Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

(HBĐT) - "Cần Thơ gạo trắng, nước trong/ Ai đi đến đó, lòng không muốn về…". Câu ca xưa đưa chúng tôi đến với Cần Thơ - thủ phủ của miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tây Đô nổi tiếng với rộng dài mênh mông sông nước, với những điệu hò mượt mà của những thôn nữ miệt châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Bạn đang xem: Cần thơ gạo trắng nước trong ai đi đến đó lòng không muốn về


Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

Với nhiều loại trái cây đặcsản, chợ nổi Cái Răng là điểm du lịch hấp dẫn.

Độc đáo chợ nổi Cái Răng

Từ bến Ninh Kiều - điểm hợp lưu của sông Cần Thơ và sông Hậu, phóng tầmmắt qua ô cửa chiếc phà giữa mênh mông sóng nước, chợt nhớ ai đó từng nói rằng,đi Cần Thơ mà không đi chợ nổi thì coi như chưa đến Cần Thơ. Lời giới thiệunhiệt tình ấy đã thôi thúc chúng tôi bước vào hành trình khám phá miền sôngnước trù phú. Đồng hành cùng chúng tôi là cô hướng dẫn viên du lịch xinh đẹpquê gốc Cần Thơ trong chiếc áo bà ba duyên dáng.

Trên chiếc thuyền nhỏ đặc trưng miền sông nước, cô hướng dẫn viên dulịch cho chúng tôi biết, Cần Thơ có nhiều chợ nổi nức tiếng như Cái Răng, PhongĐiền, Phụng Hiệp, nhưng Cái Răng là điểm nhấn trong nhật ký hành trình củanhiều du khách đến với Cần Thơ. Bởi chợ nổi Cái Răng được thành lập và pháttriển hơn 100 năm nay từ đầu thế kỷ XX. Trải qua các thời kỳ, chợ nổi Cái Răngđã trở thành nơi hội tụ của nhiều tài thuyền cỡ lớn chuyên buôn bán các mặthàng nông sản tại Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.Nhờ vị trí nằm trên trục đường sông thuận lợi của quận Cái Răng, thành phố CầnThơ nên chợ nổi Cái Răng đã phát triển và hội tụ một nền văn hóa sông nước độcđáo. Ngoài ra, đây không chỉ là chợ nông sản đầu mối lớn nhất với bề dày lịchsử mà còn là điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo ngay từ tên gọi Cái Răng. Giải thíchcho cái tên độc đáo này, cô hướng dẫn viên chia sẻ, tương truyền rằng, trêndòng sông Hậu xưa kia có một con cá sấu rất thích nghe hát bội. Năm đó, tronglàng có một người lực điền yêu và làm đám cưới với cô thôn nữ ở làng bên. Đámrước dâu có hàng chục xuồng, ghe, có dàn nhạc lễ, trống kèn… vui như ngày hội.Khi đám rước đi ngang khúc sông nọ, bất thần con cá sấu nổi lên quật đuôi thậtmạnh làm chìm 3-4 chiếc xuồng, ghe. Những người đi trong đám rước ném bỏ lễvật, cố chèo chống, bơi lội thoát thân. Khi đã lên được trên bờ, điểm mặt từngngười lại thì thấy mất tích cô dâu. Chú rể đau đớn, vật vã… Anh ta về rắp tâmgiết cho bằng được con cá sấu, trả mối hận mất vợ. Anh gom góp hết vốn liếng,gia sản đi mời cho bằng được 3 gánh hát bội nổi tiếng trong vùng để rụ con cásấu. Sau khi giết được cá sấu, chàng lực điền giành phần phanh da, xả thịt consấu. Rồi từng phần cơ thể con cá sấu trôi đi khắp nơi, chỗ cái đầu dạt vào thìgọi là Đầu Sấu, phần da dạt vào thì gọi là Cái Da, phần răng rơi vãi thì gọi làCái Răng... Cũng theo một số người dân địa phương, tên gọi Cái Răng có nguồngốc từ tiếng Khmer theo từ "karan" nghĩa là "cà ràng". Ngàyxưa, không biết từ đời nào, người Khmer ở huyện Tri Tôn (An Giang) chuyên làmnồi đất và "karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơinày để bán, năm này qua năm nọ, người mình phát âm "karan” thành "Cái Răng”.

Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

Bến Ninh Kiểu được xem là mộtbiểu tượng của thành phố Cần Thơ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Ghost Win 10 Không Cần Đĩa, Cách Ghost Windows 10, 8

Vừa kết câu chuyện cũng là lúc ghe vào đến chợ nổi. Trong không khí củabuổi sớm mai, hương phù sa ngan ngát của dòng sông huyền thoại, hàng trămthuyền bè, thúng mủng lớn nhỏ từ các nơi đổ về tạo nên khung cảnh nhộn nhịp,hối hả. Chúng tôi như lạc vào một vườn trái cây khổng lồ đầy hương sắc, màuxanh sậm của dưa hấu, những trái thanh long hồng tươi, màu vàng của dứa, mùithơm của các loại trái cây hòa quyện.

Một nét độc đáo khác của chợ nổi chính là cách tiếp thị chào hàng củangười bán. Mỗi chiếc ghe có một ngọn sào treo những sản vật vùng sông nước, haycòn gọi là cây bẹo. Cô hướng dẫn viên giải thích rằng, cây bẹo treo cái gì thìghe bán cái đó. Và đó chính là văn hóa chợ nổi. Trước đây, cây bẹo không chỉđược dùng trong mua bán mà còn hiện hữu cả trong đời sống. Nhà nào có trai khônmuốn hỏi vợ, gái lớn muốn gả chồng, người ta cũng đều thông báo bằng cây bẹo."Nếu cây bẹo nào treo một củ cải, nghĩa là ghe nhà đó có người con traimuốn tìm hiểu vợ, còn khi có con gái đến tuổi cập kê thì người ta treo 2 tráivũ sữa", cô hướng dẫn viên giải thích. Không chỉ độc đáo trong cách muabán, chợ nổi để lại ấn tượng trong lòng du khách chính là sự mộc mạc, chân chấtcủa những nông dân miền sông nước. Dù ghé vào ghe mua hay không, bạn cũng đượcmời nếm thử thoả thích, gia chủ sẵn sàng mời bạn một tách trà, cùng tâm sựnhững chuyện của miền sông nước. Vui vẻ, bạn còn được thưởng thức điệu hò mượtmà của những thiếu nữ trong chiếc áo bà ba duyên dáng.

Vùng đất của văn hóa

Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

Chợ nổi Cái Răng tấp nập vàobuổi sáng.

Xem thêm: Anh Nguyễn Văn T Yêu Chị Trần Thị H, Anh Nguyễn Văn A Yêu Chị Trần Thị H

Một trải nghiệm khác cũng thú vị không kém khi ở Cần Thơ vào buổi tốilà ăn tối trên du thuyền dọc sông Hậu. Trong khung cảnh lung linh tuyệt đẹp củabến Ninh Kiều và ánh đèn lấp lánh từ cầu Cần Thơ, thành phố Tây Đô hiện lên từmột góc nhìn khác. Chính bến Ninh Kiều cũng là một biểu tượng của thành phố CầnThơ. Buổi tối, bến Ninh Kiều hiện lên trước mặt du khách với vẻ đẹp huyện ảovới những dãy đèn lồng được thắp lên dọc bồ sông lung linh trên bóng nước. Dọcbến Ninh Kiều có một con đường nhỏ cho du khách tản bộ ngắm cảnh sông nước. Xaxa là những xóm chài le lói ánh đèn yên tĩnh, bình lặng. Dưới sông những conthuyền chiều lòng du khách thả trôi trên dòng nước để du khách có thể thoải máingắm nhìn thành phố về đêm.

Trên sông, tàu du lịch Ninh Kiều đón khách nghe đờn ca tài tử. Đây làmột loại hình nghệ thuật đặc trưng của văn hóa vùng đất phương Nam với nhữngtiếng đàn ngọt lịm hòa với giọng ca mượt mà của các nam, nữ nghệ nhân đờn ca xứTây Đô. Chương trình đêm nhạc đờn ca tài tử trên sông đêm nào cũng diễn phục vụdu khách. Một đêm thưởng thức nhạc trữ tình trên dòng sông Hậu luôn là điềutuyệt vời cho bất cứ ai yêu nét văn hóa miền Tây Nam Bộ. Đêm về khuya, nghenhững thanh âm của đờn ca, loại âm nhạc đặc sắc của riêng vùng sông nước giữabầu trời đêm đầy sao trên dòng sông Hậu lộng gió, cảm giác trải nghiệm vô cùngtuyệt vời và đáng nhớ. Được biết, hàng năm, để duy trì nét văn hóa độc đáo này,thành phố Cần Thơ thường xuyên tổ chức liên hoan đờn ca tài tử. Rất nhiều nghệnhân đã hội tụ về đây và nhiều du khách lựa chọn những dịp này để đến với NinhKiều để được thưởng thức những câu vọng cổ ngọt ngào, ngân nga mà đậm chất tình,chất đời.

Ngoài ra, trong chuyến đi lần này, chúng tôi may mắn được ghé làng dulịch sinh thái Mỹ Khánh, thuộc huyện Phong Điền - nơi được mệnh danh là vươngquốc trái cây của khu vực miền Tây với nhiều loại quả nổi tiếng như: dâu HạChâu, mận An Phước, vú sữa Lò Rèn. Khu du lịch Mỹ Khánh cũng là một trong nhữngđiểm đến tiêu biểu của Cần Thơ. Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10 km, MỹKhánh là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa sông nước miệt vườn với nhiều chủngloại trái cây đặc sản, bốn mùa trĩu quả kết hợp cùng ẩm thực phong phú, đậmchất Nam Bộ. Một điều chắc chắn là bất cứ ai tham gia các hoạt động như: mộtngày làm điền chủ, tát mương bắt cá, bơi thuyền, câu cá, thăm quan làng nghềtruyền thống, nghe đàn ca tài tử, xiếc khỉ... sẽ không muốn rời xa vùng đấtnày…

Chia tay Cần Thơ sau những ngày trải nghiệm với bao khám phá thú vị,điều đọng lại trong tâm trí chúng tôi không chỉ là nét văn hóa đặc sắc của vùngđất "chín rồng" và những con người Cần Thơ thân thiện, mến khách, màcòn là sự vươn lên phát triển mạnh mẽ của một đô thị trẻ xứng tầm trung tâmkinh tế - văn hóa của miền Tây Nam Bộ.

  1. Cần Thơ Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cầu Cần Thơ

  2. Bảng vàng Từ chữ kim bảng 金榜, chỉ tấm biển đề tên những thí sinh thi đỗ dưới thời phong kiến. "Chiếm bảng vàng" hay "giật bảng vàng" vì thế nghĩa là thi cử đỗ đạt.

  3. Canh cửi Sợi chỉ dọc (canh hoặc kinh) trên Khung cửi">khung dệt (cửi). Chỉ công việc dệt vải, dệt lụa.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Dệt cửi

  4. Soi Bún Cũng gọi là Soi Búng, địa danh nay thuộc thôn Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại đây có nghề truyền thống là trồng dưa (chủ yếu là dưa hấu).

  5. Lục Lễ Địa danh nay là một thôn thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

  6. Có bản chép là "Luật Lễ."

  7. Ví dầu Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.

  8. Lái Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)

  9. Cá mú Tên chung một họ cá biển cho thịt trắng, dai, ngọt. Có ba loại cá mú chính là cá mú đỏ, cá mú đen, cá mú cọp, trong đó cá mú đỏ là loài cá quý hiếm nhất, hai loại còn lại thì hiện nay đang được nuôi khá nhiều. Tùy theo từng địa phương mà cá mú còn được gọi là cá song, cá gàu (gầu), cá mao…

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá mú đỏ

  10. Thờn bơn Còn gọi là cá bơn, một loại cá thân dẹp, hai mắt nằm cùng một bên đầu. Vì vị trí hai mắt như vậy nên khi nhìn chính diện có cảm giác miệng bị méo.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá thờn bơn

