Phụ cấp chức vụ trong trường tiểu học

Theo quy định của pháp luật đối với các chức danh làm việc trong cơ quan nhà nước như cán bộ, công chức và viên chức thì vấn đề tiền lương và chế độ phụ cấp không giống với các chế độ của người lao động làm việc cho các doanh nghiệp. Tiền lương và phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được quy định riêng và có cách xếp lương riêng tùy vào vị trí công việc.

1. Luật sư tư vấn pháp luật cán bộ, công chức, viên chức

Không giống như chế độ tiền lương, phụ cấp của người lao động được thực hiện theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, chế độ tiền lương và phụ cấp của các chức danh làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập có sự phức tạp hơn trong quá trình áp dụng do phải tuân theo ngạch lương, bậc lương đã được quy định sẵn trong quy định của pháp luật.

Hiện nay, nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu các kiến thức liên quan đến vấn đề tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là những khách hàng có ý định hoặc đang làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu quý khách đang có nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề này bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các hình thức như đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn kịp thời vấn đề của mình.

2. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức?

Câu hỏi tư vấn: Tôi là Phó Hiệu trưởng của một trường THCS hạng 2. Ngày 31/01/2015 Hiệu trưởng trường nghỉ hưu, UBND huyện ra quyết định "giao quyền điều hành nhà trường" cho tôi, thời gian từ 1/1/2016 cho đến khi có Hiệu trưởng mới. Kể từ đó đến nay tôi phải làm cùng một lúc cả 2 công việc.

Vì khối lượng công việc quá nhiều nên 8 tiếng ban ngày tôi phải làm công việc của Hiệu trưởng để điều hành mọi hoạt động của nhà trường, 8 tiếng ban đêm tôi phải làm công việc của Phó Hiệu trưởng mà chỉ được hưởng 1 suất tiền lương/ 1 tháng [ có phụ cấp chức vụ 0,45 theo hệ số phụ cấp chức vụ của Hiệu trưởng ]. Mặt khác tiền phụ cấp công tác phí cũng chỉ được hưởng 1 suất. Theo Luật lao động và các văn bản qui định về chế độ làm việc của giáo viên và CBQL trong nhà trường tôi thấy quá thiệt thòi. Xin trân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương

1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo

c] Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

Đồng thời, Thông tư 78/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác. 

"1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:

a] Đang giữ chức danh lãnh đạo [bầu cử hoặc bổ nhiệm] ở một cơ quan, đơn vị.

b] Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm"

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì việc bạn đang là Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở và được Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định " giao quyền quản lý điều hành" từ ngày 1/1/2016 đến khi có hiệu trưởng mới lên làm. Theo đó, do đây không phải là quyết định bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo tại cơ quan, đơn vị khác nên bạn sẽ không được hưởng khoản phụ cấp kiêm nhiệm. Đối với tiền lương thì bạn vẫn sẽ hưởng tiền lương đối với chức danh Phó hiệu trưởng của mình và được hưởng thêm phụ cấp chức vụ 0,45 theo hệ số phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng; phụ cấp công tác phí.

Tuy nhiên, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì đối với người làm công tác quản lý là hiệu trưởng vẫn phải đảm bảo tiết dạy 2 tiết/tuần; phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần. Theo đó, hiện nay bạn đang đảm nhận thêm vai trò của Hiệu trưởng - tức sẽ dạy thêm 2 tiết/tuần thay cho hiệu trưởng thì thời gian 2 tiết này sẽ được tính là thời gian làm dạy thêm của bạn.

Điều 7. Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

2. Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần. Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.

Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC  hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương, dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập

Điều 3. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ

1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có].

2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

Điều 4. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a] Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b] Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c] Tiền lương 01 giờ dạy:

- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy [dạy trẻ]

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Như vậy, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ và phụ cấp công tác phí thì bạn cũng chỉ được hưởng thêm tiền lương làm thêm/dạy thêm giờ [nếu có].

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Tổ chuyên môn của trường tiểu học có vai trò và nghĩa quan trọng đối với trường học. Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường học cấp tiểu học là một yêu cầu bắt buộc và hết sức cần thiết, là một quy định cụ thể trong Điều lệ trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Để trở thành tổ trưởng tổ chuyên môn các giáo viên cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về mức phụ cấp đối với tổ trưởng giáo viên trường tiểu học trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Một số quy định về tổ chuyên môn:

1.1. Tổ chuyên môn là gì?

Ta có thể hiểu đơn giản như sau, tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng được cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường tiểu học, trung học phổ thông hay trung học cơ sở. Trong nhà trường, các tổ, nhóm chuyên môn cần phải có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm mục đích thực hiện các chiến lược phát triển của nhà trường, các chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục cũng như các hoạt động khác hướng tới mục tiêu chung là giáo dục.

1.2. Tổ chuyên môn tiểu học:

Theo Điều lệ trường tiểu học đưa ra quy định sau đây:

Đối với tổ chuyên môn của trường tiểu học sẽ bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ cần có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn phải có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.

Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau đây, cụ thể là:

– Thứ nhất: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.

– Thứ hai: Thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành.

– Thứ ba: Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 gồm những giấy tờ gì?

– Cuối cùng là: Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

2. Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học:

2.1: Hoạt động của người tổ trưởng:

– Tổ chuyên môn thực hiện kiểm tra hàng tháng việc soạn, chấm chữa bài của giáo viên, người tổ trưởng phải nắm tiến độ thực hiện chương trình từ đó động viên, nhắc nhở thường xuyên anh em giáo viên: soạn, giảng, kí duyệt kịp thời, chấm bài đầy đủ, chất lượng học tập của học cũng được tăng dần.

– Người tổ trưởng của tổ chuyên môn cần phải nắm được nề nếp lớp cũng được theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời.

– Trong các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, người tổ trưởng phải nắm chuẩn bị nội dung họp cụ thể: Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của các bài dạy khó, tiết khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên nhờ có nghiên cứu, chuẩn bị trước nên đã sôi nổi đóng góp cho nội dung chuyên môn, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn.

– Đối với việc dự giờ, thăm lớp sát sao, người tổ trưởng phải nắm đã giúp giáo viên tự tin khi lên lớp, các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn.

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn cần phải vận động các đồng chí trong tổ tham gia đăng ký đưa công nghê thông tin vào trong hoạt động dạy học.

2.2. Phẩm chất của người tổ trưởng:

Để đạt được những kết quả đó, người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần:

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ.

Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải làm cho tổ luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống như dạy thay các đồng nghiệp khi bệnh, khi đi học bồi dưỡng,… Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may…

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải phát huy được vai trò các nhóm chuyên nghiên cứu trước phân môn để kịp thời phát hiện cái khó, cái hay của từng bài dạy.

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải luôn chuẩn bị nội dung hợp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp, để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.

– Ngoài các tiết dự giờ theo quy định, đã tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách kế hoạch tổ chuyên môn phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi.

– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần quan tâm việc thực hiện thường xuyên các nề nếp theo qui định, chấp hành sát sao các qui chế chuyên môn.

Xem thêm: Học bạ lưu bao lâu? Mất học bạ tiểu học, cấp 2, cấp 3 phải làm thế nào?

– Trong nội dung sinh hoạt tổ, trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.

– Kiểm điểm cá nhân, đôi bạn tay nghề cần phải rút kinh nghiệm hàng tháng.

– Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát.

– Lên lớp phải có đồ dùng dạy học để tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh.

Ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, người tổ trưởng chuyên môn còn cần phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn cao nhằm để có được năng lực tổ chức quản lý tổ, người tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chuyên sẵn có liên quan đến chuyên môn của mình.

2.3 Quyền hạn của tổ trưởng tổ chuyên môn:

Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền hạn sau đây, cụ thể là:

– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ.

– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.

Xem thêm: Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở

– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ.

– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn.

– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn.

– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền được hưởng các chế độ chính sách theo qui định.

– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn.

– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng.

2.4.Tổ trưởng tổ chuyên môn được giảm tiết dạy:

Khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định nội dung như sau:

“Tổ trưởng bộ môn được giảm 03 tiết/tuần.”

Xem thêm: Quy định về định mức giờ dạy của giáo viên tổng phụ trách đội

Như vậy, giáo viên là tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ được giảm ba tiết trên tuần so với số tiết dạy quy định đối với giáo viên cùng cấp.

Theo quy định trên, với các trường công lập bình thường, số tiết dạy của giáo viên tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học được giảm còn 20 tiết trên tuần, ở trường cấp trung học cơ sở còn 16 tiết trên tuần, trường cấp trung học phổ thông còn 14 tiết trên tuần.

Ngoài ra, nếu vừa là tổ trưởng tổ chuyên môn, vừa kiêm nhiệm thêm các công việc chuyên môn khác, giáo viên sẽ tiếp tục được giảm số tiết dạy theo quy định của pháp luật.

3. Mức phụ cấp đối với tổ trưởng giáo viên trường tiểu học:

Căn cứ Điểm d2 Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, quy định về phụ cấp trách nhiệm công việc thì:

“d2] Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.”

Theo Điều 3, Nghị định 38/2019/NĐ-CP, quy định về mức lương cơ sở như sau:

Điều 3. Mức lương cơ sở

Xem thêm: Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a] Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b] Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c] Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.”

Theo căn cứ tại Điểm d, Khoản 2, Mục II, Thông tư 05/2005/TT-BNV, quy định về  Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc, thì:

Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với các chủ thể sau đây:

Xem thêm: Chế độ giảm tiết dạy cho giáo viên nuôi con nhỏ dưới 12 tháng

– Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch.

– Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng.

– Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.

– Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách [chuyên trách và bán chuyên trách] Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III.

– Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế.

– Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc.

– Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các vận động viên.

– Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ.

Xem thêm: Có được phép xin học trái tuyến cho trẻ vào lớp một không?

– Thủ quỹ cơ quan, đơn vị.

– Tổ trưởng các ngành còn lại.

Như vậy, nếu các chủ thể là tổ trưởng đối với giáo viên tiểu học thì mức phụ cấp trách nhiệm của các giáo viên sẽ là mức 4, tức là: 0,1 x Mức lương tối thiểu chung hiện tại là 1.490.000 đồng = 149.000 [đồng]

Video liên quan

Chủ Đề