Nhu cầu là gì cho ví dụ năm 2024

Khi nhắc đến việc giúp khách hàng hiểu về thương hiệu, bạn có thể sẽ gặp cụm từ “tạo nhu cầu”. Nói một cách đơn giản, chiến lược tạo nhu cầu được áp dụng nhằm tăng nhận thức về sản phẩm của bạn, hoặc nói đơn giản hơn là tạo ra nhu cầu. Điều này không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc trọng tâm chính của bạn là tạo ra khách hàng tiềm năng, mà hơn hết, đó là việc bạn tập trung quảng bá thương hiệu của mình ở những vị trí giúp khách hàng biết được những sản phẩm bạn cung cấp.

Biện pháp là quảng bá thương hiệu của bạn ở những vị trí khách hàng thường có xu hướng tương tác nhất. Chẳng hạn, khi bán cà chua, bạn sẽ không muốn để mọi người biết đến cà chua của mình trong một tiệm giặt đồ. Bạn sẽ đi tới cửa hàng bán tạp phẩm, đúng không? Tạo nhu cầu là một chiến lược tiếp thị xem xét nhu cầu của người tiêu dùng và sản phẩm mà bạn cung cấp, sau đó tìm ra phương thức hoàn hảo để tạo ra nhận thức về sản phẩm đó theo cách có thể chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng sau này.

Tạo nhu cầu là gì?

Tạo nhu cầu là một hình thức tiếp thị chủ động (inbound marketing) và là cụm từ bao quát cho toàn bộ chiến lược tiếp thị (hay còn gọi là “phễu tiếp thị”) tạo ra sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu bạn.

Mặc dù chiến lược tạo nhu cầu về mặt kỹ thuật bao trùm toàn bộhành trình của khách hàng từ quan tâm cho đến tạo ra khách hàng tiềm năng, nhưng nói đơn giản hơn thì tạo nhu cầu là thông qua góc nhìn về cách mà một khách hàng tiềm năng cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Một chiến lược tiếp thị tạo nhu cầu bắt đầu từ việc đánh giá một đối tượng khách hàng tiềm năng hiểu rõ thương hiệu của bạn đến đâu, xác định cách giới thiệu thương hiệu đó tới một nhóm người mua mới, sau đó nuôi dưỡng mối quan hệ đó bằng cách tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm. Vấn đề mà thương hiệu của bạn có thể giải quyết là gì và khách hàng của bạn tin tưởng được bao nhiêu về việc thương hiệu của bạn sẽ là giải pháp cho vấn đề đó? Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tạo nhu cầu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), vì các doanh nghiệp khác cũng đang tìm kiếm giải pháp để đưa thương hiệu riêng đến với cộng đồng.

Chiến lược tạo nhu cầu có thể khác nhau từ chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu trên mạng xã hội cho đến lãnh đạo tư tưởng (hội thảo trực tuyến, sách điện tử, sách trắng, v.v.) trong ngành nghề mà thương hiệu của bạn đang tham gia. Suy cho cùng, mục tiêu của tạo nhu cầu phần lớn là nhằm đảm bảo đối tượng khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu mà bạn đại diện, giá trị đằng sau đó và niềm tin mà khách hàng cần có ở thương hiệu của bạn.

Tạo nhu cầu có khả năng hỗ trợ toàn bộ hành trình của khách hàng, cho dù đó là việc tìm cách tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm hay việc nhóm bán hàng theo đuổi khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

Nhu cầu là gì cho ví dụ năm 2024

Đâu là sự khác biệt giữa tạo nhu cầu và tạo khách hàng tiềm năng?

Sự khác biệt chính giữa tạo nhu cầu và tạo khách hàng tiềm năng nằm ở chỗ tạo nhu cầu là một hình thức tiếp thị chủ động, giúp thiết lập nhận thức của khách hàng về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn. Tạo khách hàng tiềm năng tập trung nhiều hơn vào người mua và là một phần của chiến lược tạo nhu cầu.

Mối liên hệ giữa tạo nhu cầu và tạo khách hàng tiềm năng có thể tương đối phức tạp. Tuy các thuật ngữ này có thể hoán đổi cho nhau, nhưng chúng lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Tạo khách hàng tiềm năng là một mảnh ghép của bức tranh tạo nhu cầu rộng lớn hơn. Trong khi tạo nhu cầu có thể bao gồm việc tạo khách hàng tiềm năng như một bước cuối cùng trong chiến lược tiếp thị rộng lớn hơn, thì tạo nhu cầu đa phần là về việc tạo ra nhận thức đối với sản phẩm hoặc dịch vụ và cách biến nó trở thành cơ hội cho khách hàng. Chẳng hạn, mục đích của một chiến dịch truyền thông qua mạng xã hội có thể sẽ là thúc đẩy mua hàng, nhưng cuối cùng lại là tạo ra mức độ nhận thức cao hơn. Đó sẽ là bên tạo nhu cầu của phương trình.

Tạo khách hàng tiềm năng là phần cụ thể hơn trong chiến lược với mục tiêu biến sự quan tâm đối với sản phẩm thành hành động. Giai đoạn này thường sẽ cần đến đội ngũ bán hàng đằng sau sản phẩm hoặc dịch vụ. Tạo khách hàng tiềm năng là hình thức tiếp thị biến sự quan tâm đối với một thương hiệu thành khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

Tại sao việc tạo nhu cầu lại quan trọng?

Như đã nêu trước đó, tạo nhu cầu là một hình thức tiếp thị chủ động nhằm xây dựng nhận thức đối với một thương hiệu và các dịch vụ của thương hiệu đó. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc tạo nhu cầu vượt xa việc xây dựng nhận thức chung; khi đạt được hiệu quả cao nhất, một chiến lược tiếp thị tạo nhu cầu tốt có thể giúp thấm nhuần giá trị và sự tin cậy đối với thương hiệu của bạn, điều vốn có thể sẽ không xảy ra trước đó. Điều này có thể diễn giải bằng một cụm từ, thiết lập danh tiếng ở cấp độ tiếp thị. Đối với tiếp thị doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), khả năng khẳng định sự tin cậy của thương hiệu là điều tối quan trọng.

Về mặt kinh doanh, tạo nhu cầu là bước đầu tiên (và cần thiết) để chuyển thành thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó tạo ra một hành động hữu hình hơn của khách hàng. Khách hàng bắt đầu sử dụng thương hiệu và sản phẩm của bạn với tỷ lệ cao hơn, củng cố các cơ hội xuất hiện khi bắt đầu quy trình tiếp thị tạo nhu cầu.

Lợi ích của việc tạo nhu cầu

Lợi ích rõ ràng nhất của việc tạo nhu cầu là nếu được thực hiện thành công, nó sẽ giúp tạo ra khách hàng tiềm năng và tăng tần suất khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Nhưng lợi ích của một chiến dịch tiếp thị tạo nhu cầu thành công không chỉ dừng lại ở việc tạo khách hàng tiềm năng.

Nhu cầu là gì cho ví dụ năm 2024

Giảm chi phí tổng thể

Nhu cầu là gì cho ví dụ năm 2024

Nhận thức và danh tiếng của thương hiệu

Cuối cùng, nhận thức thương hiệu là một trong những tài sản lớn nhất xuất phát từ việc tạo nhu cầu. Một chương trình tạo nhu cầu hiệu quả có thể giới thiệu thương hiệu của bạn tới một cơ sở khách hàng hoàn toàn mới — không chỉ đơn giản với mục tiêu bán một sản phẩm hay dịch vụ mà, còn bằng cách trở thành một phần có giá trị trong cuộc sống của người mua đó. Danh tiếng thương hiệu được thiết lập trong giai đoạn đầu của việc tạo nhu cầu không chỉ có khả năng đem lại khách hàng tiềm năng chất lượng, mà còn có thể tạo ra mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu với khách hàng, những người chỉ chuyển sang thương hiệu của bạn để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ. Phương thức này cũng có thể nâng cao danh tiếng của thương hiệu, định hình thương hiệu như là nhà lãnh đạo tư tưởng thông qua các nghiên cứu điển hình được công bố, hội thảo trực tuyến, v.v.

3 ví dụ về tạo nhu cầu

Nghiên cứu điển hình

Seiko - một công ty đồng hồ quốc tế được thành lập tại Nhật Bản - mong muốn cải thiện mức độ hiển thị và doanh số bán hàng. Seiko đã sử dụng các phân khúc đối tượng trong thị trường của Amazon để tiếp cận các khách hàng có liên quan bằng quảng cáo hiển thị cả trong lẫn ngoài Amazon thông qua Amazon DSP. Cuối cùng, thương hiệu này đã tận dụng tính linh hoạt trong quảng cáo của quảng cáo hiển thị để thể hiện giá trị thương hiệu của mình, đồng thời cập nhật quảng cáo của họ trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch nhằm làm nổi bật các dịp lễ có liên quan, chẳng hạn như Ngày của Cha. Chương trình này đã giúp tăng 110% lượt tìm kiếm bằng từ khóa và tăng 112% lượt hiển thị không phải trả tiền, cũng như ROAS cao hơn 1,3 lần cho cả lượt tìm kiếm và hiển thị.1

Nhu cầu là gì cho ví dụ năm 2024

Nghiên cứu điển hình

Thương hiệu nước và đồ uống đóng chai Rhodius có mục tiêu chính là tăng mức độ nhận thức và phát triển dòng sản phẩm nước đóng chai của mình. Để đạt được mục tiêu này, Rhodius đã kết hợp chiến dịch quảng cáo được tài trợ với quảng cáo hiển thị để tiếp cận người mua hàng muốn tìm hiểu về đồ uống, đồng thời phát triển các phân khúc tùy chỉnh nhằm thu hút những người mua hàng có nhiều khả năng mua đồ uống đóng chai trực tuyến nhất. Thương hiệu này cũng tận dụng tính linh hoạt của quảng cáo hiển thị và sử dụng quảng cáo truyền tải các giá trị thương hiệu độc đáo của mình. Chiến dịch này đã giúp tăng 120% lượt tìm kiếm bằng từ khóa và tăng 156% lượt hiển thị không phải trả phí.2

Nhu cầu là gì cho ví dụ năm 2024

Nghiên cứu điển hình

Godrej Properties - một nhánh bất động sản của Godrej Group - là nhà phát triển bất động sản ở Ấn Độ, hoạt động ở hơn 12 thành phố. Mong muốn của công ty này là tối ưu hóa hiệu quả truyền thông của các chiến dịch kỹ thuật số bằng cách khuyến khích người mua tiềm năng có liên quan quan tâm đến các dự án sắp tới của mình ở Central Noida. Mục tiêu cuối cùng là tăng nhận thức và tạo ra khách hàng tiềm năng chất lượng. Amazon Ads đã phối hợp với đội ngũ của Godrej Properties và Madison Digital để xác định phân khúc đối tượng có liên quan dựa trên xu hướng mua hàng, đặc điểm nhân khẩu học, vị trí và tín hiệu mua sắm như người tiêu dùng đang tìm kiếm thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng, phụ kiện thời trang từ các thương hiệu cao cấp, phụ kiện ô tô và phụ kiện du lịch.

Chiến dịch dài hơi này kết thúc với kết quả tạo ra khách hàng tiềm năng với chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL) thấp hơn 14% cùng tỷ lệ khách hàng tiềm năng không liên hệ được giảm 31% so với các chiến dịch Amazon Ads trước đó.3

Nhu cầu là gì trọng kinh tế?

Nhu cầu, trong kinh tế học thường được hiểu là nhu cầu tiêu dùng hay còn được gọi là sở thích tiêu dùng. Trong kinh tế học, nhu cầu nếu không có khả năng tài chính để đáp ứng sở thích tiêu dùng đó, thì không thể gọi tắt nhu cầu là cầu.

Cầu và nhu cầu khác nhau như thế nào?

Cầu là tổng khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua tương ứng với giá cả và thu nhập. Cần phân biệt cầu với nhu cầu: Nhu cầu là sự mong muốn và cần thiết, trong khi cầu còn phải đáp ứng thêm khả năng chi trả.

Nhu cầu khác mong muốn như thế nào?

Sự khác biệt chính giữa nhu cầu và mong muốn Nhu cầu là những yếu tố mà con người cần để duy trì sự sống, chẳng hạn như thức ăn, nước uống, chỗ ở và quần áo. Mong muốn là những điều mà chúng ta muốn có, thường là để làm cho cuộc sống thêm thoả mãn, thú vị.

Mong muốn và nhu cầu khác nhau như thế nào?

Mong muốn chỉ là thứ mà bạn muốn có thêm, trong khi đó nhu cầu đại diện cho sự cần thiết. Mong muốn không thật sự quan trọng như nhu cầu. Bởi con người hoàn toàn có thể sống mà không cần có những thứ mình mong muốn. Trong khi đó nhu cầu là yếu tố rất quan trọng để con người có thể tồn tại.