Plus 7 eleven là gì

7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi thuộc sở hữu của tập đoàn Seven & I Holdings Group Nhật Bản. Khởi nguồn là một doanh nghiệp sản xuất nước đá, đến nay chuỗi cửa hàng 7-Eleven đã có mặt tại 18 quốc gia và Việt Nam là điểm đặt chân thứ 19 của thương hiệu này.

Tại Đông Nam Á, 7-Eleven đã xuất hiện tại Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và Indonesia. 

Theo ước tính, 7-Eleven hiện có có khoảng 62.000 cửa hàng trên toàn thế giới.

7-Eleven được biết đến là chuỗi cửa hàng tiện lợi có số lượng lớn và lịch sử phát triển lâu đời nhất trên thế giới. Xuất phát điểm là 1 doanh nghiệp sản xuất nước đá nhưng nhận thấy nhu cầu phong phú hơn từ thị trường, đến năm 1946 người sáng lập đã chuyển sang kinh doanh đa dạng hơn các loại mặt hàng và dịch vụ. Cũng từ đó, đổi tên thành 7-Eleven, khi ấy, cửa hàng mở cửa từ 7h sáng tới 11h đêm.

Chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đã có mặt tại 18 quốc gia và Việt Nam là điểm đặt chân thứ 19 của thương hiệu này. 

Tại Mỹ, 7-Eleven có hình thức giống các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, và đặc biệt được nhớ đến bởi món đồ uống "đặc sản" Slurpee.

Tại Indonesia, 7-Eleven giống như một quán cà phê quen thuộc với 65% khách hàng dưới độ tuổi 30. Các cửa hàng cung cấp wifi miễn phí, bàn ghế để ngồi cả bên trong và bên ngoài. Đây là nơi giới trẻ tụ tập hàng đêm, sau những giờ học và làm việc căng thẳng.

Còn tại Đài Loan, sự phổ biến của 7-Eleven được so sánh như Starbucks với người Texas. Riêng tại Đài Bắc, có tới 4.400 địa điểm cho một thành phố trên 23 triệu người.

Với Việt Nam, vào cuối tháng 12/2016, 7-Eleven đã công khai các thông tin tuyển dụng. Mới đây, khi nói về mục tiêu phát triển tại thị trường Việt Nam, 7-Eleven dự kiến sẽ mở 100 cửa hàng ở Việt Nam trong 3 năm tới và 1.000 cửa hàng trong 10 năm bước chân vào thị trường Việt Nam.

Khai trương cửa hàng đầu tiên trong bối cảnh thị trường Việt Nam đã có đa dạng các loại hình cửa hàng tiện lợi như Circle K, Stop and Go, FamilyMart, MiniStop,... 7-Elven được kỳ vọng sẽ mang lại "làn gió mới" cho thị trường bán lẻ Việt.

Tuy nhiên, bình luận về sự xuất hiện của "gã khổng lồ" này, có không ít độc giả lo ngại liệu 7-Eleven có "trụ được lâu không" bởi lẽ chỉ tháng trước thôi, FamilyMart đã phải tuyên bố rút khỏi thị trường Việt.

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Hấp dẫn nhưng có dễ "nhằn"?

Tại báo cáo mới đây nhất về Chỉ số triển bán lẻ toàn cầu [GRDI] do hãng tư vấn của Mỹ A.T. Kearney thực hiện và công bố, Việt Nam đã tăng 5 bậc lên vị trí thứ 6 trong Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu [GRDI].

Như vậy, năm 2017, Việt Nam chỉ đứng sau các thị trường lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất [UAE]. Điểm đáng chú ý là Việt Nam đã vượt các thị trường đông dân như Indonesia [vị trí trứ 8], hay các nước có thị trường bán lẻ tốt trong những năm qua như Thái Lan [thứ 30], Philippines [vị trí 18], Kazakhstan [thứ 16], Saudi Arabia [thứ 11]...

Điều này cho thấy thị trường bán lẻ trong nước đang hấp dẫn trở lại đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 

"Thời điểm của Việt Nam dường như đã đến. Nền kinh tế đang chuyển hướng sang các doanh nghiệp tư nhân và các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, được kỳ vọng sẽ giúp tăng thu nhập và tiêu dùng trong dài hạn", ông Soon Ghee Chua, Trưởng khu vực Đông Nam Á của AT Kearney nhận định.

Ảnh minh họa.

Về cơ bản, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng vì kênh phân phối bán lẻ hiện đại mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ và phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chính vì thế, có thể nói thị phần bán lẻ hiện đại Việt Nam còn đang bị bỏ ngỏ khá nhiều.

Theo dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại sẽ nâng tỷ lệ lên 45%, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, số trung tâm thương mại cũng tăng lên trên 300 và cửa hàng tiện ích lên đến hàng ngàn hay hàng chục ngàn...

Trên thực tế các nhà bán lẻ nước ngoài ngày càng mở rộng hệ thống kinh doanh ở thị trường trong nước. Theo AT Kearney, mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ [mini-marts] đang là phân khúc phát triển nhanh nhất. Ví dụ như Circle K và FamilyMart đã bước vào thị trường trong năm 2009 và đang mở rộng mạnh mẽ, FamilyMart dự kiến sẽ có hơn 800 cửa hàng vào năm 2020. 

Tuy nhiên, trên thực tế, kế hoạch mở hơn 800 cửa hàng của FamilyMart đã "lụn bại" khi chỉ tháng trước thôi, thương hiệu này đã có quyết định rút khỏi thị trường bán lẻ Việt Nam.

Qua đó để thấy, dù đã tăng bậc hấp dẫn và có tiềm năng hơn nhưng thị trường bán lẻ Việt vẫn đang rất khắc nghiệt. 

Ưu điểm của các cửa hàng tiện lợi là mở cửa 24/24, đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ có giờ giấc sinh hoạt, làm việc linh động. Các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp tại đây chủ yếu là các loại đồ ăn khô, vật dụng cá nhân cơ bản, đồ ăn nhanh có bánh mì, bánh bao, mỳ tôm,... với mức giá cao hơn từ 2.000 - 5.000 đồng so với giá thị trường truyền thống. 

Tuy vậy, khi được hỏi nguyên nhân gì khiến khách hàng lựa chọn một thương hiệu bán lẻ, cửa hàng tiện lợi như Shop & Go hay Circle K thì chị Như Quỳnh [Cầu Giấy, Hà Nội] trả lời rằng: "Tiện đường và thấy cửa hàng nào ít khách hơn mình sẽ vào, vì vào đây là để nghỉ ngơi 1 chút giữa giờ làm hoặc mình thường qua vào buổi tối muộn cùng một vài người bạn. Vì cửa hàng nào cũng có các món đồ như nhau nên không có điều gì để phân biệt hay ưu ái hơn."

Trong khi đó, anh Hoài An [Hàng Bài, Hà Nội] cho hay: "Nếu có 2 cửa hàng tiện lợi nằm cạnh nhau thì mình sẽ vào cửa hàng có vị trí đỗ xe tiện lợi hơn hoặc có thiết kế đơn giản, dễ nhìn."

Vậy để thấy, đa số người tiêu dùng Việt ghé vào các cửa hàng tiện lợi là tiện đường và do nhu cầu, họ không quan tâm quá nhiều đến thương hiệu. Trong trường hợp 2 cửa hàng tiện lợi là đối thủ và nằm kế bên nhau thì câu trả lời rằng cửa hàng nào ít người hơn, rộng rãi hơn sẽ được lựa chọn bởi các mặt hàng và chất lượng sản phẩm của các cửa hàng này là như nhau, họ không có sản phẩm riêng đặc trưng của mình hay có điều gì đó là riêng biệt.

Theo thông cáo của CTCP Seven System Việt Nam [đơn vị nhượng quyền của 7-Eleven tại Việt Nam], chuỗi này sẽ có hơn 100 món ăn được làm mỗi ngày dành riêng cho Việt Nam. Các cửa hàng của họ tại Việt Nam sẽ cung ứng các dịch vụ đi kèm giống đại đa số các cửa hàng tiện lợi khác trên thị trường như có khu vực ăn uống, wifi, ATM, thanh toán thẻ...

Với những dịch vụ "na ná" các hệ thống cửa hàng tiện lợi khác đã tồn tại từ lâu, liệu 7-Eleven sẽ gây được ấn tượng với người tiêu dùng Việt hay chăng chỉ là cảm giác "cả thèm chóng chán" với một thương hiệu mới...

