Phình giáp hạt hai thùy là gì

Bác sĩ ơi cho em hỏi, phình giáp đa hạt 2 thùy là căn bệnh như thế nào? Nếu là lành tính thì phải mổ còn ác tính thì phải làm như thế nào? Và triệu chứng sau phẫu thuật là như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn! Phình giáp đa hạt 2 thùy là diến tiến muộn của bướu cổ đơn thuần. Bướu cổ đơn thuần là bệnh lý lành tính, có sự tăng kích thước bướu thường do thiết iod trong chế độ ăn hàng ngày. Trong trường hợp của bạn bướu này đã hình hành các nhân cứng ở tuyến. Đây là căn bệnh lành tính, có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Trong nội khoa, sử dụng các thuốc ức chế sự phát triển của mô tuyến giáp kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ làm tiêu, mềm khối u. 

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên viên nội tiết.

 

Cần ăn thức ăn gì để giúp giảm phình giáp đa hạt hai thùy này? Bác sĩ điều trị cho em uống thuốc G-tynox 100mg [1v/ngày] uống sáng đói. Bác sĩ bảo u lành, không mổ, uống thuốc để tan khối u! Em thấy có người mổ và người không mổ. Xin bác sĩ hồi âm. Em cám ơn. Kim Thanh 

- Tư vấn của Phòng mạch online:

Chào Kim Thanh, Để khám tuyến giáp, thông thường thì các bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm về máu để đánh giá chức năng và siêu âm tuyến giáp, để khảo sát hình ảnh và cấu trúc tuyến giáp.

1- Xét nghiệm máu [phương pháp miễn dịch] TSH và FT4 dùng để đánh giá chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Có 3 khả năng xảy ra đó là:

 - Tuyến giáp hoạt động bình thường: gọi là bình giáp

- Tuyến giáp hoạt động thấp hơn mức bình thường: gọi là suy giáp

- Tuyến giáp hoạt động mạnh hơn mức bình thường: gọi là cường giáp

Theo kết quả bạn gởi, TSH là 1.60 [bạn không nói đơn vị gì? Có phải là mUI/ml không? Nếu đúng thì khả năng cao tuyến giáp của bạn có chức năng bình thường]. Ngoài ra, không thấy bạn nêu rõ kết quả FT4 [free-T4]. Nếu có đầy đủ sẽ dễ kết luận hơn.

2- Về siêu âm tuyến giáp: Tôi cũng không thấy bạn đề cập đến siêu âm, nhưng việc bạn ghi chú là phình tuyến giáp đa hạt thì ngoài thăm khám tuyến giáp bằng tay, bác sĩ sẽ cho bạn làm siêu âm tuyến giáp để thấy rõ được cấu trúc của hạt giáp [hay còn gọi là nhân giáp].

Trên hình ảnh của siêu âm, chúng tôi biết được kích thước của nhân giáp, cấu trúc thế nào, có những đặc điểm để gợi ý là nhân ung thư hay không, có hạch vùng cổ hay không... Mà bạn thì không cung cấp đủ thông tin cho nên rất khó nhận định.

3- Theo y văn đã thống kê, trong số 100 nhân giáp, sẽ có tỉ lệ 95 nhân lành tính và chỉ khoảng 5 nhân giáp là ung thư.

Do đó, để xác định nhân giáp của bạn có nguy cơ ung thư hay không, bạn nên làm thêm một xét nghiệm nữa đó là chọc hút tế bào nhân giáp bằng kim nhỏ [gọi tắt là làm FNA nhân giáp].

4- Nếu kết quả chọc hút tế bào nhân giáp bằng kim nhỏ là tế bào tuyến giáp ung thư, thì chúng tôi sẽ khuyên bạn nên nhanh chóng phẫu thuật.

5- Nếu kết quả là lành tính, thì việc điều trị sẽ có nhiều chọn lựa. Tùy vào kích thước của các nhân giáp, tùy vào mong muốn của bạn mà có thể chọn lựa: - Nhân giáp lành tính và kích thước nhỏ hơn 2- 3cm, thì việc dùng hormon tuyến giáp như bác sĩ kê toa cho bạn dùng đó là phù hợp [sao cho TSH mục tiêu của bạn cần đạt trong khoảng 0.27- dưới 1.0 là được].

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng thuốc chỉ giúp làm nhỏ lại nhân giáp hoặc làm ngăn sự hình thành nhân mới, chứ thuốc không bao giờ làm tiêu được nhâm giáp hoàn toàn cả!

- Nếu nhân giáp của bạn lớn hoặc thậm chí không lớn quá, dù lành tính, bạn vẫn có thể chọn phương án phẫu thuật tuyến giáp để giải quyết triệt để nhân giáp đi.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật phình giáp đa hạt, có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân sẽ bị suy giáp. Điều này, phẫu thuật viên sẽ giải thích kỹ cho bạn trước khi ký cam kết mổ.

6- Về kiêng cữ: thật ra, với các bướu giáp đa hạt, chưa ghi nhận thực phẩm nào giúp làm nhỏ bướu rõ rệt cả. Các loại rau thuộc họ cải và đậu nành có chất sanh bướu khi còn sống, nhưng khi nấu chín thì không còn nữa. Nên tóm lại, bạn có thể ăn cải chín, ăn đậu hũ và uống sữa đậu nành...như thường. Hy vọng tôi có thể giúp bạn sáng tỏ đôi điều! Thân ái.

BS TRƯƠNG DẠ UYÊN, chuyên khoa Nột tiết, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Phình tuyến giáp đa hạt là gì? Bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh ra sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của những người được chẩn đoán căn bệnh này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc về bệnh phình tuyến giáp đa hạt cũng như cách điều trị kịp thời nhé!

BỊ U TUYẾN GIÁP CÓ SINH CON ĐƯỢC KHÔNG?

Phình tuyến giáp đa hạt là tình trạng mô tuyến giáp phát triển vượt giới hạn cho phép [hay tăng hoạt chức năng tuyến giáp], xuất hiện nhiều nhân tuyến giáp, khiến cho cổ bệnh nhân phình to ra gây khó thở, khó nuốt… Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như về mặt thẩm mỹ của  bệnh nhân.

Bản chất của sự hình thành nhân giáp là sự tăng sinh mô tế bào, do đó, tuyến giáp xuất hiện các nhân cứng, khoảng từ 3 – 4 nhân phát triển gây phình tuyến giáp đa hạt. Khi có sự tăng hoạt động chức năng tuyến giáp [cường giáp] thì tình trạng này được gọi là phình giáp đa hạt độc [bướu giáp đa nhân độc] hoặc bệnh Plummer.

Phình tuyến giáp đa hạt là tình trạng tuyến giáp phình to, xuất hiện nhiều hạt

Nếu đã rõ bệnh phình tuyến giáp đa hạt là gì thì khi mắc căn bệnh này có nguy hiểm hay không? Khi bệnh nhân bị chẩn đoán phình tuyến giáp đa hạt thì vùng tuyến giáp sẽ xuất hiện nhiều nhân và các nhân này có thể lành tính hoặc ác tính. Bệnh phình tuyến giáp đa hạt thường lành tính, với tỉ lệ hơn 90% nhân giáp là các nốt tăng sản hoặc u tuyến có mức độ thoái hóa nang không giống nhau. Do đó, u tuyến giáp đa hạt không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi có sự thay đổi bất thường không.

Có khoảng 4 – 6,5% bệnh nhân mắc phình tuyến giáp đa hạt có nguy cơ ác tính khi khối u phát triển nhanh hoặc không được phát hiện sớm. Tình trạng này gây nguy hiểm lớn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và rất khó khăn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân không nên coi thường mà cần thường xuyên thăm khám định kỳ được bác sĩ chẩn đoán, chỉ định và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng và bệnh tiến triển nặng thêm.

Phình tuyến giáp đa hạt đa phần ít gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh tuy nhiên không nên quá chủ quan

Khi bị phình tuyến giáp đa hạt, bệnh nhân thường có các triệu chứng như sau:

  • Cổ phình to: Tuyến giáp phình đại khiến vùng cổ bị sưng lên, chèn ép vào dây thanh quản làm bệnh nhân khó nuốt, giọng khàn, nuốt nghẹn…
  • Da và tóc thay đổi: Phình tuyến giáp ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, làm cho da nhạy cảm hơn, tóc bị yếu và dễ gãy rụng hơn.
  • Hay hồi hộp, lo âu: Biểu hiện của hồi hộp, lo âu ở bệnh nhân phình tuyến giáp đa hạt đi liền với biểu hiện khác như: tăng nhịp tim, đánh trống ngực, đổ mồ hôi…
  • Rối loạn kinh nguyệt: Phình tuyến giáp ảnh hưởng đến hệ nội tiết trong cơ thể gây rối loạn nội tiết dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Mệt mỏi: Bản thân người bệnh bị phình tuyến giáp cùng với những triệu chứng của bệnh khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
  • Giọng thay đổi/khàn giọng: Tuyến giáp phình to chèn ép vào dây thần kinh thanh quản khiến giọng nói bị thay đổi, khàn giọng.
Cổ phình to là dấu hiệu điển hình của bệnh phình tuyến giáp đa hạt

Nguyên nhân gây phình tuyến giáp đa hạt chủ yếu do sự bất thường của tuyến giáp, vậy cụ thể nguyên nhân gây bệnh phình tuyến giáp đa hạt là gì? Chi tiết:

  • Bệnh basedow: Là nguyên nhân chính gây phình tuyến giáp đa hạt. Bởi Basedow là bệnh tự miễn, khi hệ miễn dịch suy yếu khiến hoạt động rối loạn, cơ thể tự sản sinh ra các tự kháng thể giống hormone cường giáp TSH. Do đó, cơ thể sẽ nhận nhầm các kháng thể này là TSH và tăng cường sản sinh hormon T3, T4 khiến tuyến giáp tăng cường hoạt động quá mức gây phì đại.
  • Thiếu I-ốt: I-ốt là nguyên nhân không chỉ gây phình tuyến giáp đa hạt lành tính mà còn các bệnh tuyến giáp khác. Bởi I-ốt giữ vai trò quan trọng cho việc tổng hợp hormon tuyến giáp. Thiếu I-ốt ở khẩu phần ăn hàng ngày khiến cơ thể tăng tiết hormone TSH, làm kích thích tuyến giáp tăng sản sinh hormone tuyến giáp và phì đại.
  • Mô tuyến giáp phát triển nhanh bất thường: do mô tuyến giáp tăng sinh quá mức hoặc phát triển chậm có thể gây phình tuyến giáp đa hạt.
  • Nang giáp: chiếm 15 – 20% nguyên nhân gây phình tuyến giáp đa hạt. Nang giáp là một loại u lành tính nhưng bạn cần thăm khám định kỳ và kiểm tra thường xuyên.
  • Bướu giáp đa nhân: tuyến giáp phình to do nhiều nhân giáp gây cường giáp hoặc suy giáp gây phình tuyến giáp đa hạt.

Tìm hiểu thêm:

Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị mắc phình tuyến giáp đa hạt không cần thực hiện một số xét nghiệm như sau:

Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá hoạt động chức năng tuyến giáp, chia ra ba loại:

  • Bình giáp: tuyến giáp hoạt động bình thường
  • Cường giáp: hoạt động cao quá mức bình thường
  • Suy giáp: hoạt động thấp quá mức bình thường

Tuy nhiên đa số phình tuyến giáp đa hạt lành tính nên bệnh nhân thường được chỉ định chụp X quang ngực hoặc cổ để kiểm tra.

Chụp X-quang: Dùng tia X để đánh giá chính xác về tình trạng tuyến giáp, hay sự chèn ép của các hạt giáp ác tính khiến bệnh nhân sưng đau, khó nuốt, khó thở… để đánh giá chính xác và biện pháp điều trị kịp thời.

