Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

Mọi vấn đề đều sẽ xuất hiện hai mặt đối lập nhau, như mặt xấu và mặt tốt, ưu điểm và nhược điểm,… Vấn đề nhượng quyền kinh doanh đang phát triển hiện nay cũng xuất hiện những ưu và nhược điểm. Vậy, ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: \>> Thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện của dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư \>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai vợ chồng thành của riêng vợ, chồng \>> Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại theo pháp luật

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

Ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh.

Nhượng quyền kinh doanh có thể hiểu đơn giản là cho phép một cá nhân, tổ chức nào đó kinh doanh một sản phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước. Theo đó, bên nhượng quyền cung cấp các sản phẩm, công thức, mô hình, cách thức kinh doanh cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền sẽ trả một số tiền nhượng quyền nhất định hoặc một phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm.

Ưu và nhược điểm của bên nhượng quyền là gì?

Hiện nay, bên nhượng quyền thương mại có những ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Mở rộng quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối nhanh chóng.
  • Giảm chi phí mở rộng kinh doanh.
  • Có thêm nguồn thu ổn định từ tiền nhượng quyền.
  • Dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa các quốc gia mà không phải đối mặt với bất kỳ rào cản thương mại hoặc pháp lý nào.

Nhược điểm

  • Mất quyền kiểm soát trong kinh doanh.
  • Sự tranh chấp của bên nhận quyền kinh doanh.
  • Khi bên nhận quyền hoạt động không hiệu quả hoặc có bất kỳ hành động nào không tốt sẽ ảnh hưởng đến uy tín.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

Ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh

Ưu và nhược điểm của bên nhận quyền là gì?

Việc nhận quyền thương mại cũng đem tới những ưu và nhược điểm cho bên nhận quyền, cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Giảm thiểu bớt rủi ro do không phải đầu tư xây dựng để tạo một thương hiệu mới.
  • Hệ thống tài chính và số sách kế toán đã được thực hiện theo một chuẩn mực.
  • Các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động đã được chuẩn hóa.
  • Được bên nhượng quyền đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh cho nhân viên.
  • Được bên nhượng quyền hỗ trợ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi
  • Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng bộ.

Nhược điểm

  • Không phải là thương hiệu riêng của bên nhận quyền
  • Chia sẽ rủi ro kinh doanh với bên nhượng quyền.
  • Sự cạnh tranh giữa các bên nhận quyền trong cùng hệ thống.
  • Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh do hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước.

Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam liên quan đến ưu điểm và nhược điểm của việc nhượng quyền kinh doanh. xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu rất phổ biến hiện nay, thậm chí còn được coi là một ý tưởng khởi nghiệp đầy lý tưởng. Bởi tỷ lệ thành công với mô hình này là rất cao, với những cái tên đã có vị thế nhất định trên thị trường những nhà đầu tư sẽ có những lợi thế không nhỏ trong việc khai thác và tiếp cận khách hàng.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc đây là con đường làm giàu trải đầy hoa hồng dành cho bất kì ai. Vậy có nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu không? Hãy thông qua những đánh giá dưới đây để tìm cho mình một đáp án chính xác nhất.

1/ Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu hay nhượng quyền kinh doanh thương hiệu là những thuật ngữ khá phổ biến, nhưng chúng tôi tin chắc rằng không phải ai cũng có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh đối với nó. Hình thức kinh doanh này còn được gọi với cái tên tiếng quốc tế là Franchise, theo đó cá nhân – tổ chức – doanh nghiệp sẽ được kinh doanh dựa trên một thương hiệu đã có trước đó khi đã tiến hành mua lại với một khoản phí nhất định, về thời gian sử dụng hay các yếu tố liên quan khác như sản phẩm, dịch vụ, hoa hồng,… sẽ được hai bên quy định cụ thể trong hợp đồng.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

Bên nhượng quyền sẽ cung cấp các nguồn tài nguyên không đơn thuần chỉ là tên gọi – thương hiệu mà còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác như phương thức kinh doanh, công thức chế biến, pha chế, nguồn nguyên liệu,… tùy theo hợp đồng để bên nhận nhượng quyền có thể tiến hành kinh doanh. Tất nhiên, bên mua thương hiệu cũng phải đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, không gây tác động xấu đến sự uy tín của thương hiệu. Tất cả sẽ có sự ràng buộc rõ ràng liên quan đến mặt pháp lý, để hai bên nghiêm túc thực hiện và nhận được những giá trị nhất định cho mục đích kinh doanh của mình.

Xem thêm: Kinh doanh online – cơ hội và thách thức dành cho các “Chiến binh”

2/ Có nên kinh doanh nhượng quyền không?

Trong các ý tưởng đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp mà các bạn đã từng tham khảo trước đó, ắt hẳn không ít lần thấy sự gợi ý về mô hình kinh doanh nhượng quyền. Trong những năm gần đây, thị trường nhượng quyền thương hiệu kinh doanh có tốc độ tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc. Chỉ từ 2015 – 2020, các doanh nghiệp nhượng quyền luôn có mức tăng trưởng trung bình đạt 2,6% cao hơn 20% so với những doanh nghiệp khác. Đây là những con số đầy ấn tượng trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và khiến nhiều doanh nghiệp bị đào thải nhanh chóng như hiện nay.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

Có nên kinh doanh nhượng quyền không? một câu hỏi rất khỏ có thể trả lời bằng một từ CÓ hay là KHÔNG. Bởi không phủ nhận rằng, mô hình kinh doanh này có tỷ lệ thành công rất cao. Với những doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp, việc xây dựng một thương hiệu có vị thế nhất định để cạnh tranh là điều không hề dễ dàng. Thậm chí mất rất hiều năm mà kết quả vẫn không được như mong muốn, chưa kể các nguồn lực cần phải bỏ ra là không nhỏ. Trong khi đó, với một thương hiệu đã có độ nổi tiếng thì việc bắt đầu kinh doanh sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều.

Nhưng ngược lại, mô hình này vẫn có rất nhiều rủi ro cũng như những điều mà các bạn cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta cần phải tìm hiểu thêm cả những mặt ưu điểm và hạn chế của hình thức nhượng quyền thương hiệu kinh doanh. Bởi thông qua từng khía cạnh một và căn cứ vào điều kiện, khả năng của mình bạn mới đưa ra được một đánh giá chính xác nhất.

3/ Ưu nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh

Ưu nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh sẽ không chỉ xuất phát ở một bên duy nhất nào đó. Mà nó sẽ có cả ở bên bán và bên mua, dù bạn đang đứng ở khía cạnh nào thì đây cũng là những thông tin rất quan trọng.

Ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

+ Đối với bên nhượng quyền thương hiệu:

• Mở rộng quy mô kinh doanh. • Nâng cao độ quảng báo cho thương hiệu của mình ở nhiều nơi. • Tối ưu chi phí phát triển thị trường • Tạo dựng một hệ thống liên kết với quy mô rộng lớn. • Có thêm một khoản thu nhập ổn định từ các bên mua thương hiệu.

+ Đối với bên mua nhượng quyền thương hiệu:

• Không mất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng một thương hiệu có sức cạnh tranh. • Khả năng tiếp cận khách hàng, cạnh tranh thị trường cao. • Giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh khi không phải xây dựng thương hiệu. • Các sản phẩm, dịch vụ đều được ổn định, chuẩn hóa ngay từ ban đầu. • Được bên nhượng quyền hỗ trợ đào tạo nhân viên, quy trình quản lý, kinh doanh,… • Nhận được các hoạt động hỗ trợ gọi vốn từ bên nhượng quyền.

Nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

+ Đối với bên nhượng quyền thương hiệu:

• Mất quyền kiểm soát đồng bộ trong kinh doanh. • Bị ảnh hưởng xấu nếu bên mua xảy ra các vấn đề tiêu cực. • Xảy ra sự tranh chấp nhất định giữa các cơ sở. • Bên mua có thể lợi dụng kiến thức, kinh nghiệp trở thành đối thủ trong tương lai.

+ Đối với bên mua nhượng quyền thương hiệu:

• Phải bỏ ra một khoản phí không nhỏ để mua thương hiệu ban đầu. • Thương hiệu dù phát triển tốt đến đâu cũng không phải của riêng mình. • Phải chia sẻ lợi nhuận với bên nhượng quyền dưới nhiều hình thức. • Hoạt động kinh doanh mang tính dập khuôn. • Có thể phải chịu những sự áp đặt của bên bán dù cảm thấy không hợp lý.

4/ Lợi ích của nhượng quyền thương hiệu

Dù có cả những ưu, nhược điểm giữa cả bên bán và bên mua, nhưng nhượng quyền thương hiệu vẫn mang đến những lợi ích kinh doanh mà chắc chắn cả hai không thể phủ nhận được. Vì vậy, mà hoạt động này mới có thể ngày càng phát triển được như vậy. Tất nhiên, nhượng quyền thương hiệu sẽ mang đến lợi ích cho cả hai bên. Nhưng ở phần này chúng tôi sẽ đề cập đến lợi ích của bên mua hay chính là bên nhận nhượng quyền thương hiệu. Bởi phần lớn mọi người khi tìm hiểu về vấn đề này điều là những người đi mua nhiều hơn là bán.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

Lợi ích 1 – Hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh: Kinh doanh giúp bạn có thể giàu lên một cách nhanh chóng, nhưng cũng có thể khiến bạn trắng tay chỉ trong một đêm. So với việc tự tay đặt những viên gạch đầu tiên thì việc sử dụng luôn một nền móng có sẵn sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều rủi ro trong kinh doanh.

Lợi ích 2 – Nắm giữ bí quyết thành công ngay từ đầu: Có thể nhiều bạn chưa biết thì thương hiệu chính là một trong những bí quyết thành công mà mọi doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng.

Lợi ích 3 – Tệp khách hàng ổn định: Với một thương hiệu đã được nhiều người biết đến, ngay cả khi bạn không triển khai các chiến lược tiếp thị thì mặc nhiên vẫn sẽ có một tệp khách hàng ổn định ngay từ ban đầu.

Lợi ích 4 – Nhập nguyên liệu, sản phẩm với mức giá ưu đãi: Với các bên nhận nhường quyền thì các khi nhập nguyên liệu, sản phẩm sẽ được bên nhượng quyền cho hưởng mức giá ưu đãi nhất. Hơn thể, điều này còn giúp bạn không còn phải lo lắng về chất lượng của nguyên liệu, sản phẩm đầu vào nữa.

Lợi ích 5 – Tối ưu các chiến lược marketing: Với thương hiệu có sẵn, bạn gần như không phải “quá vất vả” để lên các chiến lược marketing để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.

Đối với bên nhượng quyền lợi ích lớn nhất mà họ nhận được có lẽ chính là tối đa nguồn vốn bên ngoài khi mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Thay vì đầu tư một khoản tiền để mở các cơ sở kinh doanh ở nhiều địa phương khách nhau. Họ có thể thông qua hình thức nhượng quyền thương mại kinh doanh để phát triển quy mô của mình.

5/ Những loại kinh doanh nhượng quyền

Khi phân loại mô hình kinh doanh nhượng quyền thường hiệu sẽ không chỉ có một cách duy nhất, bởi chúng vô cùng đa dạng. Bởi cùng một thương hiệu được nhường quyền đi nhưng với mỗi một đối tác khác nhau bên nhượng quyền có thể điều chỉnh theo các mô hình riêng để đảm bảo về lợi ích của mình. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì hiện nay kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được triển khai phổ biến theo 4 mô hình như sau:

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

Mô hình nhượng quyền toàn diện: Mô hình này đòi hỏi sự hợp tác tối đa giữa hai bên về mọi mặt, chia sẻ mọi vấn đề. Bên bán sẽ có nghĩa vụ chia sẻ cũng như nhượng quyền về thương hiệu, sản phẩm, quy trình quản lý, vận hành, kiểm soát,… toàn bộ đối với bên mua theo hợp đồng. Thời hạn hợp đồng của mô hình này thường khá dài có thể lên đến 20 – 30 năm.

Mô hình nhượng quyền không toàn diện: Mô hình này thì ngược lại với mô hình trên một chút, tức là chỉ nhượng quyền một phần nào đó trong quy trình kinh doanh và thương sẽ có các kiểu là:

• Nhượng quyền phân phối sản phẩm • Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị • Cấp phép sử dụng thương hiệu • Nhượng quyền theo kiểu dùng chung tên hiệu

Mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý: Mô hình này các bạn sẽ thường bắt gặp ở các chuỗi khách sạn, nhà hàng hoặc café lớn. Theo đó bên bán cũng sẽ có người hoặc bộ phân tham gia quản lý cùng bên mua. Điều này giúp họ có thể quản lý đồng bộ tốt hơn và hạn chế những rủi ro do tác động xấu từ bên mua.

Mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư: Hình thức này thì bên nhượng quyền sẽ tham gia đầu tư một khoản vốn nhất định để thu lời dù tỷ lệ không quá cao nhưng cũng sẽ tạo ra một nguồn vốn cho bên mua.

6/ Những lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn

Các bạn có thể thấy rằng chúng ta không khó để tìm kiếm một thương hiệu đã được nhượng quyền. Hay phát hiện ra địa chỉ mình đến thực chất là được mua nhượng quyền lại chứ không phải thương hiệu do “mẹ đẻ” của nó đang quản lý chính. Bởi hiện nay nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn. Nó đồng thời mang đến lợi ích không nhỏ giữa hai bên hợp tác song hành. Hơn thế, với thị trường có tính đào thải cao thì đây cũng là cách để bạn có thể tồn tại vững chắc.

Không chỉ trên thế giới mà ngay tại nước đã hiện nay, đã có rất nhiều lĩnh vực xuất hiện mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên, 5 “đại diện” dưới đây được coi là những lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh siêu hấp dẫn tại Việt Nam lúc này.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

1. Lĩnh vực ăn uống: Với một hệ thống ẩm thực phong phú cùng sự xâm nhập của các tên tuổi đến từ nước ngoài, nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực ăn uống cực kỳ sôi động. Đặc biệt là đối với hình thức kinh doanh trà sữa, quán café mà “lính mới” nổi lên hiện nay chính là hệ thống các quán trà chanh hay sữa chua chân trâu Hạ Long.

2. Lĩnh vực bán lẻ: Lĩnh vực này vốn rất đa dạng nên sự phát triển với mô hình nhượng quyền cũng là điều không khó hiểu chút nào. Đại diện nội địa có thể kể đến như Vinmart hay Saigon Coop, còn với cái tên nước ngoài thì ắt hẳn còn quen thuộc hơn với các bạn như Big C, Circle K, Miniso,…

3. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nhu cầu học tập, giáo dục ở nước ta có thể nói rằng là chưa bao giờ hết HOT, đặc biệt là với việc học ngoại ngữ. Các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này lại rất đa dạng về quy mô, có thể là cả tổ chức lớn nhưng vẫn có những cá nhân độc lập như Ms Hoa Toeic.

4. Lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp: Với đời sống ngày càng được nâng cao và cải thiện, câu chuyện chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đã không chỉ dừng lại ở nữ giới. Phần lớn các thương hiệu nhượng quyền hiện nay trong lĩnh vực này ở Việt Nam đều đến từ các nước khác.

5. Lĩnh vực thể dục – thể thao: Nhu cầu thể dục – thể thao ở nước ta ngày càng gia tăng, đây chính là cơ hồi rất lớn cho những thương hiệu chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Không chỉ ở các thành phố lớn mà ngay các khu vực địa phương cũng có thể khai thác rất tốt.

7/ Quy trình nhượng quyền thương hiệu

Ngoài việc cần phải chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ theo pháp lý ra thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng cả về quy trình nhượng quyền thương hiệu. Bởi dù là một mô hình kinh doanh nhận được rất nhiều đánh giá cao nhưng chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng nhất là đối với bên mua. Theo đó quy trình nhượng quyền thương hiệu kinh doanh với bên mua sẽ được tiến hành như sau:

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

Bước 1 – Đánh giá nguồn lực bản thân: Hãy đánh giá kỹ lưỡng các nguồn lực mà mình đang có như thế nào? Có phù hợp kinh doanh nhượng quyền không? Khả năng về tài chính? và đừng quên nghiên cứu và đánh giá thị trường.

