Nhà Đường đã ban hành chức Tiết độ sứ nhằm

Một điều đặc biệt của nạn ngoại thích và phiên trấn thời Đường là ngoài sự uy hiếp đến triều đình trung ương, nó lại giúp triều đình vững mạnh trong một số thời kỳ. Các thành tựu dưới thời Đường Cao Tông có sự góp phần không nhỏ từ sự tham chính của Võ Hậu, bản thân Cao Tông có bệnh về mắt và đột quỵ có tính di truyền trong hoàng tộc, dưới thời Võ Hậu tham chính rồi xưng đế không có sự bất ổn trong xã hội mà chỉ có biến loạn trong Đường thất, các hiền thần Khai Nguyên bắt đầu xuất hiện lúc này, vì vậy bà có thể được xem là người đặt nền móng cho Khai Nguyên thịnh thế. Khi nhà Đường suýt mất trong loạn An Sử và loạn Hoàng Sào, vốn là hai cuộc nổi loạn có sức tàn phá hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc, có lẽ chỉ thua loạn Thái Bình Thiên Quốc và Nội chiến Trung Quốc [1927-1950], nhà Đường đều nhờ binh lực của các tiết độ sứ kết hợp ngoại nhân mà vững vàng trở lại. Một số hoạn quan chẳng hạn như Cao Lực Sĩ trong vài thời kỳ đóng vai trò trung gian tích cực, điều hòa mối quan hệ giữa vua Đường và đại thần, các vua Đường Hiến Tông và Tuyên Tông là do hoạn quan lập nên nhưng họ lại là những hoàng đế có năng lực, ngay bản thân một số hoạn quan [Lý Phụ Quốc, Ngư Triều Ân, Trình Nguyên Chấn, Câu Văn Trân, Vương Thủ Trừng, Cừu Sĩ Lương, Dương Phục Cung] trong thời kỳ này thì đóng vai trò tích cực, trong thời kỳ khác lại có tác động tiêu cực. Chính vì vậy các hoàng đế nhà Đường không bao giờ kiểm soát được họ, dẹp được thế lực này lại bị thế lực khác lừa dối và uy hiếp.

Ba vấn nạn này vừa tàn phá, lại vừa góp phần củng cố nền cai trị của nhà Đường, cho nên nếu nhìn theo góc độ tích cực, việc áp dụng chính sách tiết độ sứ của nhà Đường đã thành công trên mức trung bình chứ không phải thất bại. Sự sụp đổ vào đầu thế kỷ X còn mang tính chất cực kỳ bất ngờ khi vua Đường cần phải bị ám sát để Chu Ôn có thể cướp ngôi, vì Chu Ôn đã nhận thấy ở Đường Chiêu Tông khả năng khôi phục Đường thất nên đã giết ông. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu không thực hiện giải pháp ám sát bởi các tiết độ sứ xung quanh đa phần đều ủng hộ Chiêu Tông, Đường Ai Đế bị Chu Ôn ép nhượng vị khi chỉ mới 14 tuổi tất nhiên không thể chống nổi Toàn Trung. Không những vậy, Toàn Trung còn phải giết hại toàn bộ hoàng gia chỉ trừ Ai Đế, đến năm 908 cũng giết nốt để diệt trừ hậu họa. Sự kiện này cho thấy rằng đến những ngày cuối cùng của nhà Đường, quyền lực của hoàng đế tuy sụt giảm nghiêm trọng nhưng vẫn còn duy trì ở mức độ có thể giữ được ngai vàng một thời gian dài nữa, nếu như không có sự tiếm vị của Chu Ôn. Hoàng đế vẫn có khả năng kêu gọi được sự thần phục danh nghĩa của các tiết độ sứ và ra lệnh cho họ trong một số công việc, các nước phương nam và nhà Liêu phía Bắc chỉ tách ra sau khi Chu Ôn soán vị. Đó là lý do vì sao nhà Hậu Lương soán ngôi nhà Đường nhưng chỉ có lãnh thổ nhỏ và sớm diệt vong [Thực tế lãnh thổ của Hậu Lương là phạm vi quyền lực của triều đình trong những năm cuối cùng], nhường chỗ cho nhà Hậu Đường. Triều đại này không phải con cháu họ Lý của nhà Đường nhưng thành lập dưới danh nghĩa tôn phò họ Lý. Vì con cháu họ Lý đã bị giết hết nên Lý Tồn Úc tự lập làm vua, nếu Đường Ai Đế còn sống đến năm 923, chúng ta có thể suy đoán ông sẽ được Lý Tồn Úc tôn phò lên ngôi để tiếp tục nhà Đường.

Sau khi Hậu Đường bị diệt còn có nước Nam Đường tự tuyên bố là con cháu họ Lý và phát triển thịnh vượng nhất trong Thập Quốc. Sự xuất hiện của Nam Đường và Hậu Đường cho thấy uy danh của nhà Đường vẫn có sức ảnh hưởng cực lớn trong thời Ngũ Đại, ngay cả khi họ Lý đã không còn một ai. Trong trường hợp Lý Biện thực sự là con cháu họ Lý, thì sự cai trị và sức kháng cự của hoàng tộc nhà Đường đến năm 975 mới thực sự được xem là kết thúc.

Trong thời nhà Tống, việc giải trừ binh quyền của tiết độ sứ hóa ra lại mang nhiều hiểm họa khi nhà Tống bắt đầu tỏ ra yếu kém về quân sự ngay sau khi thống nhất được Thập Quốc, dẫn đến kết cục quân Tống tác chiến yếu kém trước Liêu - Kim - Tây Hạ - Mông Cổ, phải cắt đất xưng thần với họ và cuối cùng mất nước. Nhà Tống đã bộc lộ sự yếu kém về quân sự ngay từ cuối thế kỷ X, tức là không đầy 40 năm từ khi thành lập.

Dưới thời Đường nhà nước đặt chức Tiết độ sứ là để

A.Huy động nhân dân khai hoang lập đồn điền.

B.Chỉ huy quân đội đi xâm lược nước khác.

C.Trấn giữ biên cương.

D.Đi sứ sang nước ngoài.

Đáp án và lời giải

Đáp án:C

Lời giải:Lời giải:
Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đặc biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộc giữ chức Tiết độ sứ trấn ải vùng biên cương.

Vậy đáp án đúng là C.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 15 phút Bài 5: Trung Quốc thời Phong Kiến - Lịch sử 10 - Đề số 2

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Trong khoảng thời gian từ năm 618 - 907 gắn liền với nhà nào ở Trung Quốc?

  • Cuộc khởi nghĩa nào ở Trung Quốc làm cho nhà Tần bị lật đổ

  • Sau khi nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc bước vào cục diện

  • Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc nào

  • Ý nào khônggiải thích đúng tại sao kinh tế công thương nghiệp ở Trung Quốc sớm phát triển nhưng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này

  • Dưới thời Đường nhà nước đặt chức Tiết độ sứ là để

  • Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là

  • Đâu là kì quan thế giới do người Trung Quốc sáng tạo

  • Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam là

  • Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời đại nhà Tần là gì

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Yếu tố nào dưới đâykhôngphải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản trong những thập niên 60, 70 của thế kỉ XX?

  • Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ [từ Truman đến Nixơn] là

  • Tại sao các Zaibatsu ở Nhật bị giải tán?

  • Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1950 là

  • Sự kiện nào dưới đây diễn ra liên quan đến Nhật Bản vào năm 1956

  • Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành

  • Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

  • Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

  • Quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa con người lên Mặt Trăng là:

  • Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả ngoại trừ việc

Video liên quan

Chủ Đề