Rượu khói là gì

Chắc hẳn rằng mỗi chúng ta đều có một người bạn “tiên tửu” với khả năng nhận biết rượu của anh ta. Nhiều lúc, bạn có cảm giác rằng, anh ta hoặc là đã học thuộc bách khoa toàn thư về whisky, hay đơn giản là có năng lực đặc biệt nào đó để phân loại mọi thứ chỉ với một ngụm nhỏ. Và trông hắn còn rõ sành điệu khi uống nữa cơ

Mỗi khi uống, hắn hay dùng những từ như “mạnh mẽ”, “tròn đầy” hay “tràn ngập hương vị” để miêu tả whisky. Và phần lớn thời gian chúng ta chẳng biết gì ngoài há hốc mồm và lặng lẽ nốc cho xong ly rượu của mình và thốt ra vài câu kiểu: “Ngon đấy” hay “Loại này tuyệt nha”

Sau đây Malt & Co sẽ là một số giải thích một số bí mật về khả năng thưởng rượu của anh bạn kia, thực chất là nói về những biệt ngữ dùng để miêu tả hương vị.

Chúng ta sẽ bắt đầu với: khô [dry], ngọt [sweet] và cay nồng [spicy]. Khá dễ hình dung. Ví dụ như mọi người đều biết vị ngọt thì như thế nào rồi, hay là sự khô trong khoang miệng cũng có thể khiến nhiều người liên tưởng được. Thực sự thì đây là những biệt ngữ khá đơn giản, và tin tôi đi, không có từ ngữ kì quái nào để miệu tả chúng đâu.

Giả sử như bạn chưa nắm được liệu hương vị cay nồng sẽ như thế nào, hãy nhìn bức ảnh sau đây:

Nếu bạn uống một ngụm whisky và có biểu cảm như anh chàng này, thì đó là lúc bạn thấy được vị cay nồng ra sao rồi đó.

Bây giờ chúng ta sẽ đến với những biệt ngữ hơi phức tạp một chút, như: vị hoa quả, vị khói và vị hạt dẻ

Vị khói
Khi ai đó miêu tả loại whisky là có vị khói, thì ý của họ là cổ họng của họ như đang bị ám khói vậy. Whisky có được tính chất này là do việc sử dụng than bùn ở trong quá trình mạch nha hóa lúa mạch. Từ đó, khói bốc lên, bao phủ lấy lúa mạch và tạo cho nó hương vị như vậy

Những loại whisky được chưng cất ở vùng Highland, Island hay Islay nổi tiếng với hương vị khói của chúng. Bởi vì than bùn là loại nguyên liệu chính dùng để đốt ở những nơi này. Nhưng chúng không khó uống đâu, trái lại, rất quyến rũ nữa, giống như bạn đang ăn một miếng thịt xông khói vậy thôi.

Hương vị hoa quả Đây là một loại hương vị rất tinh tế và thường dễ nhận ra trong các loại whisky nhẹ. Hãy làm một ngụm nhỏ và đưa rượu chảy xung quanh khoang miệng của bạn, và cùng lúc đó hãy cố gắng cảm nhận hương vị bằng cách nhớ tới những hương vị quen thuộc với bạn. Nếu bạn có thể cảm thấy được hương vị của quả mọng, cam hay táo ở trong whisky, đó là lúc bạn có thể miêu tả loại whisky của mình là có hương vị hoa quả.

Nếu bạn là người yêu thích loại hương vị này, loại whisky mà bạn muốn tìm sẽ là single malt của vùng Speyside và Highland

Hương hoa cỏ Thường thì bạn sẽ cảm nhận điều này thông qua lớp hương trước khi nhận ra chúng trong lớp vị. Đã bao giờ bạn cảm thấy mùi hương của whisky thật giống như mùi hương của một bó hoa, một khu vườn hay là một trảng cỏ? Những thứ này được giới chuyên gia gọi là lớp hương hoa cỏ.

Những loại whisky nhẹ nhàng và tinh tế thường nổi bật với lớp hương vị này. Đặc trưng này thường gặp ở whisky vùng Lowland.

Ok, bây giờ chúng ta sẽ đến với những biệt ngữ phức tạp nhất “Tràn ngập hương vị” chính là cách nói khác của việc “Tôi cảm thấy rất nhiều những hương vị khác nhau trong loại whisky này”

Một loại whisky được miêu tả như vậy khi chúng mang trong mình những loại hương vị phức tạp hòa quyện vào với nhau. Tùy thuộc vào loại thùng và thời gian ủ, whisky có thể có nhiều hơn một loại hương vị nổi bật.

Ví dụ, một chai Singleton of Glen Ord 15 năm tuổi đưa đến một hành trình kì thú của hương vị với chủ đạo là vị dưa.

Bên cạnh đó, chúng ta có một thuật ngữ khác, đó là “đơn vị” [light-bodied], ý nói những loại whisky chỉ có một lớp vị rõ ràng. Những loại whisky này thường khiến bạn liên tưởng tới hương vị của hoa quả sấy hoặc hương vị của một loài hoa cỏ nào đó.

Và đó là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ với bạn trong bài viết này. Hãy ghi nhớ một điều: việc nhận diện hương vị của whisky không có đúng hoặc sai. Mỗi người trong chúng ta có những cách liên tưởng riêng về mùi vị và điều này tùy thuộc vào thứ mà ta tiếp xúc mỗi ngày. Bạn không cần phải lấy làm xấu hổ nếu một người nhận xét đó là vị cam và bạn chỉ cảm thấy vị quýt.

Hãy cứ nói lên những gì mà bạn thực sự cảm thấy. Điều đó chả có gì sai.

Được thành lập chính thức bởi John Jonston và Archibald Campbell năm 1816, Lagavulin nằm trên bờ biển phía nam [Kildalton] đảo Islay giữa 2 nhà chưng cất Ardbeg và Laphroaig. Là nhà chưng cất có lịch sử ít thăng trầm nhất so với các nhà làm rượu khác trên Islay.

Lagavulin mở cửa ổn định suốt hơn 2 Thế Kỷ qua mà không có sự gián đoạn đáng kể nào. Ngay cả trong thời gian khó khăn nhất của ngành công nghiệp rượu Scotland, vào những năm 1980 Lagavulin cũng chỉ cắt giảm công suất chưng cất xuống còn 2 ngày/tuần so với 24h/ngày và 7 ngày/tuần như hiện nay.

Nhà chưng cất rượu Scotch Whisky Lagavulin

Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên về điều này, mặc dù chưng cất ngày đêm không nghỉ trong suốt hơn 30 năm qua nhưng rượu cất được hầu như chỉ để phục vụ việc đóng chai Lagavulin 16YO. Lagavulin là một trong số ít lò rượu Scotch mà các dòng sản phẩm của họ có thể liệt kê được trên đầu ngón tay. Ngoài sản phẩm chính Lagavulin 16YO, Lagavulin DE [sherry finished] và Lagavulin 8YO vừa gia nhập hội từ đầu năm 2017 vừa qua [riêng phiên bản ra nhân dịp kỷ niệm 200 năm là Special Release], ‘release’ đặc biệt hàng năm là Lagavulin 12YO hiện diện trong mỗi Diageo Special Releases hàng năm. Các sản phẩm khác đều là ‘limited release’ và đặc biệt như loạt Feis Ile và Jazz Festival, hay một số cho Diageo Special Releases như các chai 21YO, 25YO, 30YO và 37YO vài năm trước đây.

>> Xem thêm: Scotch Whisky: kiến thức toàn tập từ A đến Z

Lagavulin trên bờ biển phía nam của Islay [bên phải hình], di tích pháo đài Dunyvaig góc dưới cùng bên trái. Ở phía bên kia vịnh là các cơ sở của Trung tâm Hàng hải Islay [StormCats]. Cảng Ellen ở đằng xa và nhà chưng cất Laphroaig ẩn trong rừng.

Đặc trưng của rượu Lagavulin

Về đặc trưng rượu của Lagavulin thì từ năm 1974, hầu hết các nhà chưng cất Islay đều sử dụng malt của Port Ellen và mặc dù trên lý thuyết là Lagavulin sử dụng chính xác cùng một loại malt [peat ở mức 35ppm] với ‘người anh em’ Caol Ila nhưng không một ai phủ nhận được sự khác nhau giữa hai nhà này. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự khác biệt này như thời gian lên men của malt ở Lagavulin chỉ bằng phân nửa ở Caol Ila, ‘cut’ rượu của Lagavulin cũng rộng hơn nhiều so với Caol Ila, cùng với sự khác biệt của nồi chưng cất và ống ngưng tụ… Kết quả là một Lagavulin có chất rượu khói quện và sánh hơn, ‘oily’ hơn so với nhà chưng cất anh em. Người ta còn nói rằng, hồi cuối Thế kỷ 19, Lagavulin bằng cách nào đó đã cố gắng sao chép Laphroaig [cùng một ngôi làng] nhưng do nguồn than bùn và nước của hai nhà khác nhau nên dẫn đến kết quả khác nhau. Nếu bạn muốn một chai rượu khói vừa đủ đậm miệng, hương thơm mạnh mẽ, vị rượu cân bằng và dễ ngon trong nhiều trường hợp, nhất là lại hợp túi tiền thì chắc chắn không bỏ qua Lagavulin 16YO.

Các tĩnh đồng chưng cất của Lagavulin.

Tập đoàn Diageo có khoảng 29 mã để phân loại thùng họ dùng, từ ‘first fill’ của thùng bourbon mới nhập về từ Mỹ, cho đến ‘fourth fill’ của thùng được cải tạo. Lagavulin gần như chỉ sử dụng một loại thùng duy nhất, ‘third fill bourbon hogshead’. Lagavulin thỉnh thoảng vẫn đóng thùng sherry, nhưng số lượng loại thùng này rất ít, chủ yếu là các thùng ít ‘active’ [trơ] nhằm giữ được chất rượu Lagavulin ngay cả trong một thời gian dài. Các chai Lagavulin sherry được phát hành cũng rất hiếm và khá đắt đỏ, chúng ta chỉ có thể bắt gặp trong vài mẻ ra mắt biệt với lượng đóng chai từ ít đến rất ít. Hiện nay có tới 80% số lượng chưng cất Lagavulin được đóng single malt mà cụ thể phần rất lớn dành cho sản phẩm Lagavulin 16YO của họ, một số ít còn lại được dùng trong chai blended whisky White Horse. Lagavulin rất chú trọng đến việc bảo vệ thương hiệu của mình, hiếm khi ta bắt gặp Lagavulin được đóng chai bởi các nhà đóng chai độc lập, và nếu có thì thường phải mang một tên gọi khác.

Sản phẩm chủ đạo với chất lượng ổn định và mang nhiều đặc trưng nhất của Lagavulin.

Hương rượu Lagavulin

Chất rượu được khởi đầu bằng hương trái cây lan tỏa rộng với tone hơi trầm. Mùi khói than bùn dần hiện lên rõ ràng nhưng bạn vẫn dễ dàng cảm nhận được sự ngọt ngào của táo và lê xen lẫn. Bạn sẽ cảm thấy hơi ấm trong làn hương rượu, đó là tác động của những loại gia vị ớt kết hợp với mùi da thuộc.

Vài chai Lagavulin Special Release & Limited.

Lagavulin có vị như thế nào?

Có thể mỗi người sẽ có một cách diễn tả khác nhau nhưng chủ đạo vẫn sẽ là mùi khói than bùn và gỗ cháy, gợi cho bạn hình ảnh lửa trại bập bùng. Khởi đầu của chất rượu khá mãnh liệt nhưng dần chậm lại bởi sự ngọt ngào vốn có của trái cây, đường và chocolate đen. Tất nhiên không thể bỏ qua độ mịn màng và sâu lắng. Khói than bùn vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi rượu hoàn toàn trôi qua cuống họng, để lại chút dư vị mặn mòi của biển.

Hậu vị của rượu scotch whisky Lagavulin

Đến lúc này hương gỗ sồi mới bắt đầu lộ diện như một thông lệ truyền thống của Scotch whisky. Tất nhiên là cả mùi khói, caramel và vanille nữa. Hậu vị không thực sự dài nhưng mặn mà, tròn đầy.

Chai Lagavulin 16

Rượu Lagavulin có giá bao nhiêu?

Tùy theo phiên bản đóng chai từng năm, Lagavulin sẽ có giá khác nhau, chúng giao động từ $100 đến $200. Chắc chắn đây là một mức giá hợp lý.


Tạp chí Đàn ông Menback
Theo: Nguyễn Minh Khánh & internet.

Chủ đề: Đồ uốngLagavulinRượuScotch whiskyThú chơiUốngWhisky

Video liên quan

Chủ Đề