Bước 2 – Lựa chọn thương hiệu: Cần xem xét nhiều thương hiệu trong lĩnh vực mà bạn đang hướng đến, so sánh và đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng phát triển.

Bước 3 – Tìm hiểu về đơn vị nhượng quyền: Sau khi đã lựa chọn được thương hiệu phù hợp nhất cho nhu cầu của mình, lúc này bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về đơn vị đó trên mọi “mặt trận”.

Bước 4 – Tìm hiểu cửa hàng khác trong hệ thống: Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những đánh giá khách hàng nhất về thương hiệu mình đang mong muốn hướng đến. Nếu sự khác nhau giữa các cửa hàng trong cùng một hệ thống là quá lớn thì bạn cần phải cân nhắc lại.

Bước 5 – Đánh giá năng lực: Tập hợp đầy đủ những thông tin từ các bước trên, lúc này hãy đánh giá năng lực trên mọi khía cạnh của thương hiệu, nhất là khả năng phát triển, giá trị lợi ích bạn có thể đạt được.

Bước 6 – Nghiên cứu hợp đồng: Hãy liên hệ đến bộ phần nhượng quyền của thương hiệu để nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng và nghiên cứu.

Bước 7 – Ký kết hợp đồng: Sau khi trao đổi, thương lượng nếu các điều khoản được hai bến chấp thuận thì sẽ tiến hành ký kết hợp động và bắt đầu quá trình chuyển nhượng.

8/ Rủi ro khi nhượng quyền kinh doanh

Theo thông kế mới nhất hiện nay trên toàn cầu có đến hơn 5000 hệ thống nhượng quyền và song hành với đó là hàng triệu cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, dù có những cái lợi không thể phủ nhận nhưng khi nhượng quyền kinh doanh vẫn sẽ có các rủi ro rất lớn mà bạn cần phải cân nhắc.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại là gì năm 2024

+ Rủi ro đầu tiên của mô hình nhượng quyền kinh doanh chính là ảnh hưởng xấu từ thương hiệu theo cả hai chiều. Dù bên bán hay bên mua, khi có những hình vi, hoạt động xấu gây ảnh hưởng không tốt trong mắt khách hàng. Đương nhiên, nếu bị tẩy chay thì đồng loạt sẽ ảnh hưởng đến cả thương hiệu, không phân biệt dù là bạn chỉ là bên nhận thương hiệu hay không.

+ Rủi ro tiếp theo xuất phát từ mẫu thuẫn giữa hai bên, trong trường hợp phát sinh các mẫu thuẫn giữa hai bên, dẫn đến việc hợp tác bị giãn đoạn, ảnh hưởng xấu. Nếu bên mua cho rằng mình đúng, họ có thể thực hiện các quyết định riêng mà không cần sự chấp thuận của bên nhượng quyền và điều này sẽ phá vỡ một hệ thống đang được đồng bộ.

+ Và một rủi ro cuối cùng nữa có thể đến từ chuỗi cung ứng, thông thường các bên nhận quyền sẽ làm việc với các nhà cung ứng phi chiến lược của thương hiệu. Chính điều này sẽ tiềm ẩn gây nên rủi ro rất lớn, khi thương hiệu không thể kiểm soát được tất cả nhất là về chất lượng.

Xem thêm: 9 Chiến thuật thu hút khách hàng bán lẻ “đỉnh của chóp”

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu mang đến những lợi ích rất lớn, tại nên ưu thế cạnh tranh cho những doanh nghiệp, cá nhân startup. Nhưng đồng thời nó cũng có những mặt hạn chế và rủi ro nhất định đối với cả hai bên hợp tác. Vì vậy, đối với vấn đề “Có nên kinh doah nhượng quyền thương hiệu không?” của bạn cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Đánh giá dựa trên các điều kiện thực tế của bản thân cũng như định hướng phát triển trong tương lai lâu dài.