Phòng công nghệ thông tin bệnh viện Bạch Mai

Nhằm nâng cao năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe và hoạt động công tác xã hội cho các cán bộ y tế, triển khai kế hoạch năm 2018 của Dự án “Hợp tác phát triển toàn diện về Y tế giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017 – 2021”, Phòng Công tác xã hội, Trung tâm Đào tạo chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai phối hợp cùng Sở y tế Yên Bái tổ chức khóa đào tạo “Công tác xã hội và truyền thông” cho các cán bộ đang công tác tại cơ sở y tế tỉnh Yên Bái.

Khóa học diễn ra trong một tháng từ ngày 3/10 – 2/11/2018 và đã thu hút hơn 40 học viên là lãnh đạo bệnh viện, tổ trưởng/ phó và các thành viên tham gia tổ CTXH của các BV. Khóa học nhằm đưa đến cho học viên một cái nhìn tổng quan về hoạt động CTXH trong lĩnh vực sức khỏe tại Việt Nam và trên thế giới; mô hình Phòng CTXH tại một số bệnh viện lớn hiện nay và cung cấp một số kiến thức, kỹ năng hoạt động CTXH cơ bản trong bệnh viện; kỹ năng truyền thông và xứ lý khủng hoảng thực hành CTXH trong lĩnh vực sức khỏe [Health social work].

Phát biểu tại lễ khai giảng khóa học, BSCKII. Trần Lan Anh, Phó giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái nhận định đây là khóa học hết sức ý nghĩa và thiết thực trong việc nâng cao hình ảnh và chất lượng cung cấp dịch vụ của ngành y tế tỉnh Yên Bái nói chung và các cơ sở y tế trên địa bàn nói riêng góp phần đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình thực tiễn hiện nay.

“Nâng cao kỹ năng truyền thông, chăm sóc toàn diện cho người bệnh cả về thể chất, tâm lý và xã hội nhằm quảng bá rộng rãi năng lực trình độ của y tế cơ sở, thay đổi phong cách thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh là những nhiệm vụ quan trọng giúp cho các cơ sở y tế trong cả nước từng bước tiến tới tự chủ về tài chính thành công” – đó cũng là những thông điệp được BSCKII. Phạm Thị Bích Mận – Trưởng phòng CTXH Bệnh viện Bạch Mai đưa ra trong những nội dung đầu tiên của khóa học.

Bài và ảnh: Minh Nhâm

Nhằm quản lý bán thuốc theo đơn và giúp người dân thuận tiện hơn trong tra cứu thông tin về thuốc,...

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện...

Ngày 25/9/2018, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi Lễ Tổng kết và Trao giấy khen của Giám đốc Bệnh...

[HNMO] - Tính từ ngày 15-4 đến 17h ngày 4-5, trên địa bàn Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh với mục đích giãn cách người bệnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

Người dân thực hiện khử khuẩn tay trước khi vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bắt buộc đặt lịch hẹn khám

Ngày 4-5, sau một thời gian phải cách ly vì dịch Covid-19, Bệnh viện Bạch Mai đã bắt đầu khám bệnh trở lại. Tuy nhiên, trong thời gian từ ngày 4-5 đến ngày 15-5, bệnh viện chỉ khám cho những bệnh nhân có bảo hiểm y tế nằm trong chương trình quản lý bệnh mạn tính, có giấy hẹn khám lại. Để bảo đảm an toàn, phòng tránh dịch Covid-19, từ đường đi vào khu khám đều có những chú thích cho bệnh nhân, như: Đường vào, đường ra, ghế ngồi chờ, bảo đảm mọi người giãn cách 2 mét...

Ngay tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai, hôm nay đã tiến hành khám cho những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, như: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, lupus, thận tiết niệu, thần kinh, tâm thần, huyết học, ung bướu... Ông Lê Văn Nguyên [78 tuổi, quê ở Hà Nam] bị cao huyết áp đã nhiều năm nay và đang tham gia chương trình quản lý bệnh mạn tính của Bệnh viện Bạch Mai.

Chị Oanh, con gái ông Nguyên cho biết: "Trước khi đưa bố đến bệnh viện tái khám, tôi đã đăng ký hẹn lịch khám trên Facebook của Khoa Khám bệnh. Sau đó, bệnh viện sẽ gọi điện thông báo lịch hẹn khám để tránh việc bệnh nhân đến quá đông trong cùng một thời điểm. Khi đến khám, người bệnh mang theo giấy hẹn khám, thẻ bảo hiểm y tế và chỉ có một người nhà đi cùng".

Tương tự, từ ngày 27-4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng triển khai đặt lịch hẹn trước đối với 100% người bệnh khi đến khám.

Cụ thể, người bệnh đặt lịch khám qua số điện thoại: 1900.6922; hoặc qua website: //datkham.benhvienphusanhanoi.vn/; hoặc đặt khám qua chat fanpage: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ông Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc bệnh viện cho biết, nếu người mang thai, người bệnh không đồng ý đặt lịch hẹn khám, bệnh viện có quyền từ chối phục vụ. Đây là đề nghị bắt buộc đối với tất cả người mang thai và người bệnh có nhu cầu đến thăm khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn, hội chẩn từ xa; giãn cách bệnh nhân trong khu điều trị nội trú; thông thoáng phòng bệnh, phòng làm việc...

Để bảo đảm an toàn cho người bệnh trong mùa dịch Covid-19, Bệnh viện Phổi trung ương đã triển khai hình thức khám bệnh trực tuyến. Nhờ việc kết nối với hàng nghìn hồ sơ, y bạ của bệnh nhân mà bệnh viện đang quản lý, các bác sĩ có thể nhanh chóng đưa ra những lời tư vấn, điều chỉnh đơn thuốc cho các bệnh nhân. Trung bình mỗi ngày, tại đây đã có khoảng 30 trường hợp đặt lịch khám cùng hàng trăm lượt khám thực hiện thành công.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc bệnh viện cho biết, để bệnh viện có thể nhanh chóng thực hiện khám bệnh từ xa là nhờ bệnh viện đã có sẵn nền tảng công nghệ thông tin tương đối tốt, thực hiện số hóa hồ sơ bệnh nhân.

Đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.

Trong mùa dịch Covid-19, khi người dân hạn chế đến bệnh viện, hệ thống chẩn đoán từ xa telemedicine của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phát huy hiệu quả hỗ trợ tuyến dưới chẩn đoán, điều trị ca bệnh nặng.

Ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin [Bộ Y tế] cho biết, hệ thống telemedicine dựa trên công nghệ hội nghị truyền hình, tích hợp các thiết bị y tế chuyên dùng trong khám chữa bệnh từ xa, giúp nhiều người bệnh nguy kịch ở vùng sâu, vùng xa được cứu sống kịp thời, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạn chống dịch Covid-19 như hiện nay, hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa giúp giảm mật độ khám chữa bệnh tại bệnh viện, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Hạn chế tối đa người ra, vào bệnh viện

Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức các buổi kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố. Trực tiếp kiểm tra tại các bệnh viện, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận xét, có những bệnh viện thực hiện rất tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, từ công tác đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, đến cách ly người bệnh nghi mắc Covid-19. Tuy nhiên, có nơi còn để số lượng người ra, vào thăm bệnh nhân rất đông.

 Người bệnh chờ khám tại Bệnh viện Bạch Mai được ngồi giãn cách.

Trước thực tế trên, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền yêu cầu, các bệnh viện cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc người ra, vào bệnh viện, nhất là phải bổ sung bảng thông báo hạn chế tối đa người nhà ra, vào thăm bệnh nhân. Lưu ý, trong bảng thông báo hướng dẫn, bệnh viện phải quy định rõ giờ đóng cửa của bệnh viện để tránh người dân ra, vào khó kiểm soát, chỉ cho những trường hợp cấp cứu vào viện khi quá giờ đóng cửa.

Thậm chí, không cho người nhà vào thăm [trừ trường hợp đặc biệt], bảo đảm mỗi người bệnh chỉ cho một người nhà chăm sóc. "Nếu không phòng, chống dịch một cách nghiêm túc, bài bản thì nguy cơ lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa bệnh rất cao", Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền, các bệnh viện phải bảo đảm vật tư, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, người phục vụ theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Riêng các bệnh viện tuyến trên ưu tiên nhận người bệnh nặng, cấp cứu, chuyển tuyến; hạn chế tối đa nhận các trường hợp khám bệnh thông thường mà tuyến dưới thực hiện được, đồng thời tăng cường hội chẩn trực tuyến, họp trực tuyến. Mặt khác, tăng cường khám bệnh, tư vấn theo các hình thức trực tuyến, điện thoại, viễn thông để giảm lưu lượng người đến khám bệnh.

"Chúng tôi cũng khuyến nghị giãn, hoãn việc mổ phiên các trường hợp trì hoãn được. Các bệnh viện phải tăng cường cả dịch vụ ăn uống, phục vụ người bệnh theo quy trình khép kín, chăm sóc toàn diện để làm sao hạn chế thấp nhất số lượng người nhà bệnh nhân vào bệnh viện trong giai đoạn này", Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề