Nguyên nhân hói đầu ở nam không ở nữ

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ECO

Địa chỉ

  • 148 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
  • Số 180 Trường Chinh, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Lô 02-A4.3, Lô 03-A4.3 - Khu đất công viên Bắc Tượng Đài, Phường Hoa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Số Chứng Nhận ĐKKD:

0102637020, Cấp Ngày 29/01/2018,
Tại Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội

Bệnh hói đầu là một chứng bệnh liên quan tới mái tóc ngày càng phổ biến hiện nay. Hói đầu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới với những biểu hiện khác nhau. Mời bạn cùng rungtoc.vn tìm hiểu các triệu chứng bệnh hói đầu và cách điều trị ngay dưới đây.

Nguyên nhân hói đầu ở nam không ở nữ

Mục lục

  • 1. Hói đầu là gì?
  • 2. Các triệu chứng hói đầu ở nam giới và nữ giới
  • 3. Triệu chứng hói đầu ở nam giới
    • 3.1. Triệu chứng hói đầu từng mảng
    • 3.2. Triệu chứng tóc bị hói ở đỉnh đầu
    • 3.3. Biểu hiện hói đầu dạng thụt lùi đường chân tóc
  • 4. Triệu chứng hói đầu ở nữ giới
    • 4.1. Triệu chứng hói đầu ở đường rẽ ngôi
    • 4.2. Hói đầu 2 bên thái dương
    • 4.3. Hói ở phía trước trán
  • 5. Hói đầu do bệnh lý
  • 6. Các nguyên nhân gây hói đầu
    • 6.1. Hói đầu do di truyền
    • 6.2. Do Stress, căng thẳng kéo dài
    • 6.3. Do dư thừa hormone DHT
    • 6.4. Do dùng thuốc
    • 6.5. Các nguyên nhân khác
  • 7. Điều trị hói đầu rụng tóc như thế nào để hiệu quả?
    • 7.1. Dùng thuốc trị hói đầu
    • 7.2. Tham khảo TPCN Maxxhair – Hỗ trợ giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc từ bên trong
    • 7.3. Gội đầu và dưỡng tóc một cách khoa học
    • 7.4. Chải đầu đúng cách
    • 7.5. Tạm thời dừng nhuộm tóc, tạo kiểu tóc
    • 7.6. Tránh stress, căng thẳng
    • 7.7. Chế độ ăn uống khoa học

Hói đầu là gì?

Bệnh hói đầu hay còn gọi tắt là hói đầu là tình trạng người bệnh bị rụng tóc nhiều, số lượng tóc rụng đi nhiều hơn so với số lượng tóc con mọc lên, lâu dần tạo thành những vùng da đầu không có tóc – gọi là vùng da đầu bị hói.

Người bị hói đầu thường có số lượng tóc rụng mỗi ngày lớn trên 100 sợi/ngày. Tình trạng này sẽ không tự ngưng lại, thậm chí còn diễn biến phức tạp hơn nếu không có hướng cải thiện kịp thời.

Bệnh hói đầu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, cả người trẻ tuổi, người cao tuổi và ở cả trẻ em. Thường tỉ lệ nam giới có nguy cơ hói đầu cao hơn nữ giới.

Hói đầu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình, khiến người bệnh có cảm giác tự ti, ái ngại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng hói đầu ở nam giới và nữ giới

Cả nam giới và nữ giới khi gặp chứng hói đầu đều có một số triệu chứng cảnh báo chung như:

  • Tóc rụng nhiều, liên tục trong thời gian dài
  • Tóc con mọc ít hoặc không mọc trở lại
  • Da đầu bị lộ những mảng trắng lớn.

Tuy nhiên, mức độ hói đầu ở nam giới thường nặng hơn và dễ nhận biết hơn ở nữ giới.

Nguyên nhân hói đầu ở nam không ở nữ
Hói đầu xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới

Hói đầu ở nam giới thường khiến cả một hoặc nhiều vùng da đầu “nhẵn thín”, không có sợi tóc con mọc lên. Còn hói đầu ở nữ giới không bị rụng tóc hoàn toàn, vẫn còn những sợi tóc con mọc lên giúp vùng da đầu không bị lộ toàn bộ.

Dưới đây là chi tiết một số chứng hói đầu ở nam giới cũng như triệu chứng nhận biết:

Triệu chứng hói đầu từng mảng

Hói đầu từng mảng hay còn gọi là chứng rụng tóc từng mảng là một kiểu hói đầu thường gặp ở nam do bệnh tự miễn gây nên. Hói đầu từng mảng khiến tóc bị rụng thành từng đốm tròn bằng đồng xu hoặc thành từng mảng nhỏ trên da đầu.

