Nhận xét giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của philippines qua các năm 2010

Cho bảng số liệu:

XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

[Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ]


[Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017]

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015?


A.

Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.

B.

Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012.

C.

Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014.

D.

Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.

Tăng trưởng kinh tế Philippines năm 2010 và nhân tố tác động

Nền kinh tế Philipines đang tăng trưởng ấn tượng [Ảnh: Internet]

[ĐCSVN] - Phlippines là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 1997 và được so sánh với nền kinh tế Ấn Độ về sự tăng trưởng nhanh và đột biến. Theo Ủy ban Thống kê Quốc gia Philippines [NSCB], kinh tế Philippines trong 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt tốc độ tăng trưởng 7,9%, mức tăng cao nhất trong hơn 20 năm qua.

Tăng trưởng kinh tế - xã hội được cải thiện

Không như các nền kinh tế như Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á [Thái Lan, Malaysia...], kinh tế Philippines ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc khủng hỏang tài chínhtoàn cầu do quốc gia này không dựa nhiều vào xuất khẩu. Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội [GDP] tăng 7,3%, tăng trưởng kinh tế đạt 7,9% trong qúi II [so với cùng quý năm 2009] - mức tăng nhanh nhất trong 20 năm qua. Bước sang quí III, sự sụt giảm của ngành nông nghiệp và các ngành khác do thời tiết khô hạn, sự cắt giảm chi tiêu của chính phủ và sự giảm tốc đáng kể của ngành công nghiệp khai thác mỏ và khai thác đá khiến cho tăng trưởng kinh tế của Philippines chậm hơn, khoảng 6,5%. Dịch vụ vẫn là ngành có nguồn thu chính cho tăng trưởng nội địa. Nhìn tổng thể, tăng trưởng kinh tế của Philippines năm 2010 vẫn đạt xấp xỉ 7% [cao hơn nhiều so với mức dự đoán 3,8% trước đó] bất chấp mối lo ngại đồng pêsô tăng giá làm tổn thương xuất khẩu và kiều hối của những người Philippines làm việc ở nước ngoài gửi về nước.

Tỷ lệ lạm phát của Philippines trong tháng 10 đã giảm xuống mức thấp nhất [khoảng 4,7%] và vào khoảng 4% - 6% cả năm 2010 - mức giới hạn an toàn so với các quốc gia khác trong khu vực, điều này giúp cho ngân hàng trung ương thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ sự phục hồi kinh tế tòan cầu, đặc biệt là nhu cầu tại Mỹ và Châu Âu, xuất khẩu của Philippines tăng 37,3%.

Philippines đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ trong lĩnh vực gia công một số công đọan sản xuất kinh doanh [BPO – Business Process Outsourcing] cho công ty nước ngoài và hiện là nơi có các trung tâm dịch vụ cho rất nhiều các công ty của Mỹ. Mặc dù dân số Philippines chỉ bằng 1/10 dân số Ấn Độ [khoảng 93,8 triệu người tính đến tháng 6/2010] nhưng đã chiếm 15% thị trường cung cấp dịch vụ tòan cầu. Thủ đô Manila [Philippines] là thành phố đứng thứ 4 trong danh sách các thành phố tiêu biểu cung cấp các dịch vụ cho nước ngòai. Năm 2010, ngành BPO của Philippines đặt mục tiêu tổng thu nhập lên 9,5 tỉ USD, tốc độ phát triển đạt 26%. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển châu Á [ADB], BPO có thể cung cấp việc làm cho 11% số người gia nhập lực lượng lao động Philippines năm 2010.

Năm 2010, Philippines tiếp tục dẫn đầu về mức độ bình đẳng giới với vị trí 9/134 dựa trên bốn tiêu chí đều được cải thiện. Kế đến là Singapore đứng thứ 56, tăng 28 bậc so với năm 2009 [chủ yếu nhờ cải thiện đáng kể thu nhập của nữ giới]. Việt Nam đứng thứ 72/134 nước, tụt một hạng so với năm 2009.

Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau khủng hoảng đã giúp giá trị tài sản của những người giàu có ở Philippines tăng mạnh. Theo Forbes [Tạp chí chuyên xếp hạng của Mỹ], tổng tài sản của nhóm 40 người giàu nhất Philippines năm 2010 tăng mạnh. Để lọt vào danh sách 40 người giàu nhất Philippines do Forbes soạn thảo cần có ít nhất 50 triệu USD [so với mức 38 triệu USD năm 2009].

Cùng với tăng trưởng kinh tế, thứ hạng cạnh tranh của Philippines cũng được cải thiện. Theo đánh giá của Viện quản lý phát triển IMD [Institute of Management Development], Philippines đã nâng thứ hạng cạnh tranh từ vị trí thứ 45/55 [2007] lên vị trí 40/55 [2008]. Năm 2010, theo Báo cáo cạnh tranh tòan cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF], Philippines đang sản xuất quy mô GDP giá thực tế đứng thứ 47 toàn cầu, nhưng theo sức mua tương đương [loại trừ các yếu tố giá cả và tỷ giá], kinh tế Philippines đứng thứ 35, trên cả Việt Nam [44] và Singapore [45].

Nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sự khởi sắc này có được là nhờ đà phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Philippines khỏi khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Philippines đã phải sử dụng tới nhiều gói cứu trợ nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 và năm 2009. Những nhân tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Philippines trong năm 2010 đó là:

1] Thành công trong cuộc bầu cử Tổng thống mới. Theo Ủy ban thống kê quốc gia Philippines [NSCB], Philippines tăng trưởng cao chủ yếu nhờ cuộc bầu cử tổng thống mới diễn ra một cách "suôn sẻ và hòa bình" đã giúp cải thiện lòng tin của giới đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong nước, đà phục hồi khả quan của nền kinh tế thế giới và chi tiêu chính phủ ngày một tăng. Công ty Coca-Cola của Mỹ quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào Philippines trong giai đoạn 2010 -2015 để mở rộng sự hiện diện của tập đoàn tại thị trường đang phát triển nhanh của Philippines.

Cuộc bầu cử Tổng thống mới này được xem như cuộc bầu cử minh bạch và hòa bình nhất kể từ khi khôi phục nền dân chủ bầu cử năm 1986. Các ngành dịch vụ và công nghiệp là động lực then chốt thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của Philippines. Công nghiệp chế tạo tiếp tục duy trì sản lượng nhờ nhu cầu tại thị trường nội địa và nước ngoài cải thiện nhiều. Các lĩnh vực xây dựng, thương mại và khai khoáng cũng đã hỗ trợ đắc lực cho ngành chế tạo.

2] Đầu tư được cải thiện. Kinh tế Philippines tăng trưởng mạnh nhờ niềm tin của giới đầu tư vào kinh tế được cải thiện đáng kể sau cuộc bầu cử tổng thống mới, nhất là các nhà đầu tư trong nước. 75% nhà đầu tư trong nước tin tưởng vào chính quyền Tổng thống mới có thể khuyến khích môi trường đầu tư ổn định ở Philippines. Tổng thống mới của Philippines, ông Benigno kêu gọi giới tư nhân đầu tư vào các dự án của nhà nước để “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Đầu tư trong nước đóng góp ít nhất vào mức tăng 1% GDP của Philippines trong nửa đầu năm 2010. Tiêu dùng tư nhân đóng góp hơn 70% GDP cũng được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Philippines.

3] Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới. Khôi phục kinh tế Mỹ, mặc dù rất chậm, cũng làm tăng xuất khẩu và nguồn thu xuất khẩu của Philippines, từ đó khuyến khích đầu tư và tiêu dùng tư nhân. Tiêu dùng tư nhân [chiếm tới 70% GDP ở Philippines] được coi là động lực tăng trưởng kinh tế. Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của đất nước, Philippines dựa vào các sản phẩm xuất khẩu chính như dừa [cùi dừa khô và dầu dừa], vải dệt bằng tơ chuối, thuốc lá, và đường. Philippines là một trong những nước có ngành nông nghiệp tăng trưởng nhanh nhất. Quốc đảo này đa dạng hóa từ các sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản xuất khẩu tới các mặt hàng có giá trị sản xuất cao như đồ điện tử, quần áo và các đồ phụ trợ cũng như các sản phẩm có liên quan tới máy tính. Sự hồi phục nhanh của nền kinh tế Hàn Quốc và các nền kinh tế châu Á khác cũng đóng góp mạnh vào nguồn thu từ xuất khẩu của Philippines. Xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao nhất kể từ tháng 3 năm 2009, với mức tăng 43,7%. và thặng dư cán cân thanh toán tăng lên tới 3,7 tỷ USD [thay vì 3,2 tỷ USD như dự báo]. Kim ngạch xuất khẩu hiện chiếm 1/3 trong tổng giá trị 167 tỷ USD của nền kinh tế. Nhờ xuất khẩu gia tăng, nền kinh tế Philippines năm 2010 tăng trưởng tốt hơn.

4] Nguồn thu ngoại tệ tiếp tục tăng. Sự tăng trưởng của Philippines được cho là nhờ số kiều hối được gửi về bởi những người Philippines làm việc ở nước ngoài [ước tính khoảng 9-11 triệu người, chiếm khoảng 10% tổng dân số]. Nguồn ngọai tệ gửi về của lao động nước ngòai Philippines [OFW] gửi về vẫn tiếp tục tăng và là trụ cột chính của nền kinh tế Philippines. Năm 2010, lượng kiều hối của người Philippines làm việc tại nước ngoài gửi về tăng hơn 21,4 tỉ USD, đứng thứ 4 thế giới sau Ấn Độ [55 tỉ USD], Trung Quốc [51 tỉ USD] và Mêxico [22,6 tỉ USD]. Lượng kiều hối tăng do nhu cầu thuê lao động Philippines làm nội trợ ngày càng tăng tại các nước có dân số đang già đi. Kiều hối gia tăng đã giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa trong khi xuất khẩu cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại cho rằng xu hướng di cư gia tăng đe dọa làm suy yếu tiềm năng kinh tế dài hạn của Philippines bởi vì hàng tỷ USD do lao động ở nước ngoài gửi về hàng năm phần lớn không phục vụ cho việc phát triển các cơ sở kinh tế, mà để tiết kiệm hơn là đầu tư, vì vậy, Philippines khó có thể phát triển nhanh hơn được.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • FED nhóm họp về khả năng tiếp tục tăng lãi suất
  • Pháp đứng đầu thế giới về số ca mắc mới COVID-19
  • Vì một thế giới "không ai bị bỏ lại phía sau"
  • Kinh tế Đức đối diện nguy cơ suy thoái
  • Có cảnh báo sóng thần sau động đất ở Mexico
  • Xuất khẩu nông sản Ukraine qua Biển Đen đạt gần 4 triệu tấn
  • Chuyển đổi giáo dục – Hướng tới một thế giới “hòa nhập, công bằng và hòa bình”

Video liên quan

Chủ Đề