Phạm khánh phong lan là ai

Cập nhập tin tức Phạm Khánh Phong Lan

Đại biểu Quốc hội: Cơ chế thuốc trúng thầu phải rẻ nhất là bất cập

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, những vấn đề tồn tại của ngành y thực tế đã có từ lâu nhưng chỉ bộc lộ đồng loạt khi có dịch Covid-19.

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan đặt vấn đề, thanh tra theo kế hoạch mà còn báo trước, người ta sẽ chuẩn bị hết “vở sạch chữ đẹp”.

Bộ trưởng Y tế nói trong thảo luận tổ tại Quốc hội chiều 26/5, khi thời gian qua xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến xã hội hóa y tế, bộ đang xây dựng Nghị định về liên doanh, liên kết trong lĩnh vực này, sớm trình Chính phủ.

Với tổ chức thanh tra sở, Chủ tịch nước nhận xét thực tế “ít có vụ việc Thanh tra sở làm được”, thường “ngồi chơi, xơi nước”, không phát huy được nhiều. Ông đề nghị phải tính toán kỹ để tổ chức này gọn nhẹ nhưng có hiệu lực.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, sau chống dịch đã ghi nhận, tôn vinh lực lượng y tế như những "người hùng" nhưng gần đây xã hội đang có xu hướng nhìn bất kỳ cái gì, bất cứ việc mua sắm nào của y tế cũng đều có chủ ý sai phạm.

Quốc hội sáng 8/11 thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch. Nhiều ĐBQH đã phân tích về những bất cập trong đợt dịch vừa qua và đề xuất giải pháp.

Sau sự cố khách hàng dự tiệc cưới ngộ độc phải đi cấp cứu, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM thanh tra toàn hệ thống Adora, xử phạt 2 cơ sở Adora 16 triệu vì vi phạm an toàn thực phẩm.
 

ĐB Phạm Khánh Phong Lan băn khoăn về tính khả thi của việc thực hiện các quyền về y tế đối với phạm nhân như hiến tinh trùng, trứng...

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cần nhân rộng mô hình chợ đầu mối Bình Điền khi vừa truy xuất tốt nguồn gốc thực phẩm vừa hỗ trợ tiểu thương có nơi buôn bán tập trung.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan đề xuất nâng mức lương khởi điểm cho bác sĩ mới ra trường lên mức 8,86 triệu đồng/tháng, tương đương ngành BHXH.

“Bao cuộc tấn công bác sĩ, ngành phản ứng chậm chạp. Chỉ 1 lời góp ý của bác sĩ, ngành phản ứng nhanh nhạy khi thấy động chạm uy tín Bộ trưởng”.

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định, vụ việc VN Pharma cho thấy việc nhập khẩu thuốc quá dễ dàng.

Cuộc cách mạng 4.0, câu chuyện bổ nhiệm người nhà, 12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu... là những vấn đề ĐBQH dự kiến chất vấn.

PGĐ Sở Y tế TP.HCM cho rằng cần công khai đơn vị tài trợ cho Vinastas để rút kinh nghiệm. Cứ úp úp mở mở rất kỳ.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan, Phó GĐ Sở Y tế TP.HCM cho biết, bà ủng hộ nước mắm truyền thống hơn nước mắm công nghiệp.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, có những thảo luận mở tại hội thảo góp ý dự thảo luật Khám, chữa bệnh [sửa đổi] của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày 22.3.

Bà Phạm Khánh Phong Lan cho rằng dự thảo luật Khám chữa, bệnh [sửa đổi] vẫn chưa giải quyết hết những mâu thuẫn về cơ chế tài chính. Với dự thảo này, theo bà Lan, chưa giải quyết hết được mâu thuẫn.

"Chúng ta đã phát triển các cơ chế tài chính cho bệnh nhân, đặc biệt là vai trò của bảo hiểm, nhưng chi phí bảo hiểm của chúng ta đóng là thấp so với toàn thế giới. Chúng ta nhấn mạnh vai trò của nhà nước, như đóng bảo hiểm cho người nghèo, người khó khăn dẫn đến việc bằng mọi cách khống chế giá cả, khi đó, chất lượng không thể bảo đảm được. Cuối cùng, người trả giá là ngành y tế", bà Phạm Khánh Phong Lan nói.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho hay: "Tôi có ước mơ, tại sao chúng ta không tìm con đường đơn giản nhất, nhìn sang các nước khác, không cần xa xôi như Mỹ, Pháp, ngay tại chính Thái Lan thôi. Tại sao người ta cũng là bác sĩ, nhưng lại tập trung vô chuyên môn khám chữa bệnh, còn đằng này tất cả các giám đốc bệnh viện chúng ta bạc đầu về chuyện làm sao nuôi được bệnh viện của mình - một đơn vị sự nghiệp. Chúng ta phải đối diện rất lớn làm sao có chi phí để hoạt động có hiệu quả, làm sao để người dân hiểu ngành y mục tiêu rất cao quý, nhưng muốn thực hiện mục tiêu cao quý, phải có phương tiện, nhưng chẳng ai cho cả".

Chính vì vậy, đại biểu cho rằng cần có những đóng góp, giải pháp sâu rộng hơn về cơ chế tài chính. "Chứ không thể như thế này, phía ngành bảo hiểm thì muốn chi đúng, nhưng bệnh viện thì muốn có máy móc, thuốc thang, chi phí vận hành kho dược... Cơ chế tài chính cần đào sâu thêm, vì nó liên quan rất nhiều quy chế vận hành của các bệnh viện, đến cơ chế sử dụng tài sản công, đầu cơ...", bà Lan cho hay.

Đề nghị có quy định bắt buộc mua bảo hiểm hành nghề cho nhân viên y tế

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cũng thảo luận, nghề y là nghề nguy hiểm, khi bệnh nhân chữa bệnh sẽ có những trường hợp lực bất tòng tâm, sai sót. Chính vì vậy, đề nghị luật phải có quy định bắt buộc mua bảo hiểm hành nghề cho nhân viên y tế kể cả công lẫn tư, để bình đẳng.

"Bác sĩ phải được bảo vệ, tránh tình trạng bệnh viện nào giàu, có tiền, mua được bảo hiểm cho bác sĩ, còn bệnh viện khác thì không được", bà Lan nhấn mạnh.

Liên quan vấn đề nhân sự, tuyển dụng, bà Lan cho rằng cần phải tính toán để thu hút được chất xám, bác sĩ giỏi. "Các bệnh viện muốn chất lượng, nhưng chi phí trả lương vẫn không cao. Thực tế, chỉ một số ít các bác sĩ giàu, mà muốn giàu như vậy, người ta phải có phòng mạch, làm thêm ngoài giờ, rất cực. Tại sao những nghề khác, ngân hàng, nhà đất, người giỏi làm việc có thể thành đại gia không ai nói, trong khi bác sĩ giỏi lại không thành đại gia?", vị đại biểu TP.HCM nói.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển TP.HCM, cũng cho hay vấn đề bảo vệ sức khỏe nhân dân rất quan trọng, chính vì vậy đặt ra nhu cầu cấp thiết hoàn thiện thể chế liên quan lĩnh vực y tế.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết cũng đề nghị các đại biểu, đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế, địa phương... tiếp tục nghiên cứu, đóng góp vào luật Khám, chữa bệnh sửa đổi.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề