Sau sinh mổ bao lâu thì hết đau bụng

Sau quá trình vượt cạn thì người phụ nữ còn phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn nữa đó là hậu sản. Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy

Sản dịch là gì? Sau khi bé sinh ra và nhau được thoát ra ngoài, tử cung của người mẹ sẽ co lại tạo thành một khối cầu an toàn, tử cung co hồi tốt giúp khả năng cầm máu, hạn chế mất máu sau sinh. Những ngày tiếp theo khả năng co hồi tử cung giảm đi. Tử cung ban đầu ta có thể sờ thấy ngay dưới rốn, mỗi ngày sự co hồi nhỏ dần khoảng 1 - 1,5cm, đến ngày thứ 13 tử cung co hồi nằm trong tiểu khung của người mẹ ta sẽ không còn sờ thấy nữa. Sau mỗi ngày tử cung co hồi là sự thoát chất dịch từ lòng tử cung ra ngoài theo đường âm đạo, đó chính là sản dịch.

Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, phần sót lại nước ối và  chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do sự sinh đẻ gây ra. Ra sản dịch sau sinh còn gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau, có người ra nhiều, có người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết, tùy theo cơ địa khác nhau.

Mẹ bầu sinh mổ sau bao lâu thì hết sản dịch? Như đã nói ở trên sản dịch sau sinh ra ít hay nhiều, kéo dài vài ngày hay vài tuần còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi sản phụ. Thông thường quá trình ra sản dịch sẽ kéo dài từ 2 – 6 tuần sau khi sinh với đặc điểm như sau: 3 ngày đầu tiên sản dịch sẽ ra rất nhiều và có màu đỏ tươi, rồi nhạt dần, chuyển sang màu hồng. 7 đến 10 ngày tiếp theo ngoài màu còn có thêm các tế bào niêm mạc nên sản dịch sẽ có màu trắng và vàng nhạt.

Riêng với người phụ nữ sinh mổ thì nhanh nhất là khoảng 20 ngày sản dịch mới ra hết. Thậm chí một số người còn kéo dài đến 45 ngày.

Sau thời gian này thì trong vòng 1 tuần tiếp theo bạn sẽ thấy bị ra máu đỏ tươi với lượng ít. Đây được gọi là kinh non và là hiện tượng sinh lý bình thường khi mà niêm mạc tử cung phục hồi sớm. Nhiều thai phụ lo lắng khi sinh mổ hơn 1 tháng vẫn chưa hết sản dịch. Như đã nói ở trên sản dịch thường hết trong vòng 20 ngày, có thể kéo dài đến 45 ngày nhưng trường hợp này rất ít. Nếu sau 6 tuần, sản phụ vẫn thấy ra sản dịch có máu kèm mùi hôi, sốt 38 -39 độ, bụng dưới căng tức thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch, đây là tình trạng do sản dịch vẫn còn trong tử cung. Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm bởi vậy chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình hậu sản Trong suốt quá trình hậu sản, mẹ bầu cần theo dõi quan sát lượng sản dịch, màu sắc, trạng thái,  thời gian ra máu

Nếu sản dịch sau sinh mổ có mùi hôi, hay màu nâu thẫm thì đó là dấu hiệu của sự viêm nhiễm khoang tử cung. Sản dịch ra nhiều, kéo dài thì có thể là do nhau thai vẫn còn sót lại đâu đó, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Ngược lại sản dịch sau sinh mổ ra ít hoặc không có, kèm hiện tượng sốt, bụng dưới căng tức, đau thì có thể bạn đã bị bế sản dịch. Đây là điều nguy hiểm, nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng, thậm chí hoại tử tử cung. Để tránh bị viêm nhiễm thì chị em hạn chế sử dụng tampon để thấm sản dịch. Các bác sĩ, chuyên gia sinh sản đều khuyên chị em sử dụng băng vệ sinh chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Và thay băng cứ sau mỗi 3 – 4 giờ. Chăm sóc và giữ gìn vùng kín sạch sẽ, vệ sinh bằng cách dùng nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch vệ sinh pha loãng. Khi sinh mổ sản phụ sẽ rất đau và mất nhiều máu. Tuy nhiên, họ chỉ nên nằm nghỉ ngơi khoảng 8 tiếng. Sau đó phải xuống giường tập đi để trị táo bón sau sinh, cũng như rút ngắn quá trình hậu sản. Trong thời gian ở cữ, mẹ sau sinh vẫn phải duy trì vận động nhẹ nhàng, nằm nghiêng bên trái, bên phải để lưu thông máu tốt, tử cung được co bóp. Từ đó giúp sản dịch được đẩy ra ngoài nhanh hơn.

Ngoài ra, đối với người đang trong quá trình mang bầu thì phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là sắt và axit folic. Điều này sẽ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời tránh rủi ro nguy hiểm khi vượt cạn, cũng như sau sinh.

Ngày nay rất nhiều bà mẹ đã được áp dụng phương pháp sinh mổ để lấy thai. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không biết cách chăm sóc. Vậy sinh mổ bao lâu thì lành và phương pháp chăm sóc vết mổ như thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

1. Sinh mổ bao lâu thì lành?

Những trường hợp sinh mổ thường sẽ phải ở lại viện lâu hơn sinh thường, có thể từ 3 đến 4 ngày. Nguyên nhân ở lại viện lâu hơn là để các bác sĩ có thể theo dõi vết mổ và chăm sóc vết mổ một cách tốt nhất cho sản phụ. Thông thường, vết mổ của chị em sẽ có thể lành sau mổ khoảng 6 tuần.

Mỗi trường hợp khác nhau, thời gian lành vết mổ sẽ khác nhau

Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau thì thời gian hồi phục, thời gian lành vết mổ cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn nếu chế độ chăm sóc tốt, nghỉ ngơi tốt, vận động nhẹ nhàng đúng cách thì việc hồi phục vết mổ của bệnh nhân có thể diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách còn có thể gây ra nhiễm trùng vết mổ khiến sản phụ gặp rủi ro về sức khỏe và thời gian bình phục sẽ lâu hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “sinh mổ bao lâu thì lành” còn phụ thuộc vào yếu tố sản phụ sinh con đầu lòng hay sinh con lần thứ 2 hoặc lần thứ 3. Các sản phụ nên tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết mổ.

2. Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh

2.1. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại bệnh viện

Sau khi sinh, các sản phụ sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ vệ sinh vết mổ hàng ngày để đảm bảo vết mổ luôn sạch sẽ, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các bà mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, thuốc co hồi tử cung và thuốc giảm đau. Thời gian này, sản phụ cần hết sức cẩn trọng và lưu ý giữ gìn vết mổ và đặc biệt, không nên tự tháo băng che vết mổ và không làm ướt gạc,…

Cần vệ sinh cẩn thận vết mổ

Sau khoảng 2 đến 3 ngày, nếu vết mổ của bạn bắt đầu khô hơn, không xảy ra tình trạng sưng đau hoặc chảy dịch, thì có thể để hở vết thương, không nhất thiết phải băng kín. Nếu bạn vẫn thấy đau do vết mổ, có thể liên hệ với các bác sĩ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ giúp bạn kê một số loại thuốc giảm đau phù hợp.

Trong những ngày đầu sau mổ, sản phụ cần lưu ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Chị em nên dùng loại khăn mềm để lau người, lau thật sạch sẽ vùng da xung quanh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt lưu ý không chạm vào vết mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

2.2. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà như thế nào?

Sản phụ sinh mổ có thể được chỉ định ở lại viện từ 4 đến 5 ngày để theo dõi. Nếu vết mổ đã khô và ổn định, chị em sẽ được trở về nhà và chăm sóc tại nhà. Trong thời gian này, chị em cần lưu ý, không được gãi vào vết mổ dù có phản ứng ngứa, cũng tuyệt đối không được sờ tay vào vết mổ. Có thể tắm rửa nhưng cần dùng khăn sạch để lau khô vết mổ. Cụ thể, sản phụ cần chú ý những điều sau:

Vết mổ có mủ là do nhiễm trùng

Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt luôn rửa tay sạch sẽ, tốt nhất không nên chạm vào vết mổ.

Có thể tăm nhưng không nên tắm quá lâu, không nên tắm bồn để tránh tình trạng vết thương bị ướt.

Lựa chọn loại khăn thấm có chất liệu tốt, mềm và sạch để thấm khô vết mổ sau khi đã tắm xong.

Nên để vết mổ khô thoáng. Bạn có thể lựa chọn dung dịch betadine, povidine 10% để vệ sinh vết mổ tại nhà.

2.3. Hướng dẫn vận động sau sinh để vết mổ nhanh được hồi phục

Sau sinh mổ, sản phụ cần nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là bạn chỉ nên nằm một chỗ. Các chuyên gia khuyên rằng, sản phụ sau sinh cần phải vận động sớm. Vận động một cách nhẹ nhàng sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và khiến vết mổ nhanh lành, đồng thời giảm nguy cơ bị dính ruột, cơ thể chị em cũng sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và hồi phục nhanh hơn.

Một số bài tập nhẹ nhàng ngay tại giường sau mổ cũng rất hữu ích. Sau đó, chị em bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn tập ngồi dậy và có thể ra khỏi giường. Đến ngày thứ 3, chị em có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng trong phòng và hoạt động sinh hoạt bình thường.

Sau sinh khoảng 4 đến 6 tuần, các sản phụ có thể tập thể dục bình thường.

2.4. Những thực phẩm sản phụ nên ăn để vết mổ nhanh chóng được hồi phục

Khoảng 6 giờ đầu sau sinh, chị em chỉ nên uống nước,… đến khi cơ thể bắt đầu có thể “xì hơi” được thì mới bắt đầu ăn cháo loãng và một số món ăn mềm khác.

Sản phụ cũng nên chú ý những vấn đề sau:

Nên uống nhiều nước và tăng cường rau xanh, bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, canxi,… để sức khỏe của mẹ nhanh chóng được hồi phục và tạo được nguồn sữa dồi dào, thơm sánh cho con.

Sau sinh mẹ nên vận động nhẹ nhàng

Tránh những thực phẩm dễ gây táo bón, những thực phẩm có tính hàn khiến cho vết mổ lâu lành hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Không nên ăn những thực phẩm có nguy cơ gây mủ hoặc tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi như rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng, các đồ chế biến từ gạo nếp,…

2.5. Sản phụ cần đến bệnh viện nếu có những vấn đề sau:

Xuất hiện tình trạng đau bụng, đau dữ dội ở vết mổ dù bạn không chạm vào vết mổ

Nếu vết mổ có tình trạng sưng tấy, hoặc nóng rát, ngứa nhiều, chảy mủ,… thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Trong trường hợp này cần đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Sốt cao trên 38,5 độ cũng cần đến viện để kiểm tra sức khỏe.

Tình trạng sản dịch có mùi hôi thì rất có thể là do nhiễm trùng hậu sản.

Bạn có thể liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa sản của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.

Video liên quan

Chủ Đề