Xạ hình tuyến giáp: Đánh giá hạt giáp lành tính hay ác tính qua sinh thiết mô, giúp bác sĩ biết được đâu là những hạt giáp hoạt động quá mức gây sản sinh nhiều nội tiết tố và cần phải điều trị ngay hay không.

Siêu âm: Giúp phát hiện chính xác về đặc điểm cấu trúc, hình thái các hạt giáp để đánh giá tính chất lành tính hay ác tính, cụ thể như sau:

Với hạt giáp lành tính:

  • Dạng tổ ong hoặc xốp
  • Tăng âm đồng nhất
  • Viền halo giảm âm xung quanh
  • Nang dịch chứa chất lỏng dạng keo với ổ hồi âm hình đuôi sao chổi
  • Vôi hóa thô hay vôi hóa ngoại vi hình vỏ trứng ngoại
  • Doppler mạch máu ngoại vi: ở trung tâm các hạt giáp tăng tưới máu

Với hạt giáp ác tính đặc hiệu:

  • Hạt giáp đặc rất giảm âm
  • Vi vôi hóa ở trong hạt
  • Tổn thương ngoài bờ tuyến giáp lan rộng
  • Di căn hạch cổ
  • Hạt giáp có chiều cao lớn hơn chiều rộng theo mặt cắt ngang

Hạt giáp ác tính có biểu hiện ít đặc hiệu như:

  • Không có viền halo giảm âm xung quanh
  • Bờ không đều hoặc không rõ
  • Nang dịch đặc và tăng mạch máu trung tâm.
Siêu âm tuyến giáp giúp đánh giá chính xác tính chất lành hay ác tính của hạt giáp

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phình tuyến giáp đa hạt như sau:

  • Giới tính: Bệnh thường hay mắc ở phụ nữ nhiều hơn nam giới [nữ cao gấp 3 lần nam] trong độ tuổi từ 35 – 50 tuổi. Bệnh nhân có thể bị cường giáp, suy giảm hoặc chức năng tuyến giáp bình thường.
  • Người lớn tuổi: Khi về già, hệ miễn dịch suy giảm nên sức khỏe tuyến giáp thường suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, người già sẽ dễ mắc các bệnh lý tuyến giáp hơn khi bị viêm giáp Hashimoto, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp trong bệnh basedow,…
  • Phơi nhiễm phóng xạ hoặc tiền căn xạ trị vì các vùng đầu, cổ, ngực tiếp xúc với các hóa chất hay phóng xạ độc hại dẫn đến thay đổi tính chất và chức năng hoạt động của tuyến giáp.
  • Thiếu Iốt: Iốt giúp tổng hợp hormon tuyến giáp, thiếu I-ốt khiến cơ thể tăng tiết hormone TSH, làm kích thích tuyến giáp tăng sản sinh hormone tuyến giáp gây phì đại
  • Di truyền: là bệnh di truyền do gen lặn quy định, thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. nếu trong một gia đình có bà ngoại hoặc mẹ bị mắc bệnh u tuyến giáp điều trị khỏi thì con gái sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh phình tuyến giáp đa hạt là gì, như thế nào? Điều này phụ thuộc vào tính chất hạt giáp như: nốt lành tính, cường giáp hoặc ác tính gây ung thư.

Đối với các nốt lành tính, bác sĩ thường chỉ định theo dõi thêm, sử dụng liệu pháp hormone tuyến giáp hay đốt sóng cao tần và thậm chí có thể tiến hành phẫu thuật như sau:

  • Theo dõi thêm: Tiến hành sinh thiết cho kết quả nốt giáp lành tính, bác sĩ thường chỉ định theo dõi thêm về tình trạng bệnh nhân. Vì vậy, bạn nên thăm khám sức khỏe, xét nghiệm, siêu âm để đánh giá chức năng tuyến giáp định kỳ. Trong quá trình theo dõi bệnh, nếu nhân giáp lành tính, kích thước không phát triển thì có thể không cần điều trị.
  • Liệu pháp hormone tuyến giáp [Thyroxine]: Khi tiến hành xét nghiệm chức năng tuyến giáp, cho ra kết quả tuyến giáp sản sinh không đủ lượng hormone mà cơ thể cần thì bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm hormone Thyroxine.
  • Phẫu thuật: Đối với hạt giáp có kích thước lớn chèn ép vào thanh quản khiến bạn khó thở, khó nuốt thì cần phải phẫu thuật hay đối với các hạt giáp khi sinh thiết không thể chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ có dấu hiệu ung thư nên cần cắt bỏ để kiểm tra. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là thường để lại sẹo xấu mất thẩm mỹ hoặc một số biến chứng như nhiễm khuẩn vết mổ, chảy máu hoặc ảnh hưởng đến một số cơ quan lân cận.
  • Đốt sóng cao tần nhân giáp [RFA]: Sử dụng nhiệt để phá hủy các hạt giáp mà không sử dụng phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này đó là ít gây biến chứng, bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính không dẫn đến suy giáp và không để lại sẹo sau thủ thuật.
Phương pháp đốt sóng cao tần [RFA] điều trị phình tuyến giáp đa hạt lành tính không cần phẫu thuật

Nếu các nốt cường giáp sản xuất hormone tuyến giáp quá mức gây bệnh cường giáp thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như:

  • Phóng xạ Iốt: Iốt phóng xạ được sử dụng ở dạng viên nang hoặc dạng lỏng làm thu nhỏ các nốt, trong vòng 2 – 3 tháng dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp giảm dần.
  • Thuốc kháng giáp: Thuốc kháng giáp thường dùng như Methimazole [Tapazole] giúp ngăn ngừa tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, các thuốc kháng giáp có thể gây ra một số tác dụng phụ như: phát ban, ngứa, sốt hay đau nhức cơ, khớp… hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan. Do đó, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc kháng giáp kéo dài quá 18 tháng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể gặp.
  • Phẫu thuật: Khi tiến hành điều trị bằng Iốt phóng xạ hay thuốc kháng giáp tổng hợp không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ nốt giáp gây cường giáp.
Thuốc kháng giáp tổng hợp điều trị các nốt gây cường giáp

Đối với các nốt giáp ác tính gây ung thư, chỉ định đầu tay là phẫu thuật để loại bỏ một nửa tuyến giáp hoặc gần như toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Tổn thương dây thần kinh thanh quản gây khàn giọng hoặc mất tiếng.
  • Để lại sẹo xấu làm mất thẩm mỹ.
  • Tổn thương tuyến cận giáp: gây hạ canxi máu. Bởi tuyến cận giáp nằm ở vị trí mặt sau tuyến giáp đóng vai trò kiểm soát hàm lượng khoáng chất trong cơ thể như canxi…
  • Chảy máu sau mổ hoặc nhiễm trùng vết mổ.

Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp thì bệnh nhân cần phải dùng hormone Levothyroxine suốt đời, để cung cấp hormone tuyến giáp cho cơ thể hoạt động bình thường.

Ngoài ra, biện pháp tiêm cồn vào nhân giáp là lựa chọn khác để điều trị hạt giáp gây ung thư nhỏ. Kỹ thuật này thường phải điều trị nhiều đợt kéo dài. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ cồn vào nhân giáp nhằm tiêu diệt tế bào gây ung thư.

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng cách phẫu thuật cắt bỏ một nửa hoặc toàn bộ tuyến giáp

Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị bệnh phình tuyến giáp đa hạt, bệnh nhân nên chú trọng đến chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể trong suốt quá trình điều trị cũng như tốt cho tuyến giáp. Vậy những thực phẩm tốt cho bệnh nhân phình tuyến giáp đa hạt là gì? Cụ thể như sau:

