Phân tích Thúy Kiều báo an báo oán

PHÂN TÍCH THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)I - GỢI Ý1. Tác giả:(Xem bài Chị em Thuý Kiều).2. Đoạn trích:Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai trong Truyện Kiều (Gia biến vàlưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đoạ đầy, Thuý Kiều đượcTừ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng thoả nguyện đền ơn trảoán. Đây là trích đoạn tả cảnh báo ân, báo oán.Đoạn trích có thể thành hai phần: - Mười hai câu thơ đầu: Thuý Kiều báo ân (trả ơn Thúc Sinh); - Các câu thơ còn lại: Thuý Kiều báo oán (cuộc đối đáp giữa ThuýKiều và Hoạn Thư).II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨMĐền ơn trả oán là một mô típ rất quen thuộc trong văn học dân gian,đặc biệt là trong các câu chuyện cổ tích. Người có công lao khó nhọc, ănở hiền lành, hay làm điều tốt thì sẽ được đền bù, kẻ ác sẽ bị trừng trị đíchđáng. Đó là mơ ước của nhân dân ta.Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dựng lên một cảnh báo ân báooán. Thế nhưng, khác rất nhiều so với các câu chuyện cổ tích, cảnh báoân báo oán trong Truyện Kiều không đơn giản là sự thể hiện khát vọngcông lí của nhân dân. Sức hấp dẫn của đoạn trích thể hiện chủ yếu ở khảnăng khắc hoạ tâm lí nhân vật của nhà thơ. Cả đoạn trích gồm 34 câu vớiba nhân vật, rất ít lời miêu tả, hầu như chỉ có lời Thuý Kiều nói với ThúcSinh, lời qua tiếng lại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, vậy mà không chỉchân dung, từ giọng điệu, tính tình của từng nhân vật đều được bộc lộhết sức sinh động.Có thể dễ dàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh: báo ân và báooán.Cảnh báo ânChàng Thúc Sinh khi được "gươm mời đến" thì "Mặt như chàm đổ,mình dường dẽ run". Thúc Sinh run vì nhiều lẽ: trước cảnh ba quângươm giáo sáng loà − run; được chứng kiến Thuý Kiều đã trừng trịnhững kẻ đã gây bao đau khổ cho đời nàng như thế nào lại càng dễ runhơn nữa. Thúc Sinh không thể nghĩ rằng mình lại được trả ân bằng "gấmtrăm cuốn, bạc nghìn cân" bởi trong thực tế, chàng ta chẳng có công laogì nhiều với Thuý Kiều. Ngay cả khi chứng kiến vợ mình hành hạ ThuýKiều, Thúc Sinh cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, không biết bênh vựcthế nào.Vậy tại sao Thúc Sinh lại được Thuý Kiều "báo ân" hậu hĩnh nhưthế? Lí giải được điều này, chúng ta sẽ hiểu thêm về Thuý Kiều, từ đócàng hiểu thêm nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Nhân vậtThuý Kiều đã được xây dựng rất nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm.Dù khi phải dằn lòng trao duyên cho Thuý Vân, khi một mình đối cảnh ởlầu Ngưng Bích hay khi có đủ vị thế để báo ân báo oán sòng phẳng thìThuý Kiều vẫn luôn là người nặng tình nặng nghĩa:Nàng rằng: "Nghĩa nặng tình non,Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòngTại ai há dám phụ lòng cố nhân?Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân,Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là ".Lí lẽ của Thuý Kiều rất rõ ràng: đây không phải là sự báo ân mà là sựtrả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trướcđây. Như vậy, đối với Thúc Sinh, Thuý Kiều đã không xử bằng lí màbằng cái tình của nàng. Điều này có vẻ như không hợp với cách nghĩthông thường, không thoả mãn được một số bạn đọc khó tính nhưngchính ở đây lại làm bật lên giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nguyễn Duđã không xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo một công thức định sẵn.Ngược lại, ông đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường.Kiều đã suy nghĩ, nói năng và hành động hoàn toàn hợp với phẩm chấtvà tính cách của nàng. Điều này càng được chứng minh rõ ràng hơn quacảnh tiếp theo.Cảnh báo oánĐối tượng báo oán ở đây là Hoạn Thư − vợ Thúc Sinh. Mặc dùkhông trực tiếp đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh nhưng Hoạn Thư cũng là kẻđã gây không ít đau khổ cho cuộc đời Kiều. Con người đã trở thành hìnhtượng điển hình cho sự ghen tuông ấy đã lặng lẽ cho người đến bắt nàngvề, đã dựng cảnh trớ trêu: bắt nàng hầu rượu Thúc Sinh để mà hả hêsung sướng khi tận mắt chứng kiến nỗi cực nhục của cả hai người. ThuýKiều hẳn không thể quên nỗi nhục hôm ấy, theo đó thì tội của Hoạn Thưđáng chết một trăm lần.Thế nhưng Nguyễn Du đã không để cho lí trí của mình dẫn dắt sựviệc một cách giản đơn. Ông âm thầm chứng kiến cuộc đối đầu giữa haingười đàn bà (mà theo Thuý Kiều là "kẻ cắp, bà già gặp nhau"), thuật lạicuộc đấu khẩu của họ. Biệt tài của Nguyễn Du là khi chứng kiến vàmiêu tả cuộc đụng độ "nảy lửa" ấy, ông đã không thiên vị một ai, khôngđứng về phía nào. Ông để cho sự việc tự nó phát triển, từ đó đã tạo nênmột trong những chi tiết nghệ thuật giàu chất sống, chất "tiểu thuyết"nhất của tác phẩm.Vị thế giữa hai người phụ nữ đã hoàn toàn đảo ngược. Trước đây, khiHoạn Thư làm chủ tình thế, Thuý Kiều không những bị đánh đập mà cònbị làm nhục theo một cách thức rất riêng của Hoạn Thư. Nỗi đau tinhthần của Kiều lúc ấy còn lớn gấp hàng chục lần nỗi đau thể xác. Thếnhưng giờ đây, người làm chủ tình thế lại là Thuý Kiều. Chỉ cần nàngphẩy tay một cái, hẳn Hoạn Thư sẽ "thịt nát xương tan".Thuý Kiều đã khởi sự "báo oán" như thế nào?Thoắt trông nàng đã chào thưa:"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!Đàn bà dễ có mấy tayĐời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!Dễ dàng là thói hồng nhan,Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du thật đáng nể phục. Nàng Kiềuduyên dáng, thuỳ mị, "e lệ nép vào dưới hoa" ngày nào, giờ đối diện vớikẻ thù, dường như đã hoá ra một con người khác. Nếu như Kiều ra lệnhtrừng phạt Hoạn Thư ngay thì không có gì nhiều để bàn luận. NhưngKiều đang sung sướng hưởng thụ cảm giác của kẻ bề trên, đang tìm cáchdùng lời nói để "rứt da rứt thịt" Hoạn Thư theo đúng cách mà trước đâymụ ta đã đối xử với nàng. Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọiHoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ởđời ("Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"). Kiều tin chắc vàochiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớtnói cười "Mà trong nham hiểm giết người không dao":Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,Ghen tuông thì cũng người ta thường tình ".Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gìđó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khócó thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không nhữngkhẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư cònkể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ranhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt, Đó lànhững lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ"hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếucủa Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đãvận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.Rốt cuộc, trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó người thua lại chính làThuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" củaHoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không nhữngthế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói vớimình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lôgích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nàođi nữa, Kiều vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Đây là một đoạn trích rất hấp dẫn, một sáng tạo đặc sắc của NguyễnDu. Bằng cách để cho các sự việc tự vận động, nhân vật tự bộc lộ mìnhqua những lời đối thoại, Nguyễn Du đã đưa nghệ thuật miêu tả nhân vậtcủa văn học trung đại tiến một bước rất dài. Miêu tả chân thực và sinhđộng đời sống như nó đang xảy ra, đó là một yếu tố quan trọng tạo nên"Chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du".

    Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi chốn thanh lâu, Kiều trở thành một mệnh phụ phu nhân. Chẳng bao lâu sau, Từ Hải đã có binh cường tướng mạnh:

Trong tay mười vạn tinh binh,

Kéo về đóng chật một thành Lâm Tri

Kiều đã dựa vào uy thế Từ Hải để báo ân báo oán.

Trong Truyện Kiều, cảnh báo ân báo oán là một tình huống giàu kịch tính, thể hiện ưóc mơ công lí ở đời. Cảnh báo ân báo oán được kể trong một đoạn thơ dài 162 câu thơ (từ câu 2289 đến câu 2450), Thúc Sinh, mụ quản gia, vãi Giác Duyên được báo ân. Hoạn Thư cùng 7 tên khác bị báo oán:

Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,

Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.

Tú Bà với Mã Giám Sinh,

Các tên tội ấy đáng tình còn sao?

Ở đây, chúng ta chỉ nói đến hai tình tiết: Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư. Tâm lí và cách ứng xử của Thúy Kiều, tính sáng tạo của Nguyễn Du là những điều mà ta có thể tìm hiểu và cảm nhận trong đoạn thơ này.

1.  Báo ân Thúc Sinh

Sau khi mắc lừa Sở Khanh, Thúy Kiều bị Tú Bà bắt ép làm gái lầu xanh. Và Kiều đã gặp Thúc Sinh "cũng nòi thư hương", là con rể của quan thượng thư, một con người phong tình "quen thói bốc rời". Lúc đầu chỉ là "trăng gió", nhưng về sau, Thúc Sinh và Thúy Kiều trở thành "đá vàng". Thúc Sinh đã chuộc Kiều, lấy làm vợ lẽ: "Gót tiên phút đã thoát vòng trần ai". Mặc dù sau này có chuyện đánh ghen, bị làm nhục, nhưng Thúc Sinh trong điều kiện có thể, nói với Hoạn Thư đưa Kiều ra Quan Âm các "giữ chùa, chép kinh", thoát khỏi kiếp tôi đòi. Tuy "thấp cơ thua trí đàn bà" nhưng tình cảm của Thúc Sinh đối với Thúy Kiều, trong bi kịch vẫn "nặng lòng”

Bây giờ kẻ ngược người xuôi,

Biết bao giờ lại nối lời nước non ?

Có thể chê trách Thúc Sinh này nọ, nhưng Thúc Sinh là ân nhân của Kiều, đã giúp Kiều hoàn lương. Kiều là một người phúc hậu, nên nàng không bao giờ có thể quên ơn chàng.

Trong cuộc tầm nã của ba quân, gia đình Thúc Sinh đã được Kiều quan tâm "giữ giàng”

Lại sai lệnh tiễn truyền qua,

Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên.

Cảnh báo ân diễn ra, Kiều đã dùng một chữ "mời" rất trọng vọng "cho gươm mời đến Thúc Lang". Kiều nói về "nghĩa", về chữ "tòng", đề cao đạo lí thủy chung. Thúc Sinh là "người cũ", là "cố nhân " mà Kiều "há dám phụ". Nàng khẳng định cái tình nghĩa của Thúc Sinh đối với mình ngày xưa là vô cùng to lớn, sâu nặng: "nghĩa nặng nghìn non... Kiều đã dùng một số từ như: "nghĩa, nghìn non, Sâm Thương, chữ tòng, người cũ, cố nhân... "cùng với giọng điệu ôn tồn, biểu lộ một tấm lòng trân trọng, biết ơn một người đàn ông đã từng yêu thương mình, cứu vớt mình. Trái tim của Kiều rất nhân tình, nhân hậu; cách ứng xử của nàng đối với Thúc Sinh rất giàu ân nghĩa thủy chung:

Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non.

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Cái lễ vật chất mà Kiều báo ân Thúc Sinh cũng thật "hậu", khẳng  định cái nghĩa đối với "cố nhân"trong những năm tháng ở Lâm Tri là vô cùng sâu nặng:

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân.

Tạ lòng để xứng báo ân gọi là.

