Review chữa viêm lộ tuyến Webtretho

Cách đây gần một tháng vợ em bị chậm kinh mà đến bây giờ vần chưa có , em đưa vợ em đi khám thì bác sỹ chuẩn đoán là viêm lỗ tuyến cổ tử cung độ 3 gần độ 4 . Em đang loay hoay chưa biết chữa trị thế nào , bằng phương pháp nào hiệu quả nhất , ở đâu , chi phí ra sao . Vì vợ chồng em mới cưới cũng chưa có bầu , và còn thiếu kinh nghiệm nên đang rất lo lắng , mong các anh các chị đi trước cho em một số tư vấn với .

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho người lớn

Review chữa viêm lộ tuyến Webtretho

Các mẹ ơi, em hoang mang quá. Không biết có mẹ nào gặp trường hợp giống em chưa, cứu em với. Chuyện là cách đây hơn 1 năm, vùng kín em có nhiều biểu hiện như bị viêm: khí hư ra nhiều và có mùi hôi, “em ấy” thì ngứa đỏ, đau rát mỗi khi gần chồng, đôi khi còn bị chảy máu nữa. Đi khám bác sĩ thì em mới tá hỏa biết mình bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bác sĩ có kê thuốc uống và thêm đơn thuốc đặt cho em. Dùng thì cũng thấy đỡ và có dấu hiệu hết nhưng sau một thời gian lại bị lại. Em lại ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống, thuốc đặt nhưng mà từ đó đến nay cứ tái đi tái lại mấy lần. Hiện giờ em cũng đang bị tái lại, huhu. Em nghe mấy chị ở công ty chỉ đi đốt điện lộ tuyến sẽ hết nhưng vợ chồng em đang trong kế hoạch sinh bé thứ 2 nên không dám làm. Em đọc thấy chữa viêm lộ tuyến bằng đốt điện dễ bị để lại sẹo tử cung, khó khăn cho sinh sản, thậm chí gây vô sinh nên em không dám thử. Em lo lắng lắm, stress luôn, không dám gần chồng nên dạo gần đây hai vợ chồng cãi nhau suốt. Cứ đà này không những hạnh phúc vợ chồng có nguy cơ tan vỡ mà em sợ còn ảnh hưởng đến việc sinh thêm bé nữa các mẹ ạ. Mẹ nào có kinh nghiệm chữa dứt điểm viêm lộ tuyến chỉ giúp em với ạ?

https://img.webtretho.com/images/sales/2014/loan.bui/sticky.pr/162301viem-lo-tuyen-co-tu-cung.jpg

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Nếu không cẩn thận khi chữa viêm lộ tuyến tử cung thì rất dễ xảy ra tình trạng viêm âm đạo, thậm chí gây vô sinh hoặc ung thư. Tuy nhiên, nếu phát hiện kịp thời và chữa đúng cách, bệnh có thể được đẩy lùi.

Chữa viêm lộ tuyến tử cung thế nào cho hiệu quả? (Hình ảnh minh họa)

Vừa mới sinh con được hơn 1 tháng, chị Yến mặt mày méo xệch, bật khóc tức tưởi khi nghe bác sĩ thông báo mình bị viêm lộ tuyến. Chị lo và sợ bệnh sẽ tiến triển thành ung thư, chị thương con còn quá nhỏ mà đã mất mẹ. Đặc biệt, khi biết mình phải đốt điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung nhưng khả năng vô sinh về sau là rất cao, chị Yến lăn đùng ra ngất xỉu. Kinh hãi và bàng hoàng, chị Yến không dám nói cho chồng biết. Hàng ngày, chị Yến lại giấu gia đình đi điều trị, truyền dịch, kết hợp xông hơi vào “chỗ kín” để điều trị lộ tuyến tử cung. Nước mắt chan nước mắt, đến bây giờ chị Yến vẫn không dám tâm sự với một ai trong nhà, kể cả mẹ cha. 1. Khi bị lộ tuyến tử cung, xin chị em đừng quá hoang mang. Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, thì lộ tuyến cổ tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ đã trải qua sinh nở. Tuy nhiên, những bạn gái chưa từng ‘quan hệ’ vẫn có khả năng lộ tuyến cổ tử cung do các biến động về nội tiết sinh dục nữ hoặc đôi khi không có lý do. “Lộ tuyến cổ tử cung không có nghĩa là ung thư. Tuy nhiên nếu có hình ảnh bất thường trên soi cổ tử cung cũng là một triệu chứng gợi ý để phát hiện ung thư cổ tử cung” - bác sĩ Thông nhấn mạnh.

