Phần câu hỏi bài 7 trang 109, 110 vở bài tập toán 9 tập 2

Trong các hình cho ở các đáp án, ta thấy ngay được hình vuông và hình chữ nhật là tứ giác nội tiếp vì có bốn góc đều bằng \[90^\circ \] nên tổng hai góc đối luôn bằng \[180^\circ .\]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 16
  • Câu 17
  • Câu 18

Câu 16

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước hình nào nội tiếp được trong một đường tròn:

a] Hình bình hành b] Hình chữ nhật

c] Hình vuông c] Hình thang

e] Hình thang vuông g] Hình thang cân

Phương pháp giải:

Sử dụng định lý: Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \[180^\circ \] là tứ giác nội tiếp

Lời giải chi tiết:

Trong các hình cho ở các đáp án, ta thấy ngay được hình vuông và hình chữ nhật là tứ giác nội tiếp vì có bốn góc đều bằng \[90^\circ \] nên tổng hai góc đối luôn bằng \[180^\circ .\]

Hình thang cân cũng là tứ giác nội tiếp vì hai cặp góc ở hai đáy bằng nhau và tổng bốn góc bằng \[360^\circ \] nên hai góc đối luôn có tổng bằng \[180^\circ .\]

Hình bình hành, hình thang, hình thang vuông không phải tứ giác nội tiếp nên không nội tiếp được đường tròn.

Chọn B,C,G.

Câu 17

Hãy điền tiếp vào ô trống trong bảng sau

Phương pháp giải:

Sử dụng: Nếu \[ABCD\] là tứ giác nội tiếp thì \[\widehat A + \widehat C = 180^\circ ;\,\widehat B + \widehat D = 180^\circ \]

Và tổng bốn góc trong tứ giác luôn bằng \[360^\circ .\]

Lời giải chi tiết:

Câu 18

Hãy điền những từ còn thiếu trong câu sau:

Hình thang nội tiếp được trong đường tròn làvà.

Phương pháp giải:

Sử dụng định lý: Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \[180^\circ \] là tứ giác nội tiếp

Lời giải chi tiết:

Hình thang nội tiếp được trong đường tròn là hình thang cân và ngược lại.

Video liên quan

Chủ Đề