Xét vị trí tương đối của hai phương trình tham số

Xét vị trí tương đối của mỗi cặp đường thẳng sau đây và tìm tọa độ giao điểm [nếu có] của chúng. Bài 11 trang 84 SGK Hình học 10 Nâng cao – Bài 2. Phương trình tham số của đường thẳng

Xét vị trí tương đối của mỗi cặp đường thẳng sau đây và tìm tọa độ giao điểm [nếu có] của chúng

a]

\[\left\{ \matrix{ x = 4 – 2t \hfill \cr

y = 5 – t \hfill \cr} \right.\]

 và 

\[\left\{ \matrix{ x = 8 + 6{t’} \hfill \cr

y = 4 – 3{t’} \hfill \cr} \right.;\]

b]

\[\left\{ \matrix{ x = 5 + t \hfill \cr

y = – 3 + 2t \hfill \cr} \right.\]

 và \[{{x – 4} \over 2} = {{y + 7} \over 3};\]

c]

\[\left\{ \matrix{ x = 5 + t \hfill \cr

y = – 1 – t \hfill \cr} \right.\]

 và \[x + y – 4 = 0\]

a] Phương trình tổng quát của hai đường thẳng đã cho là:

 \[x + 2y – 14 = 0\] và \[x + 2y – 16 = 0\]

Quảng cáo

Ta có:  \[{1 \over 1} \ne {2 \over 2} \ne {{ – 14} \over { – 16}}\]

Do đó hai đường thẳng song song.

b] Phương trình tổng quát của hai đường thẳng đã cho là:

\[2x – y – 13 = 0\] và \[3x – 2y – 26 = 0\]

Ta có:  \[{2 \over 3} \ne {{ – 1} \over { – 2}}.\]

Do đó hai đường thẳng cắt nhau.

Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là nghiệm của hệ sau: 

\[\left\{ \matrix{ 2x – y – 13 = 0 \hfill \cr 3x – 2y – 26 = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x = 0 \hfill \cr

y = – 13 \hfill \cr} \right.\]

Vậy hai đường thẳng cắt nhau tại M[0, -13]

c] Phương trình tổng quát của hai đường thẳng đã cho là:

\[x + y – 4 = 0\] và \[x + y – 4 = 0\]

Hai đường thẳng trùng nhau.

1. Các kiến thức cần nhớ

Vị trí tương đối của hai đường thẳng

Cho hai đường thẳng $d:y = ax + b\,\,\left[ {a \ne 0} \right]$ và $d':y = a'x + b'\,\,\left[ {a' \ne 0} \right]$.

+] $d{\rm{//}}d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.$

+] \[d\] cắt $d'$\[ \Leftrightarrow a \ne a'\].

+] \[d \equiv d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b = b'\end{array} \right.\].

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Chỉ ra vị trí tương đối của hai đường thẳng cho trước. Tìm tham số $m$ để các đường thẳng thỏa mãn vị trí tương đối cho trước.

Phương pháp:

Cho hai đường thẳng $d:y = ax + b\,\,\left[ {a \ne 0} \right]$ và $d':y = a'x + b'\,\,\left[ {a' \ne 0} \right]$.

+] $d{\rm{//}}d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.$

+] \[d\] cắt $d'$\[ \Leftrightarrow a \ne a'\].

+] \[d \equiv d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b = b'\end{array} \right.\].

Dạng 2:  Viết phương trình đường thẳng

Phương pháp:

+] Sử dụng vị trí tương đối của hai đường thẳng để xác định hệ số.

Ngoài ra ta còn sử dụng các kiến thức sau

+] Ta có\[y = ax + b\] với \[a \ne 0\], \[b \ne 0\] là phương trình đường thẳng cắt trục tung tại điểm \[A\left[ {0;b} \right]\], cắt trục hoành tại điểm \[B\left[ { - \dfrac{b}{a};0} \right]\].

+] Điểm \[M\left[ {{x_0};{y_0}} \right]\] thuộc đường thẳng \[y = ax + b\] khi và chỉ khi \[{y_0} = a{x_0} + b\].

Dạng 3: Tìm điểm cố định mà đường thẳng $d$ luôn đi qua với mọi tham số $m$

Phương pháp:

Gọi $M\left[ {x;y} \right]$ là điểm cần tìm khi đó tọa độ điểm $M\left[ {x;y} \right]$ thỏa mãn phương trình đường thẳng $d$.

Đưa phương trình đường thẳng $d$ về phương trình bậc nhất ẩn $m$.

Từ đó để phương trình bậc nhất $ax + b = 0$ luôn đúng thì $a = b = 0$

Giải điều kiện ta tìm được $x,y$.

Khi đó $M\left[ {x;y} \right]$ là điểm cố định cần tìm.

Phương pháp thực hiện Nếu hai đường thẳng [d$_1$] và [d$_2$] có phương trình tổng quát: [d$_1$]: A$_1$x + B$_1$y + C$_1$ = 0, [d$_2$]: A$_2$x + B$_2$y + C$_2$ = 0. Để xét vị trí tương đối của hai đường thẳng [d$_1$], [d$_2$], ta sử dụng kết quả:

  • a. Nếu $\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}}$ = $\frac{{{B_1}}}{{{B_2}}}$ ≠ $\frac{{{C_1}}}{{{C_2}}}$ ⇔ [d$_1$] // [d$_2$].
  • b. Nếu $\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}}$ = $\frac{{{B_1}}}{{{B_2}}}$ = $\frac{{{C_1}}}{{{C_2}}}$ ⇔ [d$_1$] ≡ [d$_2$].
  • c. Nếu $\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}}$ ≠ $\frac{{{B_1}}}{{{B_2}}}$ ⇔ [d$_1$] cắt [d$_2$].
Các trường hợp khác thì bằng việc xét hệ phương trình tạo bởi hai đường thẳng [d$_1$] và [d$_2$], khi đó số nghiệm của hệ phương trình cho phép kết luận về vị trí tương đối của hai đường thẳng.


Thí dụ 1. Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng [d$_1$] và [d$_2$] sau đây: a. [d$_1$]: 4x - 10y + 1 = 0 và [d$_2$]: x + y + 2 = 0. b. [d$_1$]: 12x - 6y + 10 = 0 và [d$_2$]: $\left\{ \begin{array}{l}x = 5 + t\\y = 3 + 2t\end{array} \right.$, t ∈ R. c. [d$_1$]: 8x + 10y - 12 = 0 và [d$_2$]: $\left\{ \begin{array}{l}x = - 6 + 5t\\y = 6 - 4t\end{array} \right.$, t ∈ R.a. Ta có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: Xét hệ phương trình tạo bởi phương trình của [d$_1$] và [d$_2$], ta có : $\left\{ \begin{array}{l}4x - 10y + 1 = 0\\x + y + 2 = 0\end{array} \right.$ ⇔ x = $\frac{3}{2}$ và y = -$\frac{1}{2}$ ⇒ [d$_1$] ∩ [d$_2$] = {M[$\frac{3}{2}$, -$\frac{1}{2}$]}.

Cách 2: Nhận xét rằng $\frac{4}{1}$ ≠ $\frac{{ - 10}}{1}$ ⇒ [d$_1$] và [d$_2$] cắt nhau.

b. Bằng cách thay phương trình tham số của [d$_2$] và [d$_1$], ta được: 12[5 + t] - 6[3 + 2t] + 10 = 0 ⇔ 52 = 0, mâu thuẫn. Vậy, ta kết luận [d$_1$] // [d$_2$]. c. Bằng cách thay phương trình tham số của [d$_2$] và [d$_1$], ta được: 8[ -6 + 5t] + 10[6 - 4t] - 12 = 0 ⇔ 0 = 0, luôn đúng. Vậy, ta kết luận [d$_1$] ≡ [d$_2$].

Thí dụ 2. Cho hai đường thẳng [d$_1$] và [d$_2$] có phương trình:

[d$_1$]: $\left\{ \begin{array}{l}x = - 2{t_1}\\y = - 3{t_1}\end{array} \right.$, [d$_2$]: $\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 3{t_2}\\y = 3 + 6{t_2}\end{array} \right.$,t1, t2 ∈ R. a. Xác định giao điểm của [d$_1$] và [d$_2$]. b. Tính cosin góc nhọn tạo bởi [d$_1$] và [d$_2$].a. Xét hệ phương trình tạo bởi [d$_1$] và [d$_2$]: $\left\{ \begin{array}{l} - 2{t_1} = 1 + 3{t_2}\\ - 3{t_1} = 3 + 6{t_2}\end{array} \right.$⇔ $\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = 1\\{t_2} = - 1\end{array} \right.$ . Vậy [d$_1$] cắt [d$_2$] tại A[-2, -3]. b. Gọi ${\vec a_1}$, ${\vec a_2}$ theo thứ tự là vtcp của [d$_1$] và [d$_2$], ta có ${\vec a_1}$[-2, -3], ${\vec a_2}$[1, 2]. Khi đó, cosin góc nhọn α tạo bởi [d$_1$] và [d$_2$] được cho bởi: cosα = $\frac{{|{{\vec a}_1}.{{\vec a}_2}|}}{{|{{\vec a}_1}|.|.{{\vec a}_2}|}}$ = $\frac{{| - 2.1 - 3.2|}}{{\sqrt {{{[ - 2]}^2} + {{[ - 3]}^2}} .\sqrt {{1^2} + {2^2}} }}$ = $\frac{8}{{\sqrt {65} }}$.

Chú ý: Việc xét vị trí tương đối của hai đường thẳng có phương trình tổng quát sẽ gợi ý cho chúng ta giải bài toán:

" Hãy biện luận giá trị nhỏ nhất của biểu thức F = [A$_1$x + B$_1$y + C$_1$]$^2$ + [A$_2$x + B$_2$y + C$_2$]$^2$ " Ta thực hiện theo các bước sau:
  • Bước 1: Xét hai đường thẳng [d$_1$]: A$_1$x + B$_1$y + C$_1$ = 0 và [d$_2$]: A$_2$x + B$_2$y + C$_2$ = 0.
  • Bước 2: Vậy giá trị nhỏ nhất của F tuỳ thuộc vào vị trí tương đối của [d$_1$] và [d$_2$]. Xét hệ phương trình tạo bởi [d$_1$] và [d$_2$] có dạng:
$\left\{ \begin{array}{l}{A_1}x + {B_1}y = - {C_1}\\{A_2}x + {B_2}y = - {C_2}\end{array} \right.$. Xác định các giá trị của D, D$_X$, Dy.a. Nếu D ≠ 0, hệ có nghiệm duy nhất x = $\frac{{{D_x}}}{D}$ và y = $\frac{{{D_y}}}{D}$. Khi đó [d$_1$] cắt [d$_2$] do đó m$_F$ = 0, đạt được khi x = $\frac{{{D_x}}}{D}$ và y = $\frac{{{D_y}}}{D}$. b. Nếu D = D$_x$ = D$_y$ = 0 ⇔ $\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = \frac{{{B_1}}}{{{B_2}}} = \frac{{{C_1}}}{{{C_2}}}$. Khi đó [d$_1$] ≡ [d$_2$] do đó m$_F$ = 0, đạt được tại ∀M[x, y] ∈ [d$_1$]. c. Nếu $\left\{ \begin{array}{l}D = 0\\\left[ \begin{array}{l}{D_x} \ne 0\\{D_y} \ne 0\end{array} \right.\end{array} \right.$ ⇔ $\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = \frac{{{B_1}}}{{{B_2}}} \ne \frac{{{C_1}}}{{{C_2}}}$ . Khi đó thì [d$_1$] // [d$_2$] do đó đặt t = A1x + B1y + C1, ta được: F = t$^2$ + [kt + m]$^2$= [k$^2$ + 1]t$^2$ + 2mkt + m$^2$ ≥ -$\frac{\Delta }{{4a}}$. Vậy m$_F$ = -$\frac{\Delta }{{4a}}$, đạt được khi t = -$\frac{{mk}}{{{k^2} + 1}}$.

Thí dụ 3. Hãy biện luận theo a giá trị nhỏ nhất của biểu thức: F = [2x + y - 2]$^2$ + [4x + ay - 1]$^2$.


Xét hai đường thẳng [d$_1$]: 2x + y - 2 = 0 và [d$_2$]: 4x + ay - 1 = 0. Vậy giá trị nhỏ nhất của F tuỳ thuộc vào vị trí tương đối của [d$_1$] và [d$_2$]. Xét hệ phương trình tạo bởi [d$_1$] và [d$_2$] có dạng: $\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 2\\4x + ay = 1\end{array} \right.$. Ta có: D = $\left| {\begin{array}{*{20}{c}}2&1\\4&a\end{array}} \right|$ = 2a - 4, D$_X$ = $\left| {\begin{array}{*{20}{c}}2&1\\1&a\end{array}} \right|$ = 2a - 1, Dy = $\left| {\begin{array}{*{20}{c}}2&2\\4&1\end{array}} \right|$ = -6.
  • Nếu D ≠ 0 ⇔ 2a - 4 ≠ 0 ⇔ a ≠ 2. Hệ có nghiệm duy nhất x = $\frac{{2a - 1}}{{2a - 4}}$ và y = $\frac{{ - 3}}{{a - 2}}$ ⇒ [d$_1$] cắt [d$_2$] do đó m$_F$ = 0
  • Nếu D = 0 ⇔ 2a - 4 = 0 ⇔ a = 2. Với a = 2, suy ra D$_X$ = 3 ≠ 0, hệ vô nghiệm.
Khi đó [d$_1$] // [d$_2$] do đó F = [2x + y - 2]$^2$ + [4x + 2y - 1]$^2$. Đặt t = 2x + y - 2, ta được F = t2 + [t + 3]$^2$ = 2t$^2$ + 6t + 9 = 2[x + $\frac{3}{2}$] + $\frac{9}{2}$ ≥ $\frac{9}{2}$. Vậy m$_F$ = $\frac{9}{2}$, đạt được khi: t = -$\frac{3}{2}$ ⇔ 2x + y - 2 = -$\frac{3}{2}$ ⇔ 4x + 2y - 1 = 0.

Kết luận:


  • Với a ≠ 2, m$_F$ = 0, đạt được khi x = $\frac{{2a - 1}}{{2a - 4}}$ và y = $\frac{{ - 3}}{{a - 2}}$.
  • Với a = 2, m$_F$ = $\frac{9}{2}$, đạt được khi x, y thoả mãn 4x + 2y - 1 = 0.

Video liên quan

Chủ Đề