Sau đó, Kiều dùng lời lẽ dân dã, sắc sảo để nói về "vợ chàng". Bao năm tháng đã trôi qua, lòng Kiều vẫn chưa nguôi. "Miếng ngon nhớ mãi, đòn đau nhớ đời" có phải như thế không? Vị thế đã đổi thay: kẻ là phạm tội, người là quan tòa đang ngồi trong trướng hùm giữa cành "gươm lớn giáo dài":

                                                                Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

     Kiến bò miệng chén chưa lâu,

      Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

Kiều đã có hai cách nói khác nhau: nói về ân nghĩa thì trang trọng, ôn tồn; nói về oán thì nôm na, chì chiết. Nguyễn Du đã tạo nên hai giọng điệu, hai thứ ngôn ngữ trong một lượt lời của Thúy Kiều, điều đó cho thấy thi hào rất tinh tế, sâu sắc khi thể hiện tâm lí nhân vật. Dù là được báo ân, nhưng đứng trước cảnh "Vác đòng chật đất, tinh kì rợp sân", Thúc Sinh cực kì khủng khiếp: "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run", mồ hôi toát ra "ướt đẫm ", không nói được một lời nào, sống trong tâm trạng vừa "mừng", vừa "sợ":

Lòng riêng mừng sợ khôn cầm,

Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai.

2. Báo oán Hoạn Thư

Từ lần bị đánh ghen đêm ấy, đến nay đã bao năm tháng? Gặp lại Hoạn Thư lần này, trong tư thế của người "chiến thắng" ra tay báo oán, Kiều đã "chào thưa "bằng những lời "mát mẻ”

     Thoắt trông nàng đã chào thưa:

Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Giọng nói trở nên chì chiết, đay nghiến. Các chữ "mấy tay", "mấy mặt", "mấy gan” như những mũi dao sắc lạnh:

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Kiều nghiêm giọng cảnh cáo Hoạn Thư đã từng hành hạ mình, làm cho mình đau khổ: Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.

Là "thủ phạm" đang đứng giữa pháp trường, xung quanh là bọn đao phủ đã "gươm tuốt nắp ra", Hoạn Thư "hồn lạc phách xiêu". Người đàn bà này tự biết tội trạng mình, cảnh ngộ mình, khó lòng thoát khỏi lưỡi gươm trừng phạt? Vốn khôn ngoan, sắc sảo, đứa con của "họ Hoạn danh gia” đã trấn tĩnh lại, tìm cách gỡ tội. Một cái "khấu đầu" giữ lễ, khi chân tay đang bị trói. Trước hết nhận tội "ghen tuông" và lí giải đó là chuyện "thường tình "của đàn bà. Tiếp theo Hoạn Thư gợi lại chút "ân tình " ngày xưa: một là, đã cho Kiều xuống Quan Âm các "giữ chùa  chép kinh", không bắt làm thị tì nữa; hai là, khi Kiều bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc, đã bỏ qua. Cách nói rất khéo, chỉ gợi sự thật và chuyện cũ ra, chỉ người trong cuộc mới biết. "Nghĩ cho"là nhớ lại cho, suy nghĩ lại cho:

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửu dứt tình chẳng theo.

   Đối với Kiều, Hoạn Thư đã từng nói với Thúc Sinh: "Rằng: tài nên trọng mà tình nên thương". Tuy "Chồng chung chưa dễ  ai chiều cho ai", nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư "kính yêu ''Thúy Kiều. Hoạn Thư tự nhận tội và xin Thúy Kiều rộng lượng:

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.

Lời gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí, vừa có tình. Lời cầu xin đúng mực, chân thành. Vì thế, Kiều phải "khen cho”. "Khôn ngoan đến mức nói năng phải  lời". Không thể là "người nhỏ nhen", Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư:

                                                           Đã lòng tri quá thì nên

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.,

Sự việc diễn ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.  Vốn là một phụ nữ trung hậu, đã từng nếm trải bao cay đắng và ngang trái trong cuộc đời, vả lại Kiều cũng tự biết rằng mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác, tha tội Hoạn Thư, Thúy Kiều càng tỏ ra vô cùng cao thượng. Ai đã từng đọc bản dịch Kim Vân Kiều truyện, đem đối chiếu với Truyện Kiều, ta mới thấy hết tài sáng tạo của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du, nhất là trong cảnh báo ân báo oán. Cảnh pháp trường thời trung cổ được miêu tả ước lệ mà không kém phần uy nghiêm! Lời thoại rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lí, tính cách nhân vật Thúc Sinh lành mà nhát sợ, Hoạn Thư thì khôn ngoan, sắc sảo, Kiều rất trung hậu, cao thượng, bao dung.

Nguyễn Du đã.sáng tạo nên những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện ân oán, cái lẽ đời xưa nay, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều.

Trích: loigiaihay.com