Ở thời gian đầu, sau khi rụng tóc từng mảng vẫn có thể mọc lại tóc con với số lượng ít, sợi tóc mảnh, yếu và dễ rụng. Sau đó có thể lan rộng diện tích ra xung quanh, bề mặt da đầu nhẵn, bóng, hơi nhăn nheo.

Triệu chứng tóc bị hói ở đỉnh đầu

Tóc ở vùng đỉnh đầu (thường là vùng xoắn ốc, vùng vương miện) bị rụng tóc nhiều, tóc sau khi rụng không tự mọc lại hoặc mọc lại ít không cân bằng với lượng tóc bị rụng đi.

Lâu dần khiến tóc bị hói ở đỉnh đầu với một mảng nhỏ và sẽ lan rộng hơn thành hói đầu chữ O nếu không được can thiệp và cải thiện kịp thời.

Nguyên nhân hói đầu ở nam không ở nữ

Biểu hiện hói đầu dạng thụt lùi đường chân tóc

Đường chân tóc là đường ranh giới giữa vùng trán và phần tóc đầu tiên tiếp xúc với trán.

Hói đầu dạng thụt lùi đường chân tóc khiến tóc bị rụng ở phía trước trán trong giai đoạn đầu. Tóc con có mọc lại nhưng dễ bị gãy rụng và tỉ lệ tiếp tục mọc lại sau đó giảm dần.

Khi tình trạng kéo dài, bạn sẽ cảm nhận thấy đường chân tóc bị thụt lùi lại về phía đỉnh đầu => xuất hiện những vùng hói đầu do thụt lùi đường chân tóc đầu tiên. Lâu dần sẽ gây kiểu hói đầu chữ U ngược (hình móng ngựa) hoặc hói đầu toàn bộ (trường hợp nặng).

Triệu chứng hói đầu ở nữ giới

Nữ giới bị hói đầu thường không bị lộ rõ toàn bộ vùng da đầu. Hói đầu ở nữ giới cũng chia thành nhiều dạng với những biểu hiện cụ thể:

Triệu chứng hói đầu ở đường rẽ ngôi

Đường rẽ ngôi là đường chính giữa rẽ tóc thành hai bên.

Hói đầu ở đường rẽ ngôi là tình trạng tóc bị rụng dần và ít mọc lại tại đường rẽ ngôi. Nó khiến cho diện tích đường rẽ ngôi ngày càng rộng hơn. Phần da đầu gần đường rẽ ngôi có hiện tượng tóc thưa và mỏng dần.

Hói đầu 2 bên thái dương

Hói đầu ở 2 bên thái dương là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh.

Hói đầu 2 bên thái dương biểu hiện rõ nhất khi tóc mỏng dần ở hai bên thái dương, lượng tóc con mọc lại ít và rất dễ bị gãy rụng; tuy nhiên vẫn không bị rụng toàn bộ 2 bên thái dương như nam giới.

Hói ở phía trước trán

Hói ở phía trước trán xảy ra khi một vị trí hoặc một vùng gần đường chân tóc bị rụng tóc nhiều, tóc con có mọc lại nhưng với số lượng ít khiến vùng này tóc thưa hơn hẳn các vùng da đầu bình thường khác. Hói đầu ở phía trước trán dễ gặp ở những người hay để tóc mái.

Hói đầu do bệnh lý

Bên cạnh những kiểu hói đầu không phải do bệnh lý thì cũng có một số kiểu hói đầu do tác động của bệnh lý hoặc tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh gây ra.

Hói đầu do nấm, viêm nhiễm da đầu

Tóc rụng nhiều trong thời gian ngắn, lộ ra những vùng da đầu hói. Phần da đầu này bị tấy đỏ và rất ngứa.

Nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng trên thì nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời vì đây rất có thể là dấu hiệu của chứng hói đầu do nấm, viêm nhiễm da đầu. Tình trạng này kéo dài có thể gây hói đầu vĩnh viễn do vùng da đầu bị sẹo.

Nguyên nhân hói đầu ở nam không ở nữ
Nấm, viêm nhiễm da đầu gây hói đầu nếu không chữa trị kịp thời

Hói đầu do mắc bệnh về tuyến giáp

Bạn thấy tóc rụng nhiều bất thường, lượng tóc con mọc lại giảm đi. Da đầu lộ ra các mảng hói, trắng bóng. Đây có thể là dấu hiệu của những người mắc bệnh về tuyến giáp.

Hói đầu toàn bộ

Hói đầu toàn bộ là hiện tượng toàn bộ tóc trên da đầu bị rụng. Hiện tượng này thường xảy ra khi điều trị các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo bằng phương pháp xạ trị, hóa trị; hoặc đây cũng có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc trị ung thư…

Do bị hói đầu toàn bộ bởi tác động bên ngoài nên khi kết thúc liệu trình điều trị hoặc ngừng sử dụng thuốc thì sau một thời gian tóc có thể mọc lại bình thường.

Các nguyên nhân gây hói đầu

Một số nguyên nhân gây bệnh hói đầu thường gặp:

Hói đầu do di truyền

Đây là nguyên nhân gây hói đầu thường gặp nhất. Những gia đình có bố hoặc ông nội từng mắc bệnh hói đầu thì người con trai khi sinh ra sẽ có tỉ lệ bị hói đầu cao hơn người bình thường.

Do Stress, căng thẳng kéo dài

Khi bạn stress, mệt mỏi và căng thẳng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Điều này có thể tác động làm rối loạn quá trình luân chuyển máu đến da đầu, làm chậm quá trình phát triển của nang tóc gây tình trạng rụng tóc hói đầu.

Do dư thừa hormone DHT

Hormone DHT (Dihydrotestosterone) là hormone được sinh ra bởi sự chuyển hóa từ testosterone trong cơ thể. Khi quá trình chuyển hóa DHT xảy ra quá nhiều sẽ gây dư thừa DHT.

Nguyên nhân hói đầu ở nam không ở nữ
Sự dư thừa DHT gây rụng tóc hói đầu

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự dư thừa hormone DHT (dihydrotestosterone) là nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu ở cả nữ giới và nam giới, trong đó nam giới thường gặp chứng hói đầu và có thể di truyền sang đời sau. Dư thừa DHT ở nữ gây rụng tóc nhiều (nhẹ hơn nam giới), thường xảy ra ở thời điểm tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc ở thời điểm sau khi sinh.

Do dùng thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ gây rụng tóc hói đầu như:

  • Thuốc hóa trị, xạ trị ung thư
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Tuy nhiên với các trường hợp này, khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc một thời gian, hết đi tác dụng phụ thì tóc có thể mọc lại bình thường.

Các nguyên nhân khác

  • Do tóc phải tiếp xúc với các hóa chất tạo kiểu tóc quá nhiều.
  • Do nấm, viêm nhiễm trùng da đầu

Điều trị hói đầu rụng tóc như thế nào để hiệu quả?

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một “mắt xích” quan trọng trong cơ chế gây rụng tóc – “sự dư thừa hormone DHT gây rụng tóc” để mở ra một cơ hội mới điều trị hói đầu, làm giảm rụng tóc là: tập trung điều chỉnh sự mất cân bằng hormone DHT (dihydrotestosterone) trong cơ thể.

Dùng thuốc trị hói đầu

Hiện nay, hai loại thuốc trị hói đầu được FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt có thể sử dụng trong điều trị bệnh hói đầu là: thuốc Minoxidil và Finasteride.

Nguyên nhân hói đầu ở nam không ở nữ
Thuốc Propecia

Thuốc Finasteride: Loại thuốc sử dụng theo đường uống, có tác dụng làm hạn chế sự chuyển hóa từ hormone testosterone sang DHT (Dihydrotestosterone) => làm giảm tình trạng dư thừa DHT trong cơ thể, giúp vùng đỉnh đầu dần mọc lại tóc.

Tên biệt dược thường gặp: Propecia; Proscar; Finasteride.

Thuốc Minoxidil: Loại thuốc bôi dùng điều trị tại chỗ ở các vùng da đỉnh đầu bị hói đầu, mọc tóc thưa.

Tên biệt dược thường gặp: Minoxidil; Rogaine

Tác dụng phụ: khi sử dụng các loại thuốc điều trị hói đầu này, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Xuất tinh bất thường
  • Bất lực, mất hứng thu trong quan hệ tình dục.
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Chảy nước mũi
  • Tấy đỏ da.
  • Lông mọc rậm bất thường trên mặt
  • Kích ứng da trầm trọng

Tham khảo TPCN Maxxhair – Hỗ trợ giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc từ bên trong

Nếu không muốn gặp phải các tác dụng phụ trong quá trình điều trị rụng tóc hói đầu bằng thuốc Tây y thì bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị rụng tóc và kích thích mọc tóc từ bên trong như viên uống Maxxhair .

Nguyên nhân hói đầu ở nam không ở nữ
Maxxhair cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không hiệu quả

Viên uống Maxxhair là sản phẩm chăm sóc sức khỏe mái tóc đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm định chất lượng và cấp phép số XNCB: 3868/2017/ATTP-XNCB.

Maxxhair có thành phần là các dưỡng chất chăm sóc sức khỏe mái tóc toàn diện, hỗ trợ điều trị rụng tóc hói đầu từ bên trong như:

– Thành phần POLYAKTIV (chiết xuất từ mầm gạo Nhật Bản) có tác dụng gần tương đương với thuốc trị rụng tóc Minoxidil làm giảm rụng tóc và hỗ trợ nang tóc khỏe mạnh, kích thích tóc mọc nhanh hơn 60% so với bình thường (kết quả công bố nghiên cứu từ Tập đoàn Ozyra Oil & Fat Chemical (Nhật Bản).

– Phức hợp Kẽm và L’arginin hỗ trợ trị rụng tóc từ bên trong nhờ khả năng làm giảm nồng độ DHT dư thừa trong cơ thể.

– Hà thủ ô đỏ, Biotin, vitamin B, bột nấm tai mèo là các dưỡng chất giúp tóc con mọc khỏe và bóng mượt hơn, đẩy nhanh quá trình mọc tóc cho mái tóc nhanh dài dày hơn.

– Hoạt chất L-Carnitine fumarate hỗ trợ giảm dầu nhờn da đầu giúp chân tóc sạch thoáng.

Để tìm hiểu chi tiết các thông tin về viên mọc tóc Maxxhair cũng như được giải đáp các vấn đề liên quan đến tóc, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn phí 18001564 hoặc kết nối Zalo +84941542266 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé.

Để tìm nhà thuốc Maxxhair chính hãng mời bấm Ở ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)

Ngoài các phương pháp điều trị trực tiếp từ bên trong, bạn cũng có thể kết hợp một số thói quen chăm sóc tóc tại nhà để giúp ngăn ngừa chứng rụng tóc hói đầu như:

Gội đầu và dưỡng tóc một cách khoa học

Sử dụng dầu gội phù hợp với từng loại tóc, khi có dấu hiệu dị ứng phải dừng lại ngay. Bạn nên chú ý khi gội đầu nên tránh để dầu gội đầu tiếp xúc trực tiếp với da dầu và phải gội thật sạch không để dầu gội còn sót lại trên đầu, vì như thế khi bụi bẩn bám vào sẽ làm tắc lỗ chân lông ảnh hưởng tới sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc.

Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.

☛ Xem thêm: 15 loại dầu gội ngăn rụng tóc hiệu quả nhất

Chải đầu đúng cách

Chải đầu không những làm tóc sạch hơn mà còn kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, nuôi dưỡng tóc làm tóc mọc nhanh hơn.

Nhưng cũng cần chú ý chải đầu đúng cách như hướng chải đầu phải ngược phải hướng tóc chứ không phải xuôi theo chiều rủ xuống của tóc. Tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc, như thế không làm hư tóc đồng thời còn tác động kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh hơn.

Tạm thời dừng nhuộm tóc, tạo kiểu tóc

Nhuộm tóc, duỗi tóc sẽ làm dễ làm cho khô xơ và dễ gãy rụng. Các loại thuốc hóa chất sử dụng trong quá trình nhuộm uốn tóc có tính kiềm rất mạnh, do đó dễ làm tóc mất đi sự óng mượt.

Ngoài ra, khi uốn tóc ở nhiệt độ cao quá có thể làm tế bào tầng tóc bị phá hủy khiến tóc dễ rụng và bị cháy.

Tránh stress, căng thẳng

Hãy loại bỏ phiền muộn, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt không chỉ góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn mà còn giúp nâng cao sức khỏe cơ thể tốt hơn.

Chế độ ăn uống khoa học

Trong chế độ ăn uống, cần uống đủ nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng các loại vitamin và nguyên tố vi lượng do nước chiếm 15 – 20% trọng lượng của tóc, làm cho tóc mềm, mịn, đồng thời phải bổ sung canxi, vitamin, đặc biệt là nguyên tố nhóm B, B5, Biotin, lipid… bởi đây là những dưỡng chất rất cần cho da và tóc phát triển.

➤ Thông tin hữu ích:

  • Top 16 thực phẩm giúp mọc tóc
  • Hói đầu di truyền có chữa được không
  • Hói đầu sớm ở nam giới điều trị thế nào?