Bao lâu sau cà thẻ trừ tiền ngân hàng

Thông tin 324.000 giao dịch tài chính với mã số CVV đã bị đánh cắp. - Nguồn: The Hacker News

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, câu chuyện tiền trong tài khoản bốc hơi khi “cà” thẻ sẽ khó xảy ra nếu chủ thẻ biết cách tự bảo vệ mình.

Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia để sử dụng thẻ an toàn.

Giám sát quá trình thanh toán

Chuyên gia thẻ Trần Quang Thoại cho rằng, hiện nay nhiều người có thói quen sau khi dùng bữa xong ở nhà hàng thường đưa thẻ cho nhân viên nhà hàng “cà”, sau đó trả thẻ lại.

Theo ông Thoại, đây là điều không nên vì như vậy chủ thẻ không giám sát được quá trình thanh toán nên có thể thông tin về số thẻ, ngày hết hạn, mã số bí mật phía sau thẻ bị lộ mà không biết. Như vậy rất nguy hiểm vì chỉ cần những thông tin trên là kẻ gian có thể lợi dụng để thanh toán, mua hàng trên mạng.

“Khi sử dụng thẻ để thanh toán phải quan sát quy trình, tốt nhất đi theo nhân viên để có thể giám sát nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra. Quan trọng nhất là phải yêu cầu cửa hàng phải đưa hóa đơn, kiểm tra kỹ và ký lên hóa đơn đề xác nhận chứng từ gốc. Nếu cửa hàng thu thêm loại phí gì thì khách hàng phải được thông báo ngay từ đầu. Nếu không thì chủ thẻ có quyền không chấp nhận và yêu cầu hủy. Trường hợp hủy giao dịch phải có hóa đơn hủy”, ông Thoại nói.

Cũng theo ông Thoại, có thể trong quá trình thanh toán, nhân viên các cửa hàng sẽ hỏi thêm khách hàng một số thông tin, tuy nhiên lưu ý là khách hàng chỉ nên cung cấp những thông tin nhằm xác minh chủ thẻ, không cung cấp những thông tin khác.

“Cần giữ lại hóa đơn để làm căn cứ yêu cầu tra soát nếu có sự cố xảy ra. Nhiều trường hợp khách hàng rơi vào tình huống nhà hàng nói máy cà thẻ bị trục trặc nên cà đến 3-4 lần. Trong những tình huống như vậy, khi in ra hóa đơn chủ thẻ nên yêu cầu nhà hàng xác nhận lên hóa đơn là chỉ có một dịch nhằm làm bằng chứng khiếu nại về sau nếu như tài khoản bị trừ tiền nhiều lần”, ông Thoại lưu ý.

Hiện nay trên máy cà thẻ có chức năng hủy và in lại hóa đơn, khác hàng cần biết điều này để có thể yêu cầu in lại hóa đơn. Trường hợp chủ cửa hàng lấy lý do máy hư thì chủ thẻ có thể gọi điện đến NH để kiểm tra và xác nhận chỉ có một giao dịch.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Hiện nay hầu hết các chủ thẻ đều đăng ký dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn [SMS banking], do vậy sau khi trừ tiền trong tài khoản, NH sẽ lập tức gửi tin nhắn thông báo đến khách hàng. Đây cũng là kênh để chủ thẻ kiểm tra chéo xem tài khoản của mình có bị trừ quá số tiền lẽ ra phải thanh toán hay không.

Tuy nhiên với trường hợp đi nước ngoài, nếu không đăng ký dịch vụ chuyển vùng thì không nhận được tin nhắn của NH. Trong trường hợp này, làm cách nào để chủ thẻ có thể kiểm soát được tài khoản?

Chuyên gia thẻ Huỳnh Trung Minh cho biết hiện nay các ngân hàng đều có bộ phận theo dõi các giao dịch đáng ngờ. Theo đó, nếu phát hiện các giao dịch bất thường sẽ lập tức gọi điện thoại cho chủ thẻ để xác nhận rồi mới chấp nhận thanh toán. “Khó có NH nào để hàng loạt giao dịch đáng ngờ xảy ra mà thường sẽ chặn ngay sau giao dịch đầu tiên.

Trường hợp chủ thẻ đi nước ngoài NH không gọi điện thoại được thì NH sẽ khóa thẻ trước sau đó sẽ gửi email yêu cầu xác nhận thông tin. Bản thân tôi đi nước ngoài đã từng gặp trường hợp thẻ bị khóa sau giao dịch đầu tiên. Sau đó tôi đã điện thoại về VN cho NH để xác nhận thì thẻ mới được mở lại”, ông Minh cho biết.

Từ kinh nghiệm của mình, ông Minh khuyến cáo chủ thẻ trước khi đi nước ngoài nên thông báo cho NH để khi có giao dịch bất thường xảy ra NH sẽ cảnh báo. Nhiều NH kỹ hơn còn đổi thẻ tín dụng miễn phí sau khi chủ thẻ đi những quốc gia có độ rủi ro trong thanh toán thẻ cao trở về.

Chuyên gia thẻ Trần Quang Thoại cho rằng chủ thẻ nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì cẩn thận là không thừa. “Sau khi đi nước ngoài về chủ thẻ cũng nên kiểm tra, yêu cầu NH in ra những sao kê gần nhất và giữ lại các hóa đơn để yêu cầu tra soát khi cần. Không nên xé bỏ hóa đơn ngay. Ngoài ra để bảo vệ mình, chủ thẻ cũng phải đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng thẻ an toàn, thường xuyên cập nhật thông tin cũng như áp dụng các biện pháp bảo vệ mình”, ông Thoại khuyên.

Khiếu nại ở đâu?

Liên quan đến trường hợp của ông Caracciolo David John, theo các chuyên gia thẻ, về nguyên tắc chủ thẻ phải khiếu nại tại ngân hàng phát hành thẻ thông qua email hoặc trực tiếp tại NH rằng mình không sử dụng số tiền trên. 

Theo quy trình, ngân hàng phát hành thẻ sẽ liên hệ với ngân hàng có máy POS [máy cà thẻ] tại nhà hàng này để yêu cầu cung cấp các chứng từ chứng minh. Khi đó NH có máy POS sẽ làm việc với nhà hàng để yêu cầu cung cấp các chứng từ.

Trong trường hợp nhà hàng cà thẻ nhiều lần mà không có chứng từ chứng minh là khách hàng đã sử dụng dịch vụ trên thì xem như khách hàng đã khiếu nại thành công. Khi đó ngân hàng sẽ tự phân xử với nhau và có trách nhiệm hoàn tiền vào tài khoản của khách hàng.

Trong một số trường hợp, NH có thể yêu cầu khách hàng cung cấp một số chứng từ, hóa đơn giao dịch. 

Trong trường hợp như ông Caracciolo David John trình bày là sau khi thanh toán xong nhà hàng cố tình không đưa bất kỳ hóa đơn thanh toán hay chuyển tiền nào cả thì đó cũng là một bằng chứng để ông này khiếu nại lên ngân hàng. 

Vì nếu nhà hàng có đưa ra chứng từ có chữ ký mà không phải do ông Caracciolo David John ký thì đó là chứng từ giả mạo. NH sẽ không chấp nhận thanh toán.

Theo trình bày, ông Caracciolo David John không được nhà hàng đưa các hóa đơn, chứng từ nên không nhớ tên NH đặt máy POS tại quán, theo các chuyên gia, mỗi NH đều có mã Code do vậy dù ông Caracciolo David John không nhớ được tên và không có hóa đơn nhưng NH phát hành thẻ sẽ dễ dàng biết được NH đặt máy POS tại quán là NH nào.

Cũng theo các NH, trường hợp có những giao dịch đáng ngờ như khiếu nại như ông Caracciolo David John đã từng xảy ra và các NH đều xử lý theo hướng trên. 

Về phía mình, sau khi khách hàng có khiếu nại, NH cũng có nhiều cách để nhận biết các giao dịch đáng ngờ dựa trên các dấu hiệu như thời gian cà thẻ và số tiền cà thẻ bất thường, không phù hợp với loại hình kinh doanh.

Chẳng hạn nhà hàng, quán ăn hóa đơn nhiều nhất cũng chỉ khoảng vài triệu đồng, nhưng lại cà thẻ liên tục, số tiền lên đến vài chục hoặc hàng trăm triệu, hoặc cà vào lúc nửa đêm khi quán đã đóng cửa.

Cẩn thận đại lý “ma”

Trên thực tế có những điểm kinh doanh mở ra chỉ để thực hiện một vài phi vụ sau đó biến mất hoặc đổi tên. Theo các chuyên gia, để bảo vệ mình, chủ thẻ cần quan sát kỹ, không giao dịch nếu thấy dấu hiệu đáng ngờ.

Thời gian qua các NH đã rà soát và loại dần các “đại lý ma”. NH Nhà nước cũng đã nhiều lần phát đi văn bản yêu cầu các NH phải tăng cường biện pháp phòng chống tội phạm thẻ bằng cách tra kỹ thông tin và năng lực của đơn vị chấp nhận thẻ, bổ sung các điều kiện ràng buộc, xây dựng hạn mức thanh toán trong ngày phù hợp với mức độ tin cậy và loại hình kinh doanh của từng đơn vị chấp nhận thẻ…

A.HỒNG

Khách mua hàng, quẹt thẻ, bị trừ tiền nhưng máy không nhả hóa đơn. Chủ cửa hàng bảo liên hệ ngân hàng, ngân hàng nói chờ xác minh... đó là những sự cố như cơm bữa của không ít người tiêu dùng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt nhưng trên thực tế, hệ thống thanh toán [máy POS, ví điện tử] vẫn hoạt động chập chờn, chủ thiết bị thanh toán cũng lơ mơ về thiết bị. Do đó, khách hàng vẫn lựa chọn xài tiền mặt cho đỡ phiền phức. 

Khách hàng phàn nàn nhiều nhất là thanh toán qua máy quẹt thẻ [máy POS]. Anh Trần Minh Cảnh ngụ tại Q.3, TP.HCM cho biết, vừa ghé một cửa hàng mua đôi giày, quẹt thẻ ATM xong, bị trừ tiền nhưng máy POS không ra hóa đơn. Chủ cửa hàng cho rằng, đây là lỗi của phía ngân hàng, anh Cảnh phải chờ ngân hàng giải quyết và hoàn tiền lại, cửa hàng không chịu trách nhiệm.

Việc không dùng tiền mặt thanh toán trong giao dịch mua bán gây không ít phiền hà cho khách hàng

Anh Cảnh liên lạc với ngân hàng thì được thông báo phải chờ xác nhận giao dịch có thành công hay không, nếu thành công thì cửa hàng sẽ hoàn tiền, nếu không thành công thì ngân hàng sẽ chuyển tiền về tài khoản cho khách. Thời gian hoàn tiền là 15 ngày.

“Lúc tôi quẹt thẻ cũng gần ngày chốt sao kê thẻ nên vẫn bị tính lãi số tiền đã quẹt, trong khi hàng thì không mua được” - anh Cảnh cho biết thêm.

Ví điện tử ra đời tạo nhiều thuận tiện cho người dùng. Theo quảng cáo, khách hàng có thể dễ dàng nạp thẻ cào điện thoại, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước chỉ bằng một cú nhấp, chạm. Thực tế, không ít khách hàng vẫn gặp phiền toái với ví điện tử.

Ngày 19/6, chị Ngọc Mai, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM sử dụng ví điện tử MoMo để nạp ba thẻ cào điện thoại, mỗi thẻ 100.000 đồng. Mặc dù tài khoản ví đã trừ tiền nhưng tài khoản điện thoại di động của chị chưa nhận được tiền. Ngày 20/6, tiền vẫn chưa vào tài khoản điện thoại, chị Mai vào mục trợ giúp trên ví điện tử MoMo để khiếu nại thì nhận được thông báo đợi 24 giờ sau, sẽ phản hồi qua tin nhắn.

Theo chị Mai, ví điện tử phải đợi khách hàng khiếu nại thì mới liên hệ với nhà mạng làm việc và bắt khách phải chờ. Nếu dùng tiền mặt để mua thẻ cào thì chị Mai đã nạp được từ lâu và cũng không tốn công khiếu nại.

Tại các điểm liên kết thanh toán trả góp bằng thẻ tín dụng, phía ngân hàng thông báo cụ thể với đối tác là phải hướng dẫn khách hàng làm thủ tục chuyển đổi đăng ký trả góp. Khách hàng có thể xác nhận với nhân viên tại điểm liên kết, nhân viên sẽ thông báo với ngân hàng hoặc khách hàng tự gọi điện thoại trực tiếp lên tổng đài. Thế nhưng, đa phần các điểm bán hàng không nắm rõ quy trình này, khiến khách hàng mất quyền lợi.

“Tôi mua hàng trả góp điện thoại giá 22 triệu đồng, đề nghị nhân viên chuyển đổi sang trả góp lãi suất 0%, mỗi tháng sẽ trả 2 triệu đồng. Nhân viên khẳng định chắc nịch không cần thông báo, chỉ cần quẹt thẻ là ngân hàng tự chuyển đổi. Nhưng đến ngày chốt sao kê, phía ngân hàng yêu cầu tôi phải thanh toán 22 triệu đồng. Tôi thắc mắc thì ngân hàng cho biết, không hề nhận được yêu cầu chuyển đổi trả góp. Vậy là tôi phải thanh toán đủ 22 triệu đồng hoặc là phải trả góp hằng tháng với mức lãi suất 2,8%/tháng thay vì 0%”, chị Minh Thanh, ngụ tại Q.11, TP.HCM - cho biết.

Tiến sĩ Doãn Hữu Tuệ, chuyên gia tài chính ngân hàng kể, ông từng ghé vào cây ATM ở đường Hồ Tùng Mậu [Q.1, TP.HCM] rút tiền và chuyển tiền. Giữa trưa nóng nực, nhiều người vẫn phải rồng rắn xếp hàng, mỗi lượt khách vào giao dịch mất hết 10 phút. Đây không phải do khách rút nhiều lần mà do máy ATM quá cũ, xuống cấp khiến các thao tác tốn nhiều thời gian.

Có đợt đi công tác tại quận 12, vào một quán ăn tương đối sang trọng, ông quẹt thẻ, bị trừ tiền hai lần nhưng không ra hóa đơn. Lúc đó, ông không đem tiền mặt, tìm trên mạng xem có cây ATM gần đó không, nhưng không thấy, đành phải để đối tác của mình trả tiền ăn, khiến ông rất ngại. 

“Thay vì khuyến khích khách hàng dùng thẻ để tăng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng đang khiến khách hàng ngại dùng thẻ bởi hệ thống ATM, hệ thống máy POS còn quá tệ; mạng lưới đặt máy quẹt thẻ, ATM hiện cũng không đồng đều, chỉ tập trung tại khu vực trung tâm thành phố mà bỏ quên vùng ven, ngoại ô” - tiến sĩ Doãn Hữu Tuệ nhận xét. 

Thanh Hoa

Video liên quan

Chủ Đề