Sau mổ bao lâu được ăn rau muống

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sau sinh mổ, cơ thể sản phụ rất yếu, cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để mau chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không phải món ăn nào sản phụ sinh mổ cũng có thể ăn được. Nhiều món ăn có thể gây kích ứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, ruột của sản phụ bị kích ứng, khả năng tiêu hóa kém do hoạt động của ruột và dạ dày giảm. Vì thế, nếu ăn nhiều thức ăn, ăn các loại thức ăn khó tiêu sẽ khiến sản phụ bị đầy bụng, táo bón, gây khó khăn cho việc hồi phục sức khỏe.

Để quá trình phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng, sản phụ cần hạn chế những món ăn dưới đây:

  • Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay... Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.
  • Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng...
  • Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn

Sản phụ sinh mổ kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu...
  • Các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt...
  • Các loại đồ ăn, thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia...
  • Các thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống...
  • Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể
  • Một số sản phụ bị di chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối

Khoảng 6 giờ đầu sau khi sinh mổ, sản phụ chỉ nên uống nước lọc. Khi sản phụ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng và tăng dần độ đặc của cháo.

Sau khi sinh mổ khoảng 3 - 4 ngày, sản phụ có thể ăn cơm. Chú ý, không ăn quá nhiều, không ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Nên uống thật nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để tránh bị táo bón.

Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh nói chung và sau sinh mổ nói riêng rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Nên cho sản phụ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như: trứng gà, thịt lợn, canh xương hầm, canh gà... Tăng cường các loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.

1 - 2 ngày sau sinh mổ, sản phụ nên ăn cháo loãng để tránh bị đầy bụng, khó tiêu

Một bữa ăn phải bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm protein, chất béo, tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng, nước. Nên thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày để sản phụ không bị chán. Có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn/ngày.

Một số món ăn tốt cho sản phụ sau sinh mổ như:

  • Đường đỏ: đường đỏ có tính ôn, ích khí, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, lợi sữa. Sản phụ có thể kết hợp đường đỏ tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn, vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng, rất tốt cho việc hồi phục sức khỏe, điều trị cao huyết áp và bị lạnh sau sinh.
  • Cá chép: cá chép không những có lợi cho phụ nữ có thai mà phụ nữ sau sinh cũng nên ăn cá chép mỗi tuần. Cá chép có chứa nhiều protid giúp thúc đẩy tử cung co bóp, đẩy máu dư ra ngoài, rút ngắn thời gian ra sản dịch.
  • Trứng gà: trứng gà là loại thực phẩm phổ biến, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Trứng gà chứa nhiều protein cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra, trứng gà còn chứa nhiều chất giúp vết thương mau lành, tăng tiết sữa cho sản phụ. Chú ý, không ăn quá nhiều trứng gà trong một bữa, có thể dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.
  • Hoa quả: hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bổ sung các loại vitamin thiếu hụt trong cơ thể sản phụ. Nên ăn các loại hoa quả có vị ngọt, tính mát như: chuối, quýt, bưởi ngọt, nho, táo, lê...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh

XEM THÊM:

Rau muống là món ăn thân thuộc và được hầu hết các gia đình Việt ưa thích. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống? Tại sao chị em lại phải kiêng loại thực phẩm này? NgonZ mời bạn tham khảo những thông tin sau.

Theo Y học Cổ truyền, thành phần dinh dưỡng có trong rau muống bao gồm 90% là nước. Còn lại là chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E. Chất béo và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người như sắt, kẽm, magie.

Có thể nói rau muống là loại rau tốt cho sức khỏe của chúng ta mà giá thành lại vô cùng rẻ.

Sau sinh bao lâu được ăn rau muống là thắc mắc của rất nhiều các mẹ

Do đó, đây cũng chính là lý do mà hầu hết các gia đình Việt Nam đều yêu thích món ăn được chế biến từ rau muống.

Có thể kể đến một vài lợi ích của rau muống đối với sức khỏe cũng như trị được một số căn bệnh của con người như sau:

Vì rau muống chứa nhiều nước và thành phần có khả năng chống lại sự oxi hóa. Góp phần gia tăng sự chống chịu của làn da con người dưới ánh mặt trời hoặc trong thời tiết nóng bức. Giúp da được giảm thiểu nếp nhăn và hạn chế nổi mụn.

Vì rau muống rất giàu chất xơ nên có công dụng nhuận tràng. Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Do đó, nếu ăn rau muống thường xuyên thì nó sẽ giúp chúng ta không bị táo bón hoặc khó tiêu.

Sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống là thắc mắc của nhiều chị em

Vì rau muống giàu chất sắt nên rất có lợi cho những người bị bệnh thiếu máu hoặc có nhu cầu cao về chất sắt trong ăn uống.

Thành phần folate có trong rau muống sẽ giúp chuyển đổi một loại hóa chất nguy hiểm là homocysteine. Chất này khi ở mức độ cao trong cơ thể con người có thể dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, khoáng chất magie có trong rau muống cũng có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

Rau muống có hàm lượng carotenoid, vitamin A và lutein cao. Đây là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khoẻ của mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione – Loại chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

NgonZ đã tổng hợp rất nhiều thông tin hữu ích khác về chủ đề bà bầu, xin mời các bạn tham khảo để có những kiến thức thật hữu ích nhé.

Sinh thường bao lâu thì ăn được rau muống, sinh mổ bao lâu được ăn rau muống? Đây là 2 câu hỏi được rất nhiều các mẹ quan tâm.

Mặc dù rau muống là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau gây ra sự hình thành sẹo lồi cho những người đang có vết thương khi ăn nó vào cơ thể.

Nguyên nhân đó là vì rau muống khi đi vào cơ thể chúng ta sẽ kích thích tăng sinh các sợi collagen. Nhưng các sợi này lại sắp xếp một cách rất lộn xộn.

Vì vậy, nếu khi đang có vết thương mà bạn ăn rau muống thì ở chỗ vết thương ấy, các sợi collagen sẽ hình thành theo thời gian. Tạo thành các mô cứng, từ đó hình thành sẹo lồi.

Chính vì thế, các mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ thì hoàn toàn không nên ăn rau muống để tránh việc vết thương biến thành sẹo lồi và gây ngứa ngáy.

Rau muống có thể khiến vết mổ của mẹ sau sinh biến thành sẹo lồi. Ảnh: Internet

Đối với mẹ sinh thường:
Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ sau sinh nên kiêng ăn rau muống ít nhất là 3 tháng. Nguyên nhân là vì các bà các mẹ ngày xưa cho rằng rau muống là thực phẩm khiến phụ nữ sau sinh khó khép cổ tử cung để trở về trạng thái như thuở chưa mang thai.

Cho nên cần phải kiêng rau muống sau sinh để cổ tử cung của mẹ được khép lại bình thường.

Đối với mẹ sinh mổ:
Để đảm bảo an toàn cho vết thương ở bụng, các mẹ sinh mổ cần kiêng ăn rau muống cho đến khi vết thương lành hẳn nhé.

Các mẹ nên kiêng ăn rau muống để tránh ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh

Bà mẹ trẻ Hồng Linh [Hà Nội] chia sẻ trên một diễn đàn mạng: “Chào các mẹ. Mình vốn là đứa chả bao giờ tin vào mấy cái kiêng cữ của các cụ đối với bà đẻ. Thế nhưng mình phải công nhận điều này: Đẻ xong mà ăn rau muống sẹo lồi thôi rồi luôn.

Mẹ nào mát da mát thịt lắm thì may chăng ko bị. Chả là mình mổ đẻ lần 1 cách đây 6 năm. Đẻ xong nghe mẹ chồng động viên: Cứ ăn rau muống đi, sẹo chỗ đó ko ai chê đâu mà sợ. Thế là ăn. Ôi trời ơi, sau đó và nhiều năm sau sẹo lồi bằng cái đầu đũa, đỏ ửng lên, ngứa điên cuồng.

Đi làm chả nhẽ suốt ngày gãi. Tối về bắt ông chồng gãi đến phát sợ, gãi chảy cả máu mà vẫn ngứa. Lại còn đổ tại BS khâu ẩu.

Đến lần thứ 2 mổ đẻ cách đây 3 năm. Lần này ko ở cùng mẹ chồng, mình kiêng rau muống. Năm đầu sau đẻ thấy hơi ngứa, sẹo hơi lồi 1 chút. Năm tiếp theo, ăn rau muống rất hạn chế. Mỗi lần ăn vào là thấy ngứa vết sẹo.

Năm thứ 3 kiêng hẳn luôn. Họa hoằn thèm lắm thì ăn 1 gắp rau nhỏ. Đến giờ 1/2 chiều dài vết sẹo đã lặn và không có màu. 1/2 còn lại hơi lồi 1 tí nhưng màu nhạt đi nhiều. Không còn bị cơn ngứa hành hạ mỗi ngày nữa.

Tự thấy hoan hỉ vì cái kinh nghiệm hữu ích này đối với bản thân nên lên đây chia sẻ với các mẹ đẻ mổ. Nhất là các mẹ có cơ địa sẹo lồi như mình.”

Đọc xong bài viết trên, chắc hẳn chị em đã có câu trả lời vì sao phải kiêng rau muống và sau sinh bao lâu thì được ăn rau muống rồi đúng không nào? Để sớm lành vết thương, dù sinh thường hay sinh mổ, chị em hãy nói lời ”tạm biệt” với rau muống trong một khoảng thời gian nhé!

Video liên quan

Chủ Đề