Khi bị lộ tuyến tử cung, xin chị em đừng quá hoang mang. (Hình ảnh minh họa)

Thật ra, viêm lộ tuyến cổ tử cung có bản chất là lành tính, chỉ khi gặp điều kiện thích hợp, nấm, vi khuẩn,…dễ dàng xâm nhập gây nên viêm nhiễm, đây là cơ chế gây nên bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách thì khả năng khỏi bệnh là dễ dàng và hoàn toàn có thai bình thường. 2. Đốt viêm lộ tuyến là gì? Để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, tùy thuộc mức độ bệnh nặng hay nhẹ cùng khả năng đáp ứng điều trị, chị em sẽ được các bác sĩ sản khoa chỉ định đặt thuốc, sử dụng kháng sinh để chống viêm, sau đó có thể kết hợp với phương pháp diệt tuyến, tức là đốt viêm lộ tuyến nếu là lộ tuyến diện rộng. Phương pháp đốt điện để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp sử dụng nhiệt để tiêu diệt các tuyến trên bề mặt cổ tử cung. Sau đó các tế bào lát cổ tử cung sẽ bò ra và tái tạo bề mặt cổ tử cung mới. Nếu sau khi đốt điện, chị em thấy cơ thể xuất hiện các hiện tượng như ra dịch vàng trong tuần đầu tiên, vết đốt bắt đầu tróc mày trong tuần tuần tiếp theo, xuất hiện dịch mày hồng nhạt (có lẫn chút máu) thì đây hoàn toàn là các dấu hiệu bình thường nên chị em không cần phải lo lắng nhé.

Phương pháp đốt điện là sử dụng nhiệt để tiêu diệt các tuyến trên bề mặt cổ tử cung. (Hình ảnh minh họa)

Tuy nhiên, chị em cũng cần theo dõi thêm, nếu có thêm nhiều biểu hiện khác như: ngứa âm đạo, đau vùng bụng dưới, ra máu ở âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu của biến chứng sau khi đốt Khi đó, chị em nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn điều trị. 3. Đốt viêm lộ tuyến có nguy hiểm không? Hạn chế của phương pháp đốt là để lại sẹo ở cổ tử cung, vết sẹo này có thể gây chít hẹp cổ tử cung. Trong nhiều trường hợp, vết sẹo khá sâu sẽ làm cho máu kinh bị ứ đọng gây viêm nhiễm và cản trở khả năng thụ thai của tinh trùng. Tuy nhiên, những xác suất đó cũng ở tỉ lệ rất thấp vì hầu như chị, em vẫn thường áp dụng phương pháp này. Vì vậy, để việc đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản, tốt nhất chị em nên lựa chọn địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ trình độ tay nghề cao và đã được cấp phép hoạt động công khai.

Hạn chế của phương pháp đốt là để lại sẹo ở cổ tử cung, gây chít hẹp cổ tử cung. (Hình ảnh minh họa)

4. Mẹo giân dan, chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả? Nhiều chị em mách nhau cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tốt nhất bằng lá trầu không và trong giân dan cũng có để lại bài thuốc này, cụ thể như sau: Chị em lấy khoảng 10 lá trầu không bánh tẻ (tức là chọn lá trầu không loại không quá già/quá non), đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó vò nát cho vào nồi thêm lượng nước vừa phải đem đun sôi vài phút thì đổ ra chậu, đợi nguội hoặc pha thêm ít nước sạch rồi dùng rửa bên ngoài vùng kín và thấm khô bằng khăn sạch. Mỗi tuần, chị em thực hiện 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; thường được dùng để chữa đái dắt, trị táo bón, chữa đau đầu, trị viêm họng, chữa bệnh ngoài da (mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,…) và chữa bệnh phụ khoa hữu hiệu.

Nhiều chị em mách nhau cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng lá trầu không (Hình ảnh minh họa)

Còn theo bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa Đỗ Thị Hồng Loan giải thích: “Dùng lá trầu không để chữa viêm nhiễm phụ khoa là có cơ sở. Bởi lẽ các nghiên cứu cho thấy, thành phần lá trầu không có chứa đến 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Lá trầu không còn tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis, trực trùng coli. Nếu bị nấm ngứa, khí hư có mùi hôi, khí hư ra nhiều,… có thể sử dụng loại thảo dược này để khắc phục rất tốt. 5. Dùng lá trầu không muốn tốt, chị em cần lưu ý những vấn đề sau. Khi sử dụng lá trầu không để chữa viêm lộ tuyến, bác sĩ Hồng Loan khuyến cáo các chị em là nên thực hiện theo đúng theo hướng dẫn, chú trọng đến bước sơ chế nguyên liệu sạch và chỉ rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín tránh trường hợp thụt rửa sâu vào bên trọng khiến viêm nhiễm nặng hơn. Đặc biệt không nên quá lạm dụng, nếu chị em không thấy cải thiện thì cần dừng ngay, bởi lá trầu không có tính sát khuẩn mạnh và nếu dùng lâu ngày sẽ khiến môi trường âm đạo thay đổi, dễ bị khô rát khó chịu.

Chị em là nên thực hiện theo đúng theo hướng dẫn để được an toàn. (Hình ảnh minh họa)

Bác sĩ Loan cũng cho biết thêm: Khác với viêm âm hộ âm đạo là viêm cơ quan sinh dục ngoài có thể trị khỏi bằng lá trầu còn viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm cơ quan sinh dục trong. Do đó dùng lá trầu không để chữa là biện pháp ngắn hạn nhằm làm thuyên giảm triệu chứng bệnh mà thôi. Để điều trị viêm lộ tuyến, tốt nhất là chị em vẫn nên đến bệnh viện mà điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ.

Xem thêm video: U nang buồng trứng - Điều trị và cách phòng ngừahttp://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/08/Y23WHRvFAb-480x360.jpg