  11. Cá lịch Có nơi gọi là lệch hoặc nhệch, tên chung của một số loài cá-lươn phổ biến. Cá lịch có hình dạng tương tự con lươn, mình thon dài, da trơn không vảy, đuôi thon nhọn, mắt nhỏ. Tùy vào từng loài khác nhau, cá lịch có thể có vây hoặc không vây, cũng như màu da có thể là màu trơn hoặc có đốm hay có sọc. Các loài cá lịch thường sống ở biển hoặc ở vùng nước lợ (cửa sông), nhưng cũng có thể bơi ngược dòng đến sống ở sông ngòi hay ruộng đồng nước ngọt. Vào ban ngày, cá lịch chui rúc trong bùn, cát, đến đêm thì bơi ra kiếm ăn ở tầng đáy nước. Thức ăn của cá lịch là các loài cá hay giáp xác nhỏ. Đối với người Việt Nam, cá lịch là một loài thủy sản bổ dưỡng tương tự như lươn.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá lịch cu

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá lịch đồng

  12. Còng Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Con còng

  13. Ghẹ Vùng Bắc Trung Bộ gọi là con vọ vọ, một loại cua biển, vỏ có hoa, càng dài, thịt nhiều và ngọt hơn cua đồng.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Con ghẹ

  14. Cá đuối Một loài cá biển, cùng họ với cá nhám, thân dẹp hình đĩa, vây ngực rộng, xòe hai bên, đuôi dài.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá đuối

  15. Cá ngần Còn gọi là cá ngân, cá cơm ngần, cá sữa, cá thủy tinh, hay cá bún, một loại cá không xương, nhỏ như con tép, màu trắng hoặc trong suốt, sống trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Từ cá ngần có thể chế biến ra nhiều món ngon như canh chua, cá chiên trứng, chả cá ngần…

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá ngần

  16. Cá Ông Tên gọi của ngư dân dành cho cá voi. Do cá voi có tập tính nương vào vật lớn (như thuyền bè) mỗi khi có bão, nên nhiều ngư dân mắc nạn trên biển được cá voi đưa vào bờ mà thoát nạn. Cá voi được ngư dân tôn kính, gọi là cá Ông, lập nhiều đền miếu để thờ.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Bộ xương cá Ông trong đền thờ ở vạn Thủy Tú, Phan Thiết

  17. Lưỡng long chầu nguyệt Hai con rồng chầu mặt trăng (cũng gọi là "rồng chầu mặt nguyệt"). Đây là chi tiết phù điêu thường gặp trên các mái đình đền, chùa chiền ở nước ta, mang ý nghĩa tâm linh thuần phục thánh thần.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Lưỡng long chầu nguyệt

  18. Cá chim Một loài cá biển, mình dẹp và cao, mồm nhọn, vẩy nhỏ, vây kín.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá chim

  19. Cá thu Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá thu

  20. Cá nhụ Cũng gọi là cá chét, một loại cá biển thân dài, dẹt bên, đầu ngắn, mắt to. Thịt cá dai, ngọt và nhiều chất dinh dưỡng, xương mềm. Cá thường được chiên lên chấm với nước mắm tỏi, ớt ăn kèm rau sống hoặc nấu canh ngót hoặc sốt cà chua, kho cà chua, kho tiêu, kho tộ…

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá nhụ

  21. Cá đé Cũng gọi là cá lặc, một loài cá biển thân dài, đầu ngắn, thân màu trắng bạc. Cá đé có thịt thơm ngon hảo hạng, hiếm có khó tìm, được xếp vào “tứ quý ngư” (chim, thu, nhụ, đé), bốn loài cá quý của Việt Nam.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá đé

  22. Cá vược Một loại cá sinh trưởng ở nước ngọt, nước lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ. Ở nước ta, cá vược phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến Nam và được đánh giá có giá trị kinh tế cao, đã được thuần hóa để nuôi cả trong điều kiện nước mặn và nước ngọt.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá vược nuôi

  23. Cá he Một loại cá nước ngọt thường gặp ở miền Tây Nam Bộ, họ hàng với cá mè. Cá he có đuôi và vây màu đỏ, vẩy bạc. Thịt cá he ngon, béo nhưng có nhiều xương. Xem thêm: Câu cá he.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá he

  24. Cá mòi Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá mòi

  25. Cá chuồn Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.

    Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá chuồn đang bay.

