Nhà báo phạm chí dũng là ai

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: H.L

Sau khi mãn hạn tù, cả 3 bị cáo phải chịu thêm 3 năm quản chế tại địa phương.

Các mức phạt trên được phiên tòa xét xử trên cơ sở cáo trạng xác định các hành vi vi phạm chống phá Đảng và Nhà nước của các bị cáo. Cụ thể, từ tháng 7-2014, Phạm Chí Dũng cùng Nguyễn Tường Thụy và 39 người khác ra tuyên bố thành lập cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” do Phạm Dũng tự xưng là “Chủ tịch”, vạch ra mục đích gọi là đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay. Các đối tượng này đã tạo lập trang web “Việt Nam Thời Báo”, quản trị, nhận và duyệt đăng thông tin bài viết có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam và tuyên truyền về hoạt động của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, lôi kéo, phát triển hội viên trong và ngoài nước. Đến năm 2018, nhóm này có 72 hội viên tham gia. Các bị cáo: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy với vai trò là “Phó chủ tịch”, phụ trách “Chi hội miền Bắc”; Lê Hữu Minh Tuấn, với vai trò là thành viên, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. Hơn nữa, các bị cáo này thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng bất mãn về chính trị trong và ngoài nước, có tư tưởng bất mãn với chính quyền, có quá trình hoạt động chống phá Nhà nước thời gian dài, thường xuyên đăng tải bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.

Với các hành vi vi phạm trên, ngày 18-11-2019, Cơ quan An ninh Điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Chí Dũng vào ngày 21-11-2019; Nguyễn Tường Thụy vào ngày 23-5-2020; Lê Hữu Minh Tuấn vào ngày 12-6-2020 để tiến hành điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Ngày 15-10-2020, Cơ quan An ninh Điều tra đã kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố đối với 3 bị can trên về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

BẢO MINH

Theo cáo trạng, ba nhà báo trên đây đã « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước ». Các ông Phạm Chí Dũng [55 tuổi], Nguyễn Tường Thụy [71 tuổi] và Lê Hữu Minh Tuấn [32 tuổi, sinh viên] còn bị quản chế ba năm sau khi đã chấp hành bản án.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thành lập Hội Nhà báo Độc lập năm 2014 và giữ chức chủ tịch hội. Ông Nguyễn Tường Thụy là phó chủ tịch, Lê Hữu Minh Tuấn phụ trách quản trị trang web Việt Nam Thời Báo. Cáo trạng cho biết từ ngày thành lập 04/07/2014 đến 21/11/2019, các trang web và blog của Hội Nhà báo Độc lập đã đăng hơn 23.500 bài viết, trong đó riêng ông Dũng khoảng 1.530 bài.

Riêng báo Tuổi Trẻ nêu ra những khoản nhuận bút lớn [ông Dũng nhận được nhiều tỉ đồng, ông Thụy 180 triệu đồng, ông Tuấn 423 triệu đồng] và chạy tựa « Nhận tiền viết bài chống Nhà nước, Phạm Chí Dũng lãnh 15 năm tù ».

Cơ quan chức năng giám định có 25 bài viết của ông Phạm Chí Dũng, 5 bài của ông Nguyễn Tường Thụy và 6 bài của Lê Hữu Minh Tuấn có nội dung « xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ; bịa đặt, xâm phạm uy tín của đảng, chống nhà nước Việt Nam ».

Trên Facebook, luật sư Đặng Đình Mạnh [biện hộ cho ông Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn] cho biết trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập và việc viết báo, là những quyền theo hiến pháp quy định; nhưng không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam.

Cũng trên Facebook, luật sư Nguyễn Văn Miếng [bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy] thuật lại lời nói sau cùng trước tòa của ba bị cáo. Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng đây là bản án quá nặng, sẽ bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này, đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại. Ông Nguyễn Tường Thụy cũng đề nghị trả hồ sơ, nói rằng trong tương lai, những việc các ông làm hôm nay sẽ là chuyện bình thường. Ông Lê Hữu Minh Tuấn khẳng định chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Phản đối của các tổ chức nhân quyền và tự do ngôn luận quốc tế

Một ngày trước phiên tòa, ông Phil Robertson, phụ trách châu Á của Human Rights Watch [HRW] tuyên bố những cáo buộc trên đây là « sai lạc ». Ông nói : « Nếu đảng cầm quyền tin chắc vào mình, thì phải chứng tỏ qua việc tôn trọng các quyền dân sự và chính trị, chấm dứt kiểm soát ngặt nghèo báo chí và cho phép các nhà báo độc lập tự do bày tỏ quan điểm, thay vì dập tắt tiếng nói của họ qua việc bắt bớ và tuyên những bản án nặng ».

Reuters hôm nay dẫn lời bà Emerlynne Gil, phó giám đốc khu vực của tổ chức Amnesty International nhấn mạnh : « Ngay cả theo các tiêu chí đàn áp, các bản án nặng nề này choi thấy các nhà kiểm duyệt Việt Nam đã vi phạm trầm trọng như thế nào ».

Trong báo cáo mới nhất của Phóng Viên Không Biên Giới [RSF] có trụ sở tại Paris, Việt Nam nằm trong số 5 nước bỏ tù các nhà báo nhiều nhất thế giới với 28 tù nhân.

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Đặng Đình Mạnh đã trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ:

LS Đặng Đình Mạnh-Việt Nam

RFI : Kính chào luật sư Đặng Đình Mạnh. Luật sư có nhận xét như thế nào về phiên tòa xử ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập vừa rồi, và tinh thần của những người bị đưa ra xét xử ra sao ?

Luật sư Đặng Đình Mạnh : Tôi tin rằng cả ba người, ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn đã phải chịu một bản án hết sức bất công. Các ông ấy chỉ thực hiện những quyền do Hiến pháp Việt Nam quy định : quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội. Nhưng rất tiếc là những điều đó bị đẩy đi quá xa, đến mức ba ông phải ra tòa như những người vi phạm pháp luật Việt Nam.

Chúng tôi có nhận xét chung là cả ba người có tinh thần rất vững vàng. Họ rất biết điều họ làm, và có thể họ cũng biết trước khả năng sẽ phải gánh những hậu quả, mặc dù họ tin rằng mình làm đúng. Tại tòa, hầu như họ thừa nhận tất cả những việc mà cơ quan tố tụng Việt Nam cho rằng họ làm. Tuy nhiên bên cạnh đó họ vẫn khẳng định những việc làm của mình không vi phạm pháp luật Việt Nam. Đây là điều hết sức đáng lưu ý trong vụ án này.

Chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Phạm Chí Dũng trong trại giam, vào những ngày trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Tôi thấy ông có thái độ hết sức ung dung, ông rất điềm nhiên về những diễn tiến của vụ án. Qua trao đổi tôi biết rằng ông có đức tin rất lớn đối với Thiên Chúa, mặc dù thật ra gia đình ông không phải là gia đình có đạo Công giáo.

Và như ông đã nói cho chúng tôi biết, năm 2012 ông chợt ngộ ra Thiên Chúa, và từ đó trở đi ông có niềm tin rất lớn đối với Công giáo, đối với Thiên Chúa. Thậm chí ở lần gặp gần đây nhất trong những ngày Giáng Sinh, thì ông cho biết trước lễ Giáng Sinh vài ngày, ông có sáng tác một bài hát tên là « Thánh ca tự do », trong đó có câu « Ngục tối không giam được đức tin ». Gần như là đức tin đã giúp cho ông ấy vượt qua được nghịch cảnh, trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù.

Ông Phạm Chí Dũng có đề nghị điều tra lại phải không ạ, và sẽ có kháng cáo hay không ?

Ông Dũng có cho biết vụ án được điều tra quá sơ sài, đây là đánh giá của ông. Vì vậy ông đề nghị tòa xem xét điều tra lại vụ án. Trước phiên tòa, các luật sư đã có giải thích về việc kháng cáo, những ưu điểm, khuyết điểm của việc này, và họ đều khẳng định là sẽ kháng cáo. Nhưng chúng ta cũng chưa biết họ có thực hiện điều đó hay không, vì quyền quyết định vẫn thuộc về họ. Sau 15 ngày nữa mới biết được.

Mà nếu kháng cáo có lẽ cũng không thay đổi được gì nhiều…

Có lẽ nhận định đó đúng. Tại vì qua thời gian tham gia vào quá trình hoạt động xét xử tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy những vụ án thuộc nhóm tội - mà nhóm Hội Nhà báo Độc lập bị cáo buộc là tội xâm phạm an ninh quốc gia, hay gọi tắt là những vụ án về chính trị - thường thì án sơ thẩm như thế nào, thì án phúc thẩm nếu có kháng cáo họ cũng sẽ giữ y những hình phạt như án sơ thẩm. Sự thay đổi hầu như là không có.

Thưa luật sư, dường như những năm gần đây các vụ án chính trị thường bị xử nặng ?

Quả đúng là như vậy. Thời gian gần đây với những vụ án chính trị thường thì hình phạt ngày càng nặng thêm. Và chúng tôi rất lấy làm tiếc là đối với những vụ án thuộc nhóm tội, tuy gọi là tội chính trị nhưng nội dung là tuyên truyền chống nhà nước. Nếu nói nôm na, gọi là « vạ miệng » đó mà. Tức là nói những điều không nên nói ! Thế nhưng hình phạt thì rõ ràng ngày càng nặng.

Và dường như ông Phạm Chí Dũng với hình phạt được tuyên là 15 năm tù, có vẻ ông là người đang nắm giữ kỷ lục mức hình phạt cao nhất đối với tội danh theo Điều 117 Luật Hình sự. Những hình phạt phải nói là hết sức nặng nề, khắc nghiệt.

Thật ra cả ba người đều bị truy tổ theo khoản 2 Điều 117, với hình phạt dao động từ 10 đến 20 năm tù. Nhưng so với những người bị truy tố cùng tội danh này, thì cho đến nay tôi thấy hình như chưa có ai chịu hình phạt nặng như ông Dũng. Mười lăm năm tù, theo tôi là cái mức kỷ lục rồi đó !

Ông Phạm Chí Dũng có chờ đợi một mức phạt nặng như thế này không ?

Ông Dũng hầu như là không quan tâm đến vấn đề hình phạt, ông nhấn mạnh điều đó rất nhiều lần. Và thậm chí ông cũng nhờ tôi trấn an gia đình là chuyện hình phạt cao hay thấp bao nhiêu không phải là con số ông quan tâm. Gần như đây là điều cơ bản mà ông thường nhắc đi nhắc lại với tôi, rằng « Chúng tôi đã làm điều gì mà phải chịu hình phạt ? ».

Cho nên số năm tù đối với ông Phạm Chí Dũng có vẻ không phải là con số mà ông ấy quá bận tâm. Trong phiên tòa, thái độ đó thể hiện rất rõ. Ông ấy hết sức điềm nhiên, không hề có dấu hiệu sợ sệt gì cả.

Thưa luật sư, có một nhận xét là các bị cáo ra tòa lần này tuy mặc thường phục nhưng rất giống nhau, như một kiểu đồng phục…

Thật ra thì như thế này. Từ lâu đã có một văn bản của Tòa án Tối cao, miễn cho những người ra tòa khỏi phải mặc bộ đồng phục sọc - tức là đồng phục của những người thụ án, có hình phạt đã có hiệu lực pháp luật rồi. Và cho phép họ được mặc đồ dân sự bình thường, để bảo đảm nguyên tắc một người chỉ được coi là có tội khi đã có bản án xét xử họ có hiệu lực pháp luật. Vì vậy nên khi ra tòa họ là người chưa có tội, được mặc loại áo bình thường.

Tuy nhiên sau đó chúng tôi thấy các trại giam dần dần buộc họ mặc những bộ tuy dân sự nhưng lại mang tính chất như những bộ đồng phục. Tức là những bộ quần áo mang màu sắc y như nhau.

Họ [cơ quan chức nặng] có lý giải rằng điều đó tốt cho việc giữ an ninh và quản lý tại trụ sở tòa án. Theo chúng tôi thật ra điều này không thỏa đáng. Như sáng nay chúng tôi nhận thấy ba người đều mặc chiếc áo màu nâu đen. Bộ quần áo hết sức nhàu nhĩ, trông rất thảm hại. Tôi nghĩ rằng nếu họ có sự chọn lựa, họ sẽ không chọn những bộ quần áo giống như sáng nay họ phải mặc ra tòa.

Đây là một phiên tòa được thông báo là công khai, như vậy các đại diện ngoại giao có quan tâm, và thân nhân có được dự thoải mái không thưa luật sư ?

Tôi được biết là sáng nay có bà tổng lãnh sự Hoa Kỳ, tổng lãnh sự Đức và của EU có đến theo dõi phiên tòa. Tôi biết điều này bởi lẽ cuối phiên tòa họ có ra gặp, an ủi gia đình ông Dũng, ông Thụy và cậu Tuấn.

Thân nhân được vào rất hạn chế, mỗi một gia đình chỉ có một người được vào thôi. Thí dụ như ông Thụy có vợ là bà Lân, bà từ Hà Nội vào, sáng nay đến tòa với cậu con trai thì cuối cùng chỉ bà Lân được vào thôi, người con phải ở ngoài chờ đợi.

Phiên tòa này được thông báo là phiên xét xử công khai. Thế nhưng mà với lý do dịch, rồi lý do an ninh vân vân…Thật ra dù không có dịch đi nữa thì trước đây họ nại lý do an ninh. Mà nếu không có lý do an ninh thì chúng tôi được biết là phiên tòa vẫn lấp đầy người.

Như sáng nay chúng tôi thấy có một đoàn, khi họ vào trình giấy tờ thì chúng tôi biết họ là những cán bộ của quận 1, là nơi trụ sở họ đóng ở đó. Họ được sắp xếp vào ngồi kín những dãy ghế của những người dự khán phiên tòa. Vì vậy cho nên nếu những người khác - công chúng hoặc gia đình của các bị cáo - muốn vào tham dự thì có thể cũng chẳng có chỗ để ngồi nữa !

RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật sư Đặng Đình Mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề