Quan hệ quốc tế Khoa học Xã hội & Nhân văn


Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư càng tăng, kinh tế thương mại trở thành một phần tất yếu để phát triển đất nước. Do đó nhu cầu nhân lực đối với ngành Quan hệ quốc tế càng nhiều cơ hội cho người trẻ năng động giỏi ngoại ngữ.

Ngành quan hệ quốc tế là gì?

Quan hệ quốc tế là ngành nhỏ của chính trị học, tập trung nghiên cứu lĩnh vực ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các quốc gia.

Ngành quan hệ quốc tế nghiên cứu chi tiết đa dạng những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học và văn học. Xoay quanh các vấn đề về toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức,an ninh nhân loại và nhân quyền.

Học ngành Quan hệ quốc tế ở đâu?

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có lẽ là cái tên tìm kiếm nhiều trong các trường, với chương trình đào tạo cung cấp kiến thức hệ thống và nâng cao về lý thuyết quan hệ quốc tế, về những vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế trong lịch sử cũng như hiện tại, những vấn đề toàn cầu và khu vực, về xu hướng phát triển của thế giới.

Cung cấp kiến thức hệ thống và nâng cao về những vấn đề đường lối đối ngoại của Cách mạng Việt Nam, lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Đổi mới. Rèn luyện phương pháp nghiên cứu các vấn đề quốc tế, các vấn đề đối ngoại của Việt Nam để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và nêu lên những dự báo, kiến nghị.

Cơ hội làm việc của Ngành quan hệ quốc

tế

Sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tương lai trong các lĩnh vực liên quan đến chính phủ, luật pháp, kinh doanh, truyền thông, giáo dục, các tổ chức quốc tế.

Tuy nhiên, sinh viên cần lưu ý rằng một số công việc trên yêu cầu phải được đào tạo thêm về chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Như vậy, Bằng  Quan hệ Quốc tế chỉ nên coi như một chứng nhận sinh viên đã nắm được phương pháp luận và kiến thức cơ bản của nhiều lĩnh vực khác nhau; từ đó, sinh viên có thể phát triển tiếp những lĩnh vực mà mình quan tâm nhất, hơn là coi nó như một tấm bằng để đi làm ngay.

Cần phải phân định rõ ngành Quan hệ Quốc tế chỉ nghiên cứu một bộ phận trong khái niệm “Quốc tế” – vốn bao hàm rất nhiều vấn đề [về con người, ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống…] vượt trên ranh giới lãnh thổ các quốc gia.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quan hệ quốc tế Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn

Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp:

Nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại những cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu
 

Nghiên cứu và phân tích các vấn đề quốc tế tại các cơ quan báo chí – truyền thông trong và ngoài nước cũng như các công ty tư vấn có liên quan đến hoạt động đối ngoại của quan hệ quốc tế

Làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh quốc phòng.
 

Làm việc trong các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các liên doanh và doanh nghiệp tư nhân.

Đăng ký các khóa học của ĐH KHXH&NV tại Edunet để nhận được nhiều ưu đãi hơn

Liên hệ ngay với chúng tôi:

Hotline: 1900 98 99 61

Website: //edunet.vn/

Cơ sở 1: Số 3 Chùa Láng, Quận Đống Đa, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Tham khảo các khóa học thạc sĩ của ĐH KHXH&NV TẠI ĐÂY

❣️CẬP NHẬT: EBOOK REVIEW NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Mời bạn xem ebook về ngành Quan hệ quốc tế, được mình tổng hợp và viết lại sau 2 năm ra mắt loạt bài viết về ngành Quan hệ quốc tế:

Link download bản PDF: //bit.ly/ebookQHQT

Link fanpage Facebook: //bit.ly/albumQHQT

❣️Tái bút tháng 10/2020: Đây là link Google Drive bao gồm những tài liệu liên quan của ngành Quan hệ quốc tế – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM [Chương trình đào tạo, đề cương môn học, tài liệu đọc thêm]. Các bạn xem thêm nhé:

//drive.google.com/drive/u/2/folders/1dqWjHLK4t8K3xmgNWtZ5OFPnEA5AXNj_

———- ——– ———

Tại sao lại là Khoa Quan hệ quốc tế chứ không phải là Ngành Quan hệ quốc tế [QHQT]?

Vì mình học QHQT ở TPHCM, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn [KHXHNV]. Chương trình đào tạo ở khoa mình khác với những khoa QHQT ở trường khác trong thành phố, lại còn khác nhiều so với ngành QHQT được dạy ở các trường ĐH ở Hà Nội.  Cho nên không áp đặt chung lên cả một ngành QHQT được. Tính đến thời điểm này đã sắp hết năm 4, mình mong rằng qua bài viết các em học sinh sẽ hiểu thêm về ngành, cũng như có thật nhiều thông tin để tham khảo, chứ không có đăng kí cho xong rồi bỏ bê tương lai 4 năm sắp tới.

I. Học Quan hệ quốc tế ở đâu? 

TPHCM:

Khoa QHQT ĐH KHXHNV 

Khoa QHQT ĐH Huflit [ĐH Ngoại ngữ – Tin học]

Khoa QHQT ĐH Hồng Bàng

Khoa QHQT ĐH UEF [ĐH Kinh tế – Tài Chính]

Hà Nội

Nổi tiếng nhất là Học viện Ngoại giao Việt Nam 

ĐHKHXHNV HN – Ngành Quốc tế học 

II. Tổng quan về ngành – khoa Quan hệ quốc tế

Nhấn mạnh là bài viết dựa trên kinh nghiệm và quan điểm của người theo học ở Khoa QHQT – ĐH KHXHNV TPHCM. Chương trình đào tạo của khoa mình sẽ khác với những trường ngoài HN.

Người ta nói:

Nguồn: ĐH KHXHNV TPHCM
Nguồn: Khoa QHQT – ĐH UEF 

Còn tôi nói: 

Ngành QHQT là một trong 3 nhánh nhỏ của một ngành lớn: Political Science [tạm dịch: Khoa học chính trị]. Ba nhánh nhỏ đó là: Lý thuyết Quan hệ quốc tế, Chính trị học so sánh và Quan hệ quốc tế.

Nguồn: Slide bài giảng môn Chính trị học so sánh – Thầy Nguyễn Thành Trung – Giảng viên khoa QHQT ĐH KHXHNV TPHCM

Dựa theo kinh nghiệm của một sinh viên năm 4, QHQT là một ngành học nghiên cứu về quan hệ giữa các nước trên thế giới, về các hệ thống chính trị. Câu hỏi lớn nhất của ngành QHQT là: … [Mình quên mất rồi! Thành thật xin lỗi bạn đọc! ^^ Nếu bạn học QHQT của USSH HCM, bạn có thể hỏi thầy Trung nhé, hoặc bất cứ thầy cô nào trong khoa].

QHQT bao gồm rất nhiều ngành khác: lịch sử, chính trị, kinh tế, luật,… cho nên sinh viên của khoa được học mỗi thứ một chút. Những môn học trải dài trong 4 năm mang tính chất lý luận, nhưng đòi hỏi sinh viên có khả năng quan sát, suy luận từ thực tiễn tình hình thế giới và áp dụng lại vào thực tiễn. Học xong, dù ít dù nhiều sinh viên sẽ mở rộng đầu óc, tư tưởng và nắm được tình hình trong nước và thế giới, có lập trường tư tưởng riêng, không bị ảnh hưởng bởi những thông tin vô căn cứ.

III. Cơ hội nghề nghiệp

Người ta nói:

Nguồn: Khoa QHQT – ĐH KHXHNV TPHCM
Nguồn: Khoa QHQT – ĐH UEF 
Nguồn: Khoa QHQT – DAV
Nguồn: ĐH KHXHNV TPHCM

Còn tôi nói: 

Tất cả những cơ hội nghề nghiệp trên chỉ mang tính chất tham khảo. Làm nghề gì là do bản thân bạn chọn và dựa trên quá trình phấn đấu của bản thân bạn. Trường ĐH, ngành bạn học sẽ không tạo ra việc làm cho bạn, chỉ có chính bạn là người chọn ngành nghề.

Trả lời cho câu hỏi “Học QHQT ra làm gì?”, mình xin nói thẳng là “Làm gì cũng được”.  Nghe rất bực mình vì nó mang vẻ chung chung, không có hướng đi rõ ràng. Tại sao?

  • Nếu như bạn học QHQT ở DAV thì có khả năng cao sau này bạn làm ở những đơn vị, cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước, các tổ chức phi chính phủ quốc tế [Do cá nhân mình thấy ngoài HN số lượng những đơn vị như vậy khá nhiều]. Hơn nữa là chương trình đào tạo thiên về chính trị ngoại giao cho nên cơ hội “làm đúng chuyên ngành” là có thật. Tuy nhiên muốn tiến xa hơn thì bạn phải học lên cao, hoặc học sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Còn ở khoa mình, do được học mỗi thứ một ít nên không đào sâu kiến thức được. Thời nào rồi mà còn dựa dẫm vào trường ĐH, muốn theo đuổi ngành nào cụ thể chỉ có cách tự bản thân bỏ thời gian ra, tự mày mò nghiên cứu và thực hành.
  • Mình rất đồng ý với phần giới thiệu của ĐH KHXHNV TPHCM về nghề nghiệp của ngành QHQT, là “SV cần lưu ý một số công việc trên yêu cầu phải được đào tạo thêm về chuyên môn sau khi tốt nghiệp”. Ví dụ như trong phần mô tả, học QHQT xong có thể đi làm biên phiên dịch được. Nhưng chỉ với 2 môn Translation được học ở năm 3 và 4, tổng thời lượng là 60 tiết thì mình đố bạn có thể trở thành một phiên dịch viên tốt nếu như bạn không tự học thêm tiếng Anh phiên dịch, tìm hiểu thêm kiến thức và chịu khó tập tành làm phiên dịch viên part time khi còn đi học. 
  • Cũng tương tự, học QHQT xong bạn không thể trở thành một biên tập viên mảng thời sự quốc tế ở báo đài nếu như chỉ dựa vào kiến thức được dạy trên giảng đường. Bạn phải tự học và đọc thêm, tập tành viết tin bài, biết phiên dịch Anh – Việt, biết các thuật ngữ chuyên ngành và rất tốt nếu như lúc đi học bạn đã đi làm công việc liên quan.

Học QHQT xong thì “Làm gì cũng được”, vì ngành cung cấp kiến thức nền, chung chung, đòi hỏi SV trong quá trình học phải tự rèn luyện thêm, ai lười thì ráng chịu hậu quả.

Nhưng đó không phải là câu chuyện của riêng ngành QHQT mà còn là câu chuyện của các ngành KHXH khác, kể cả những ngành kinh tế. Các ngành khoa học tự nhiên thì con đường có vẻ rõ ràng hơn. Trong những buổi triển lãm du học, nhiều phụ huynh hỏi mình “Học xong có việc làm không?”, mình rất muốn trả lời là “Có việc làm hay không phụ thuộc vào khả năng của bản thân SV ấy”, nhưng câu trả lời này không ai muốn nghe cả. Trường ĐH chỉ cung cấp những kiến thức nền tảng, dựa trên lý thuyết, còn việc vận dụng thế nào là do bản thân SV. Lớn rồi, không còn ai chỉ tay dẫn đường nữa. Nghe chán quá, thế thì tại sao người ta vẫn đổ xô học ĐH trong khi ĐH bấp bênh như thế? Đó là do học lên cao, tư tưởng của bản thân sẽ mở rộng và có cái nhìn sâu sắc hơn. Không ai tiến xa được nếu như không học hành. Học ĐH không chỉ để có cái bằng rồi chỉ để đi làm, mà đó còn là nơi ta khám phá ta là ai, gặp gỡ những người tốt và mở rộng tầm nhìn hạn hẹp.

——

Phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu về những môn học của khoa QHQT cũng như một số kinh nghiệm học tập nhé!

View all posts by thelawrencepham

Video liên quan

Chủ Đề