  26. Cá đối Một loại cá có thân tròn dài, dẹt, vảy tròn, màu bạc. Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo cá...

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá đối kho thơm

  27. Đồi mồi Một loài rùa biển, mai có vân đẹp nên thường bị đánh bắt để làm đồ mĩ nghệ (lược, vòng tay, vòng đeo cổ...). Những đốm nám trên da hoặc trái cây cũng gọi là vết đồi mồi.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Con đồi mồi

  28. Lợn biển Động vật có vú thuộc bộ bò biển, sống ở biển hoặc cá vùng cửa sông, có thân hình to lớn (cá thể trưởng thành nặng khoảng nửa tấn), chuyên ăn các loại thực vật dưới biển.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Lợn biển

  29. Cá mó Cũng gọi là cá lưỡi mèo hoặc cá vẹt, một loài cá biển có thân hình dẹt, khá mềm, rất nhiều thịt. Thịt của cá mó có hương vị đậm đà, dễ chế biến thành các món kho, chiên hay canh.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá mó

  30. Nhưng Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhưng, hãy đóng góp cho chúng tôi.

  31. Cá nhung Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá nhung, hãy đóng góp cho chúng tôi.

  32. Cá cúng Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá cúng, hãy đóng góp cho chúng tôi.

  33. Cá hồng Loài cá có thân bầu dục dài dẹt, thân cá có màu hồng, viền lưng cong đều, viền bụng tương đối thẳng. Đầu cá lõm, mõm dài và nhọn, vây lưng dài, có gai cứng khỏe. Đa số các giống cá hồng sống ở biển, trừ một số ít loài sống trong môi trường nước ngọt.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá hồng biển

  34. Hồng Gai Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

  35. Cá mè Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá mè

  36. Cá chép Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá chép

  37. Cá rô Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá rô đồng kho tộ

  38. Cá trê Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cá trê

  39. Chắn đăng Giăng đăng ở những vịnh, vũng để đón cá theo con nước xuống.

  40. Vạn Hoa Vùng biển thuộc đảo Cái Bầu (Kế Bào), nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây cũng có bến cảng và núi cùng tên là Vạn Hoa.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cảng Vạn Hoa (Port-Wallut) thập niên 1920

  41. Cái Rồng Địa danh nay là thị trấn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng là tên cảng biển ở đây.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cảng Cái Rồng

  42. Xà Kẹp Địa danh nay thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

  43. Bãi Dài Một bãi biển nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long, thuộc địa phận huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Bãi Dài Vân Đồn

  44. Cái Bàn Tên một hòn đảo nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

  45. Hòn Hai Tên chung của hai hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Hòn Hai

  46. Cây Khế Một hòn đảo nay thuộc địa phận thôn Đông Tiến, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

  47. Cái Đài Một vùng biển thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

  48. Vụng Đài Chuối Một vụng biển nay thuộc địa phận xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

  49. Cửa Mô Tên một vùng biển nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

  50. Cồn Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Cồn Phụng (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

  51. Lò Vôi Địa danh nay thuộc thôn Đông Thắng, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

  52. Sông An Cựu Con sông nhỏ, dài khoảng 30 km, là chi lưu của sông Hương chảy qua phía Nam thành phố Huế. Đây là một con sông đào, được đào vào năm Gia Long thứ 13 (khoảng 1815) để góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy, vì vậy mới có tên khác là Lợi Nông. Ngoài ra, sông An Cựu còn có các tên khác là Phủ Cam hay Thanh Thủy.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Sông An Cựu

  53. Núi Mục Một ngọn núi nằm ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Núi Mục Sơn mằm trong quần thể khu di tích Lam Kinh, gắn liền với cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm của thời hậu Lê.

  54. Thừa Sủng – Đồng Mờm Địa danh nay là nơi tiếp giáp giữa hai huyện Yên Thành và Diễn Châu, nơi xảy ra trận đánh giữa nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn và quân Pháp vào năm 1886. Trận này nghĩa quân thắng lớn, tiêu diệt hàng trăm tên địch.

  55. Mô Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).

  56. Trúc Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

  57. Hai Vai Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Lèn Hai Vai

  58. Sông Bùng Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Vẻ đẹp sông Bùng

  59. Trượng Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).

  60. Rộc Vang Thượng Tên một cánh đồng rộng giữa làng Xuân Viên và làng Trung Phường, đều huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

  61. O Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.

  62. Lần khân Lần lữa, dây dưa, kéo dài ra mà không chịu quyết định.

    Chày sương chưa nện cầu Lam,
    Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng ?
    (Truyện Kiều)

  63. Vàm Tấn Còn gọi là Vàm Đại Ngãi, tên cũ của thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Từ trước khoảng năm 1858, đây là nơi triều đình nhà Nguyễn đặt làm trạm quân cảng vừa trấn thủ về mặt quân sự, vừa là nơi thu thuế của các tàu buôn.

    Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.

  64. Phong Dinh Tên một tỉnh cũ tồn tại từ 1956 đến 1975, nay là một phần các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ.

  65. Bậu Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).

  66. Chợ Cái Răng Còn gọi là chợ Lê Bình (đặt theo tên một liệt sĩ đánh Pháp), nay thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Chợ Cái Răng

  67. Cao Lãnh Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.

  68. Thưng Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Thưng bằng đồng

  69. Rau cần Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Canh cá nấu cần

  70. Rau thơm Tên chung dùng để chỉ các loại rau ăn được (có thể là rau, củ, quả thơm), được trồng hoặc hái từ tự nhiên, có mùi thơm đặc biệt tùy theo loại do các tinh dầu trong rau bay hơi tạo thành. Thơm còn là tên gọi tắt của người Hà Nội dành cho loại húng thơm mà nổi tiếng nhất là húng Láng.

  71. Tương truyền trước đây ở Cần Thơ trồng rất nhiều rau cần và rau thơm, và bài ca dao này là một câu rao của những người gánh rau đi bán.

  72. Nhơn Ái Địa danh nay là một xã thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ.

  73. Long Xuyên Địa danh nay là một thành phố thuộc tỉnh An Giang. Tiền thân của thành phố này là phủ Đông Xuyên, một đồn nhỏ bên vàm sông Tam Khê (tức rạch Long Xuyên) - được thành lập năm 1789. Hiện nay Long Xuyên cũng là một điểm đến du lịch của tỉnh, tuy không nổi tiếng bằng thị xã Châu Đốc.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Long Xuyên

  74. Theo nhà văn Sơn Nam: Trai Nhơn Ái giỏi nghề đóng tam bản, ghe hầu. Gái Long Xuyên giỏi khắp miền với bánh trái, thêu thùa, may vá (Lịch sử An Giang, Nxb TH An Giang, 1988).

  75. Sảy Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Sảy lúa

  76. Dê Rê, hay giê, hoạt động làm cho lúa sạch bằng cách đổ từ trên cao xuống cho gió cuốn đi những bụi rác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

  77. Sàng Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Sàng gạo

  78. Đàng Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

  79. Mảng Mải, mê mải (từ cũ).

  80. Mơi Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

  81. Chợ Lớn Tên chính thức là chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Lớn mới để phân biệt với chợ Lớn cũ (nay không còn), hiện nay thuộc địa bàn quận 6, giáp ranh quận 5 và quận 10, được xem là trung tâm mua bán của người Việt gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được Quách Đàm - một phú thương người Hoa - xây dựng vào năm 1928 (nên còn được gọi là chợ Quách Đàm), kiến trúc chợ mang nhiều nét Á Đông pha lẫn tân kì.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Chợ Bình Tây ngày trước

  82. Chợ Bình Đông Xưa là một trong bốn khu chợ lớn nhất quận 5. Năm 2008, chợ được xây lại và nay thuộc khu Bình Đông, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, gần bến Bình Đông trên kênh Tàu Hũ (theo Địa chí quận 5, xuất bản năm 2000).

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Chợ Bình Đông

  83. Chợ Gạo Một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có con sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Kênh Chợ Gạo

  84. Chợ Bến Thành Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Chợ Bến Thành

  85. Chợ Bến Tranh Một ngôi chợ thuộc tỉnh Tiền Giang, hiện là vựa nông sản của các xã ven thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

  86. Thủ Đức Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.

    Phân tích Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về

    Chợ Thủ Đức