản

Nova-Bacilac Fish

men EM tỏi

Diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3 hòa tan với nước tạt đều khắp bể. Sau 2 ngày diệt khuẩn tiến hành cấy vi sinh EM Aqua: 10ml/10m3 để cung cấp vi sinh có lợi cho bể nuôi.

Phòng bệnh: Để hạn chế lươn mắc bệnh này cần sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị ẩm móc. Thay nước sạch sau khi cho ăn. Trong suốt quá trình nuôi trộn men tiêu hóa vào thức ăn với lượng 5g/kg thức ăn. Đồng thời bổ sung men EM tỏi 50-100ml/kg thức ăn cho ăn liên tục 2-3 ngày, định kỳ sau 7-10 ngày lặp lại để tăng sức đề kháng hỗ trợ tiêu hóa tốt cho lươn phòng ngừa bệnh đường ruột. Đặc biệt vào mùa lạnh việc bổ sung men EM tỏi vào thức ăn cho lươn giúp đường ruột lươn ấm, hỗ trợ tiêu hóa tốt lượng thức ăn, giúp lươn tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, tăng trưởng phát triển tốt.

4. Bệnh xuất huyết

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Thường xuất hiện ở giai đoạn lươn hương, giống và thương phẩm.

Dấu hiệu nhận biết: Lươn bị xuất huyết toàn thân, tuột nhớt, hậu môn sưng và xuất huyết. Miệng bị sưng và đỏ tím, đôi khi thấy máu chảy ra ở miệng. Đuôi bị hoại tử, trên lưng có các vết thương, trên thân có nhiều khối u, mắt lồi, mờ đục. Lươn bơi không bình thường, chao đảo và thường ngóc lên mặt nước quẫy mạnh, sau một thời gian là chết.

Giải pháp:

  • Loại bỏ những con lươn bị bệnh nặng hoặc đã chết ra khỏi bể
  • Diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3
  • Trộn Nova-Sultrim 240 đặc trị bệnh xuất huyết 2g/kg thức ăn cho ăn 1 lần trong ngày + Vitamin C: 5kg/kg thức ăn + Giải độc gan thận: 5g/kg thức ăn cho ăn liên tục trong vòng 5-7 ngày.
6 bệnh thường gặp trên lươn

Phòng bệnh: Kiểm soát điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước. Cần thay nước sau khi cho lươn ăn. Bổ sung vi sinh có lợi men vi sinh EM Aqua vào bể nuôi để lấn ác các vi khuẩn có hại.

5.Bệnh nấm thủy mi

6 bệnh thường gặp trên lươn Nguồn ảnh internet

Nguyên nhân: Bệnh do nấm ký sinh gây nên, những sợi nấm bám chặt vào da lươn hoặc trên bề mặt trứng lươn hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu, yếu dần rồi chết. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, trong đó thời gian cuối đông – đầu xuân là thời gian dịch bệnh lây lan nhiều và nhanh nhất.. Khi bị bệnh trên thân lươn có các đám sợi hình cục màu trắng như bông gòn, nếu nặng có thể gây lở loét.

Giải pháp: Tắm lươn trong 15-20 phút bằng muối ăn 200-300g/10 lít nước hoặc có thể tắm cho lươn bằng thuốc tím hoặc xanh methylen 1-2g/m3 tắm liên tục trong 2-3 ngày.

Bổ sung men vi sinh EM Aqua giúp phân hủy nhanh các chất dư thừa có trong nước ao nuôi, giúp bổ sung vi sinh có lợi cho nguồn nước.

Phòng bệnh: Cần sát trùng sạch sẽ bể nuôi và tắm lươn bằng muối ăn trước khi thả nuôi.

Quản lý tốt chất lượng nước, thường xuyên thay nước bổ vi chế phẩm vi sinh EM Aqua vào bể nuôi để tăng cường vi sinh có lợi.

6. Bệnh sốt nóng

Nguyên nhân: Mật độ nuôi dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết: Khi môi trường bể nuôi quá bẩn, lươn mất cân bằng sinh lý, cơ thể tiết nhiều dịch nhầy. Lươn bị xáo động trong bể, cuốn nhau thành từng búi, đầu lươn sưng phồng to, chết hàng loạt.

6 bệnh thường gặp trên lươn Nguồn ảnh internet

Giải pháp: Giữ chất lượng môi trường nước luôn sạch, giảm mật độ nuôi bằng cách san lươn sang bể khác. Thay nước, thêm nước sạch vào bể, nâng cao mực nước trong bể, che mát. Thường xuyên vớt lươn chết khỏi bể, thay nước mới hoàn toàn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi lươn bị bệnh. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Người tổng hợp: Nguyễn Hiền

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!

Mọi thắc mắc về “6 bệnh thường gặp trên lươn”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: [028] 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: ; ,

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Video liên quan

Chủ Đề