  • Các loại trái cây mọng nước: những loại trái cây này bổ sung nhiều vitamin  và chất chống oxy hóa có lợi cho hoạt động của tuyến giáp. Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh phình tuyến giáp, ung thư tuyến giáp như: dâu tây, cherry, kiwi, việt quất, táo, nho, mâm xôi…
  • Rau màu xanh đậm: Như rau bina, diếp cá, rau ngót… chứa nhiều vitamin nhóm A, K cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp. Ngoài ra, rau màu xanh đậm chứa nhiều Magie – khoáng chất thiết yếu làm giảm loạn nhịp tim, mệt mỏi khi bệnh nhân mắc phình tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu I-ốt: Như ngũ cốc, rong biển, tảo… giúp cơ thể cân bằng hormone tuyến giáp và ức chế sự phát triển của khối u giáp. Do đó, người mắc bệnh phình tuyến giáp không thể bỏ qua những thực phẩm giàu I ốt.
  • Hải sản: Như cá hồi, cá trích, tôm, cua… chứa nhiều chất béo lành mạnh như Omega 3 cùng các khoáng chất Kẽm, Selen và vitamin và Iốt cần cho hoạt động của tuyến giáp.
Hải sản bổ sung I-ốt và khoáng chất cần thiết tốt cho bệnh phình tuyến giáp đa hạt

Ngoài cung cấp dinh dưỡng từ chế độ ăn uống thì người bệnh nên bổ sung thêm sữa dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bị bệnh tuyến giáp. Trong số đó không thể không nhắc đến sản phẩm Leanpro Thyro và Leanpro Thryo Lid của thương hiệu Dinh dưỡng Quốc gia Nutricare:

Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Leanpro Thyro chứa hàm lượng Iốt cao [54,9mcg] gấp đôi so với sữa thông thường, giúp điều hòa hormone tuyến giáp và giúp người bệnh không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Cùng với đó là hàm lượng Canxi cao [336 mg], Phospho, vitamin D3 giúp phòng chống loãng xương và điều hòa Canxi máu hiệu quả. Hệ công thức Slimcare, tinh chất Nano Curcumin, Omega 3 giàu EPA và DHA giúp người bệnh giúp kiểm soát tốt cân nặng, chống oxy hóa, nâng cao thể trạng và giảm mệt mỏi căng thẳng. Leanpro Thyro là sản phẩm dành cho người suy giảm chức năng tuyến giáp, bệnh nhân suy giáp, bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân sau điều trị phóng xạ Iod [I-131].

Lean Pro Thyro – sản phẩm sữa lý tưởng hỗ trợ điều trị u tuyến giáp

Sản phẩm Leanpro Thyro LID loại bỏ đến 88% [12mcg] I-ốt theo đúng khuyến nghị của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ. Cùng hàm lượng Canxi cao [348mcg], Phospho, Vitamin D3, khoáng chất Magie giúp phòng loãng xương và ngăn ngừa hạ Canxi máu. Tinh chất Nano Curcumin cùng hệ Antioxidants [chứa vitamin A, C, E, Selen] kết hợp Omega 3 giàu EDA và DHA giúp người bệnh hồi phục nhanh, chống viêm sau quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, sản phẩm còn còn bổ sung đạm quý Lactium cùng bộ đôi Mg – vitamin B6 làm giảm cảm giác mệt mỏi, giúp người bệnh ngủ ngon. Sản phẩm chuyên biệt giúp cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp phải ăn kiêng Iốt, cường giáp hay bệnh nhân chuẩn bị xạ hình tuyến giáp và điều trị bằng Iốt phóng xạ.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về bệnh Phình tuyến giáp đa hạt là gì? Đây là căn bệnh đa phần lành tính, không gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh. Cùng với đó cần chú ý đến các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cũng như phương pháp điều trị kịp thời nhé!

Ngoài ra, việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm khi bị bệnh vô cùng quan trọng, đồng thời sử dụng thêm Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID – sữa chuyên biệt cho người bị bệnh tuyến giáp. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được giải đáp thắc mắc về bệnh Phình tuyến giáp đa hạt, truy cập fanpage Dinh dưỡng y học chuyên biệt Leanpro hoặc hotline 18006011 để được hỗ trợ kịp thời.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Video liên quan

Chủ Đề