Dọc các con phố tại thành phố lớn không chỉ của nước Mỹ mà còn của 17 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, trong đó có Việt Nam, không khó để nhận ra hệ thống các cửa hàng sáng đèn có biển hiệu bắt mắt đặc trưng mang tên 7-Eleven. Trải qua 91 năm hình thành và phát triển, 7-Eleven đã vươn xa, vận hành hơn 60.000 cửa hàng tiện lợi chủ yếu tại Bắc Mỹ và châu Á, biểu tượng cho một mô hình bán lẻ mang tính toàn cầu. Hệ thống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven ngày nay có “tổng hành dinh” tại Dallas, Mỹ. Năm 1927, Joe Thompson - nhân viên của Công ty Southland Ice tại Dallas chuyên sản xuất đá - bắt đầu bày bán trứng, sữa, bánh mỳ... tại mặt tiền của một trong những kho chứa đá của công ty. Kinh doanh phát đạt, Thompson mua cả công ty và bắt đầu mở các cửa hàng tiện lợi nhỏ khắp bang Texas. Southland Ice nhanh chóng tiến vào ngành bán lẻ và đặt tên hệ thống cửa hàng là Tote’m Stores, ghép từ từ “tote” [khuân đi, khiêng đi] và “item” [món đồ], như một lời mời khách hàng khuân đi các món đồ. Đi qua Đại Suy thoái, công ty phá sản để rồi nổi lên với trọng tâm mới đặt vào mặt hàng đồ ăn và đồ uống. Năm 1946 đánh dấu việc “Tote’m Stores” đổi tên thành “7-Eleven” nêu bật thời gian hoạt động của cửa hàng từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, mở cửa 7 ngày/ tuần.

[Chuỗi 7-Eleven chuẩn bị mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam]

Những năm 1950, cửa hàng 7-Eleven phục vụ người tiêu dùng mọi mặt hàng, kể cả khí đốt. Các cửa hàng mới được mở tại khắp các bang Florida, Maryland, Virginia, Pennsylvania... Con trai của Chủ tịch Thompson là John P. Thompson lên kế vị cha vào năm 1961 và mở rộng hơn nữa sự hiện diện của mô hình bán lẻ 7-Eleven ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 1963, ngày càng nhiều người sở hữu xe ôtô riêng, đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với sự tiện lợi gia tăng, 7-Eleven mở cửa hàng thứ 1.000 và còn hơn thế nữa. Cũng phải đến năm này, 7-Eleven mới quyết định “sáng đèn” suốt ngày đêm, bắt nguồn từ việc một cửa hàng gần Đại học Texas quá đông khách sau một trận bóng nên buộc phải mở cửa quá 11 giờ đêm. Chứng kiến doanh số bán tăng mạnh trong đêm, cửa hàng này từ đó quyết định hoạt động 24/7, kéo theo sự thay đổi của cả mạng lưới cửa hàng. Năm 1974, 7-Eleven khai trương cửa hàng thứ 5.000 trên toàn thế giới. Công ty mở rộng danh mục mặt hàng sang nhiều lĩnh vực khác, chi tiền mua các doanh nghiệp như Chief Auto Parts [năm 1978]. Do nhiều cửa hàng 7-Eleven còn hoạt động như một trạm xăng, Southland mua CITGO Petroleum vào năm 1983 rồi bán đi 50% cổ phần của công ty này ba năm sau đó. Những năm 1980, 7-Eleven tiếp tục mở thêm các địa điểm, bao gồm các cửa hàng tại Australia, Thụy Điển, Đài Loan và Hong Kong [Trung Quốc], Singapore, Guam, Malaysia, Philippines. “Gió ngược” đến với Southland giai đoạn này khi công ty vướng vào khó khăn tài chính, chủ yếu do thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ năm 1987. Sau khi rơi vào tay một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản là Ito-Yokado và công ty mẹ Seven-Eleven Japan, công ty đã hồi sinh để trở thành nhà dẫn đầu về cửa hàng tiện lợi và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Những năm 1990, 7-Eleven triển khai giao hàng thực phẩm tươi hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Năm 1999, Southland đổi tên thành 7-Eleven, Inc. Định hướng phát triển của 7-Eleven đang tiếp tục minh chứng cho những thành công với hơn 66.000 cửa hàng khắp toàn cầu. 7-Eleven đang quyết tâm tiếp tục đổi mới và cung cấp “những gì khách hàng muốn, khi nào và tại đâu họ muốn.” Lợi nhuận hoạt động của 7-Eleven Inc. trong quý kết thúc vào tháng 6/2018 tăng 47% lên 130 triệu USD./.

K.Dung [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề