Sinh học di truyền Cao đẳng Điều dưỡng

Sinh học và Di truyền

Loại tài liệuMô tả tài liệuNgày tạoSố lần xem
Bộ môn Y cơ sở I
Hệ Cao đẳng Điều dưỡng
2015-06-09 08:28:14
1439
File tài liệu:Sinh học và Di truyền.doc[55296kb]

Tiêu đề tài liệu: Sinh học và di truyền
Phiên bản: In lần thứ 1
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thể loại: Chuyên ngành
Nhà xuất bản: Y học
Thời gian phát hành: 2019
Định dạng: Sách
Số trang: 377
Nguồn tài liệu: Kho lưu trữ
Giá bìa: 140.000 vnđ

Sinh học và di truyền được biên soạn dành cho sinh viên các ngành điều dưỡng – kỹ thuật y học, phục hình răng, y tế công cộng, y học dự phòng và y học cổ truyền.

Phần sinh học gồm: sinh học tế bào, sinh học phát triển phôi động vật, tế bào gốc và sự ảnh hưởng của môi trường đến con người.

Phần di truyền bao gồm: di truyền phân tử, di truyền tế bào, di truyền nhóm máu và một số phương pháp di truyền người. Bên cạnh đó, sách còn trình bày nguyên nhân, cơ chế phát sinh một số bệnh ở người liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen.

MỤC LỤCNội dungTrangCHƯƠNG 1: SINH HỌC TẾ BÀO ........................................................................................ 1BÀI 1: CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO................................................................. 1BÀI 2: SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO ...................................... 31BÀI 3: SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO ..................................................................................... 37CHƯƠNG 2: SINH HỌC PHÂN TỬ ................................................................................... 44BÀI 1: CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN PHÂN TỬ ............................................. 45BÀI 2: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN .................................................................. 57CHƯƠNG 3: DI TRUYỀN HỌC ......................................................................................... 63BÀI 1:NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỆNH HỌC NST NGƯỜI ............................................... 63BÀI 2: DI TRUYỀN ĐƠN GEN, ĐA GEN VÀ ĐA NHÂN TỐ ........................................ 76BÀI 3: DI TRUYỀN CÁC BỆNH PHÂN TỬ Ở NGƯỜI…………………………………….90BÀI 4: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ ............................................................................ 93BÀI 5:CÁC KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC.... 100CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH ............................................................................................... 107BÀI 1: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC ................ 107BÀI 2: QUAN SÁT HÌNH DẠNG VÀ CẤU TRÚC TẾ BÀO ......................................... 111BÀI 3: SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT HÒA TAN QUA MÀNG TẾ BÀO ..... 113BÀI 4: QUAN SÁT NHIỄM SẮC THỂ................................................................... 115BÀI 5:TÁCH CHIẾT ADN .............................................................................................. 117BÀI 6:BÀI TẬP................................................................................................................. 119TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 122Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]CHƯƠNG 1SINH HỌC TẾ BÀOBÀI 1CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:-Phân biệt tế bào tiền nhân và tế bào nhân thực.Xác định cấu trúc và chức năng của các thành phần trong tế bào.1.Tế bào tiền nhân [Prokaryota]Trong tế bào tiền nhân không có màng nhân và cũng không có các cấu trúc có màngkhác như mạng nội chất, hệ Golgi, tiêu thể, peroxisom và ty thể [các chức năng của ty thểđược thực hiện ở mặt trong màng của tế bào vi khuẩn] [hình 1.1]. Ở các vi khuẩn quang tổnghợp, có những phiến hay túi có chứa diệp lục tố mà không phải là các lạp có màng bao riêngbiệt. Hiện nay, với kính hiển vi điện tử người ta biết rằng mỗi tế bào tiền nhân có một phân tửADN to, mặc dù nó không liên kết chặt chẽ với prôtêin như ADN ở tế bào nhân thật, nó vẫnđược xem là nhiễm sắc thể.Hình 1.1. Cấu tạo một tế bào vi khuẩnTế bào vi khuẩn thường có các ADN nhỏ, độc lập được gọi là plasmid. Nhiễm sắc thểcủa tế bào tiền nhân và plasmid có kiến trúc vòng kín. Nhiễm sắc thể của tế bào tiền nhân cómang các gen kiểm soát các đặc điểm di truyền của tế bào và các hoạt động thông thường củanó. Sự tổng hợp prôtêin được thực hiện trên thể ribô, một bào quan quan trọng trong tế bàochất ở cả tế bào tiền nhân và nhân thật. Một số tế bào vi khuẩn có tơ mà quen gọi là roi [chiênmao]. Những roi này không có vi ống và cấu trúc cũng như sự cử động hoàn toàn khác roicủa tế bào nhân thật. Roi của vi khuẩn chỉ được cấu tạo bởi một loại protein có tên là flagellinxếp theo đường xoắn. Sự cử động của vi khuẩn là do sự quay tròn của các sợi protein này vàđẩy tế bào đi tới, sự đổi hướng di chuyển là nhờ sự đảo ngược chiều quay một cách tạm thờiTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]1của các sợi protein của roi [hình 1.2].Vách tế bào của hầu hết vi khuẩn được cấu tạo bởi murein gồm một đường đa liên kếtvới các nhánh acidamin. Do phản ứng nhuộm màu violet [tím] mà phân biệt được 2 loại vikhuẩn: Gram dương hấp thụ và giữ lại màu; Gram âm không nhuộm màu. Vách tế bào củacác vi khuẩn Gram dương như Streptococcus rất dày với peptidoglucan. Vách của tế bàoGram âm như Escherichia coli gồm 3 lớp: màng tế bào trong cùng, peptidoglucan và lớp dàyngoài cùng với lipoprotein và lipopolysaccharid tạo phức hợp lipid polysaccharid.Dưới vách tế bào là màng sinh chất bao bọc tế bào chất. Mesosome là cấu trúc do màngtế bào xếp thành nhiều nếp nhăn cuộn lõm sâu vào khối tế bào chất. Có lẽ đây là nơi gắnADN vào màng. Trong nguyên sinh chất có vùng tương tự nhân gọi là nucleoid. Bộ genchứa một phân tử ADN lớn, vòng tròn, trơn [nghĩa là không gắn thêm protein]. Sợi ADN củatế bào prokaryota cũng mang bộ gen xếp theo đường thẳng, các gen này xác định các đặctính di truyền của tế bào và các hoạt tính thông thường nên cũng được gọi là nhiễm sắc thểcủa tế bào prokaryota.Các riboxom nằm rải rác trong tế bào chất chúng sẽ gắn lên mARN để tổng hợpprotein. Phần lớn vi khuẩn quang hợp chứa Chlorophyl gắn với màng hay các phiến mỏng[lamellae]. Một số vi khuẩn có các cấu trúc lông nhỏ gọi là tiêm mao [flagella] dùng để bơi.Phần lớn vi khuẩn ở dạng đơn bào, một vài loài có dạng tập đoàn đặc trưng cho từngloài. Sinh sản của vi khuẩn chủ yếu là sinh sản vô tính [phân đôi], sinh sản hữu tính [tiếp hợp]gặp ở một số ít loài.2. Tế bào nhân thật [Eukaryota]Tế bào được một màng bao bọc gọi là màng tế bào, bên trong màng là chất nguyên sinhTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]2[protoplasm], gồm tế bào chất [cytoplasm], nhân và các bào quan [organelle]. Cấu trúc tế bàocủa cơ thể động vật và thực vật có khác nhau [hình 1.3].Hình 1.3. Cấu tạo tế bào thực vật [A] và tế bào động vật [B]A. 1. Lục lạp, 2. Sợi liên bào, 3. Thể lyso, 4. Màng nhân, 5. Lưới nội chất hạt, 6. tế bào chất, 7.Lưới nội chất trơn, 8. Hạch nhân, 9. Nhân, 10. Bộ máy Golgi, 11. Thể ribô, 12. Ty thể, 13. Không bào,14. Màng tế bào, 15. Vách tế bào.B. 1. Vi tơ, 2. Màng tế bào, 3. Trung thể, 4. Thể lyso, 5. Thể ribô, 6. Ty thể, 7. Lưới nội chấthạt, 8. Tế bào chất, 9. Nhân. 10. Hạch nhân, 11. Màng nhân, 12. Lưới nội chất trơn, 13. Xương tế bàochất, 14. Bộ máy Golgi.2.1. Màng tế bào2.1.1 Cấu trúc màng tế bàoMàng tế bào và hệ thống màng nội bào [màng lưới nội chất, màng hệ Golgi, màng tythể, màng lạp thể, màng nhân,…] đều có bản chất là màng sinh chất.2.1.1.1. Thành phần hóa học của màngThành phần cấu tạo chính của màng tế bào là lipid và protein, carbohydrat có mặt vớimột tỉ lệ rất ít.*Lipid trong màng tế bào gồm phospholipid và cholesterolPhospholipid : màng tế bào được cấu tạo bởi phần lớn là phospholipid. Khung củaphospholipid là phân tử 3 cacbon-glycerol, có hai mạch axit béo gắn vào khung ở 2 cacbonchúng không phân cực [không tạo liên kết hiđrô với nước], gắn vào vị trí thứ 3 là rượu hữucơ phân cực mạnh [hình 1.4]. Do rượu được gắn bằng nhóm phosphate nên gọi là phân tửphospholipids. Một đầu của phân tử phospholipids không phân cực trong khi đầu kia phâncực mạnh.Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]3axit béoaxit béophotphoryl hoá alcoholVùng phân cực[ưa nước]nước]Vùng không phân cực[kỵ nước]Hình1.4: Cấu trúc phospholipida.Một phospholipid trong phức chấtb.Cấu trúc của vùng phân cực và vùng không phân cựcĐầu ưanướcĐầu kỵnướcĐầu ưanướcHình 1.5. Cấu tạo lớp phospholipid kép trên màng tế bàoKhi cho một nhóm các phân tử phospholipid vào nước thì các đuôi dài không phâncực của phân tử phospholipid bị phân tử nước bao quanh chúng đẩy ra, đồng thời các phân tửTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]4nước luồn lách, tìm kiếm các phân tử khác để tạo các kiên kết H. Phân tử nước luôn cókhuynh hướng hình thành cực đại số liên kết H, trong khi đó các mạch dài không phân cực[không thể tạo các liên kết H] cản trở lối đi của phân tử nước. Muốn thắng thế, các phân tửnước đẩy các đuôi dài không phân cực của các phân tử lipid lại với nhau, mở ra lối đi đến đầuphân cực của phospholipid và chúng kết hợp để tạo ra các liên kết H mạnh. Kết quả là mỗiphân tử phospholipid định hướng sao cho đầu phân cực quay vào nước, còn đuôi không phâncực quay ra khỏi nước, hình thành nên hai lớp có đầu hướng vào nhau không tiếp xúc vớinước gọi là lớp kép lipid [hình1.5].Cholesterol có tác dụng ngăn cách hai phân tử phospholipid, nếu không các đuôiphospholipid sẽ dính vào nhau gây tình trạng bất động, hậu quả là sẽ làm cho màng ít linhđộng và trở nên cứng rắn [hình 1.6]. Hàm lượng cholesterol thay đổi rất lớn theo loại tế bào,màng của nhiều loại tế bào chứa số phân tử cholesterol gần như bằng số phân tửphospholipid, trong khi một số loại màng khác gần như hoàn toàn không có cholesterol.Hình 1.6. Cấu trúc phospholipid vàcholesterol trên màng tế bào* Protein trong màng tế bàoTrung bình protein chiếm 50% trọng lượng các phân tử cấu tạo màng. Do phân tử lipidnhỏ hơn phân tử protein nên nếu protein chiếm 50% trọng lượng thì số phân tử lipid nhiềugấp 50 lần số phân tử protein. Tuy nhiên, protein ở màng myelin của tế bào thần kinh chỉchiếm khoảng 25% hay có thể lên đến 75% ở màng trong của ty thể và lục lạp. Trong màng tếbào có chứa hai loại protein, được phân biệt tùy theo cách sắp xếp của chúng trong màng.Protein ngoại vi : Protein gắn vào đầu phân cực của phân tử phospholipid, do đó có thểthay đổi vị trí và có thể bị lấy mất đi do một tác nhân nào đó [như các chất có chứa nhiềumuối]. Chiều dày của màng tùy thuộc sự hiện diện vào các protein này, màng sinh chất dàynhất 9nm, màng của mạng nội chất mỏng nhất 6nm. Ngoài ra, sự có mặt của các proteinngoại vi này làm cho cấu trúc màng có tính bất xứng.Protein hội nhập: có thể có vài kiểu sắp xếp, protein có thể chỉ tương tác với vùng kỵnước của các phospholipid, một số protein hội nhập có thể xuyên qua màng được gọi làprotein xuyên màng. Trong cách sắp xếp, protein với các acid amin ưa nước được đưa rangoài, nơi có thể tiếp xúc với nước [đầu phân cực hay acid amin có gốc R có điện tíchdương], ngược lại những acid amin kỵ nước [không phân cực] được chôn trong màng đôiTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]5lipid [hình 1.7]. Vị trí của những acid amin ưa nước và kỵ nước của protein sẽ giúp choprotein hội nhập một phần vào màng hay xuyên màng. Protein hội nhập chỉ được tách ra khilàm vỡ màng và sau đó xử lý bằng các chất tẩy.12Hình 1.7. Protein ngoại vi [1]; protein hội nhập [2]* CarbohydratCác carbohydrat thường gắn vào các protein ngoại vi tạo ra glycoprotein hay gắn vàocác phân tử phospholipid màng tạo ra glycolipid và thường chỉ chiếm 2 - 10% thành phần cấutạo. Carbohydrat không có trên màng ở phía tế bào chất, các phân tử carbohydrat này tạo raglycocalyx, lớp vỏ bao ngoài tế bào [cell coat]. Carbohydrat hiện diện ở bên trong của cácbào quan trong tế bào [ở trong lumen].2.1.1.2. Mô hình cấu trúc dòng khảm của màngKhoảng 1930 J. F. Danielli và H. Davson, đưa ra mô hình cấu trúc màng gồm màng vớihai lớp phospholipid với đầu ưa nước [phân cực] đưa ra hai bề mặt của màng và các đuôi kỵnước [không phân cực] chôn bên trong tránh nước. Cấu trúc dựa trên sự tương tác giữa tínhkỵ nước và ưa nước làm cho màng rất bền vững và đàn hồi. Cấu trúc này tương tự như khitrộn các phân tử phospholipid với nước, các phân tử phospholipid sẽ sắp xếp lại tạo ra cáckhối rỗng giống như thể lipo gồm hai lớp phospholipid. Mặc dù mô hình trên giải thích đượctính bền vững, linh động của màng và đặc biệt là cho các chất lipid đi qua lại màng một cáchdễ dàng nhưng mô hình trên không giải thích được tính thấm chọn lọc của màng đối với mộtsố ion và một số hợp chất hữu cơ. Sau đó hai ông đề nghị thêm là cả hai mặt của màng đượcbao bọc bởi protein, mang điện tích, các phân tử protein viền quanh các lỗ, giúp cho nhữngphân tử nhỏ và một số ion xuyên qua được. Nhiều bằng chứng cho thấy mô hình này hiện naykhông còn đúng nữa.Vào năm 1972 S. J. Singer và G. L. Nicolson đưa ra mô hình dòng khảm, một giảthuyết hiện nay được mọi nơi chấp nhận. Mô hình này là sự hợp nhất của mô hình màng củaDanielli - Davson. Tuy nhiên, trong mô hình dòng khảm sự sắp xếp của protein rất khác biệt.Thay vì protein phủ hai bên màng, có những phân tử protein chuyên biệt gắn vào màng, đảmnhận các chức năng đặc biệt. Hai lớp lipid trong đó phần lớn là phospholipid tạo ra phầnchính liên tục của màng, ở màng của sinh vật bậc cao có thêm cholesterol. Protein với nhiềukiểu sắp xếp khác nhau: một số được gọi là protein ngoại vi nằm trên bề mặt của màng, nốivới các lipid bằng cầu nối cộng hóa trị, một số khác được gọi là protein hội nhập, gắn mộtphần hay toàn phần vào màng lipid, một số khác xuyên màng [hình 1.8].Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]6Tính linh động của màng là do các phân tử lipid có thể di chuyển qua lại, tính khảm đểchỉ sự sắp xếp của các phân tử protein trên màng hay xuyên màng.Dịch tiết ngoại bàoProtein vận chuyển qua àngProtein hình cầuHình 1.8. Mô hình cấu trúc dòng khảm của màng tế bào theo Singer và Nicolson2.1.1.3. Kênh trên màng tế bàoNhư đã biết, màng tế bào do chính phospholipid của tế bào tạo ra. Màng tuy linh độngnhưng là màng chắn hiệu quả giữa bên trong và bên ngoài tế bào. Thành phần lipid trongmàng rất cao, điều đó giải thích được tại sao những phân tử hòa tan trong lipid có thể khuếchtán vào ra dễ dàng, nhưng đối với một số chất không hòa tan trong lipid phải tùy thuộc vàocác protein trên màng đôi lipid. Nhờ vào các protein trên màng một số chất có thể đi quamàng một cách dễ dàng ngược lại với gradient nồng độ của nó.Màng có tính chọn lọc rất cao. Tính chọn lọc này trên từng phần của tế bào là do cáctác nhân tải [hay chất vận chuyển] là những protein hoạt động như enzyme. Bây giờ người tabiết được những yếu tố vận chuyển, kiểm soát sự qua lại của các phân tử qua màng là nhữngkênh và những bơm chuyên biệt. Mỗi loại kênh hay bơm tùy thuộc vào protein màng cho mộtsố chất đặc biệt xuyên qua nên được gọi chung là permeaz.* Kênh khuếch tánLà kiểu kênh đơn giản nhất trong sự vận chuyển thụ động nhờ tính thấm đặc biệt caocủa màng tế bào: chúng cho một số chất đặc biệt đi qua từ nơi có nồng độ cao đến nơi cónồng độ thấp hơn. Thí dụ kênh protein này cho ion K+, được tích lũy trong hầu hết tế bào vàcó điện tích nên không thể hòa tan trong màng phospholipid, nhưng kênh đặc biệt dành choion K+ cho phép chúng đi qua một cách từ từ với nồng độ kiểm soát được. Nếu không có sựđi ra này nồng độ ion K+ bên trong tế bào sẽ trở nên rất cao làm ảnh hưởng đến các chức năngcủa tế bào [hình 1.9].Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]7Hình 1.9. Kênh khuếch tán* Kênh ion phối hợpLà kiểu kênh phức tạp hơn cho hai chất qua cùng chiều. Thí dụ, ion Na+ bên ngoài tếbào cao hơn 11 lần nên Na+ phải có glucose đi kèm mới xuyên qua kênh thích hợp trên màngđể vào được bên trong tế bào. Cả hai phải gắn vào phía ngoài kênh trước khi kênh được mởra. Khi ion Na+ gắn vào kênh, có thể gây ra một cảm ứng gì đó làm cho glucose cũng gắnđược vào kênh. Sự gắn glucose có thể gây ra một hậu quả khác, có thể làm đóng kênh ở phíangoài màng và mở kênh ra ở phía trong màng. Sự thay đổi này, có thể làm cho kênh mất áilực đối với glucose và giải phóng glucose cũng như ion Na+ vào bên trong tế bào. Mất ionNa+ và glucose làm kênh mở lại ở phía ngoài màng [hình 1.10].Na+GNaGNa+Hình 1.10. Kênh ion phối hợpG* Kênh có cổngMột kiểu kiểm soát sự di chuyển vật chất qua màng là nhờ một cổng ngang qua kênh.Khi một phân tử tín hiệu, một hormone hay một chất truyền tải mang thông tin từ một tế bàothần kinh này sang một tế bào thần kinh khác, gắn vào một thụ thể [receptor] là một proteinxuyên màng, lúc đó có sự thay đổi cấu trúc. Sự thay đổi này làm cho cổng mở ra và tín hiệuthứ hai, thường là một ion như ion Na+ hay Ca++, có thể đi qua mang thông tin vào trong tếbào [hình 1.11]Phân tử tín hiệuNa+Na+Na+ĐóngNa+MởNa+Na+Hình 1.11. Kênh có cổngTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]8* Kênh tải cơ độngMột kiểu permeaz khác hoạt động như một chất tải cơ động, tải từng phân tử một. Chưacó một thí dụ chắc chắn nào về kiểu permeaz này. Nhưng valinomycin hoạt động y như mộtchất tải cơ động. Valinomycin là một đa phân dạng vòng với đầu kỵ nước ở ngoài và đầuphân cực ở trong, với 6 nguyên tử oxy xếp thành hàng có thể giữ một ion K+.Phức hợp hoạt động như một quả lắc qua lại mang ion K+ ở cả hai hướng. Sự vậnchuyển ion K+ dựa trên khuynh độ hóa điện: Valinomycin thường lấy ion K+ trong tế bào vàphóng thích ra ngoài một cách đơn giản, vì ion này trong tế bào nhiều hơn ở ngoài.Valinomycin không phải là một protein, vì một đơn vị trong chuỗi peptid của nó không phảilà acid amin. Ðây là một chất kháng sinh do một số vi khuẩn tiết ra để gây độc cho những visinh vật xung quanh bằng cách làm thay đổi tính thấm chọn lọc của màng tế bào của các vikhuẩn này. Có một vài bằng chứng chứng tỏ có chất tải cơ động trên một màng bình thường,nhưng hiện nay vấn đề vẫn còn nhiều nghi vấn, thay đổi tính thấm chọn lọc của màng tế bàocủa các vi khuẩn này. Có một vài bằng chứng chứng tỏ có chất tải cơ động trên một màngbình thường như các protein tải hoạt động trong các quá trình quang hợp và hô hấp của tế bào[hình 1.12].K+K+K+K+K+Hình 1.12. Kênh tải cơ động2.1.1.4. Bơm Na - KMột kiểu permeaz khác được gọi là bơm, sử dụng năng lượng của tế bào để đưa cácchất đi ngược gradient nồng độ.Trong kiểu vận chuyển này, bơm sử dụng năng lượng từ trong tế bào và giúp vậnchuyển các chất ngược chiều gradient của nó. Trong trường hợp này, ba ion Na+ được đổi vớihai ion K+, cả hai loại ion này đều có nồng độ cao nơi chúng sẽ được chuyển đến.Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]9Trong mô hình: Hai ion K+ được giải phóng trong chu kỳ trước đó tiếp theo là sự gắnvào của ba ion Na+ và nguồn năng lượng ATP từ trong tế bào. Hậu quả cấu trúc protein kênhthay đổi, mở phía ngoài, giảm ái lực đối với ion Na+ và giải phóng ion Na+; đồng thời giatăng ái lực đối với K+. Sự gắn của ion K+ làm kênh mở ra ở phía trong, gia tăng ái lực đối vớiion Na+ và giảm ái lực đối với ion K+ và chu trình bắt đầu trở lại. Kết quả là đưa điện tíchdương ra phía ngoài màng và bên trong màng trở nên âm với bên ngoài. Ðiện thế và thẩmthấu sinh ra bởi bơm Na - K sau cùng có thể phối hợp để vận chuyển glucose.Giải thích như sau: Kênh protein được biết như là một bơm Na [vận chuyển ion Na+] vàbơm K [vận chuyển ion K+] qua màng tế bào. Mỗi một lần bơm có 3 ion Na+ chuyển ra khỏitế bào thì có 2 ion K+ chuyển vào tế bào. Năng lượng cung cấp cho quá trình bơm là ATP.Quá trình này gồm 6 bước: 1] Protein màng gắn ion Na+ trong tế bào; 2] ATP phosphoryl hoáprotein với ion Na+ ; 3] Phosphoryl hoá hoàn thành và giải phóng ion Na+; 4] Ion K+ ngoàimàng tế bào gắn vào vị trí; 5] Sự gắn do quá trình phản phosphoryl protein; 6] Phảnphosphoryl hoá kết thúc và giải phóng ion K+ vào trong màng tế bào [hình 1.13].aaab1b42b536Hình 1.13. Bơm Na - K [a. ngoài màng tế bào; b. trong màng tế bào]2.1.2. Chức năng chung của màng tế bàoBao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường.Là hàng rào cho phép nước và vật chất qua lại màng theo hai cơ chế thụ động và chủ động.Truyền đạt thông tin bằng các tín hiệu hóa học và vật lý học.Xử lý thông tin: nhận diện tế bào quen, lạ, kẻ thù, kích thích hoặc ức chế tiếp xúc giữacác tế bào, tế bào với cơ chất.Làm giá thể cho các enzym xúc tác các phản ứng sinh học các loại trên màng.Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]10Cố định các chất độc, dược liệu, virut, đề kháng bằng các cấu trúc trên màng.2.2. Tế bào chấtTế bào chất là tất cả các phần thuộc tế bào, được giới hạn phía trong bởi màng nhân, ởphía bên ngoài bởi màng tế bào. Tế bào chất gồm các thành phần: bào quan, dịch tế bào chấtvà khung xương tế bào.2.2.1.Các bào quan2.2.1.1. Mạng nội chất [Endoplasmic Reticulum: ER]Được phát hiện vào năm 1945 nhờ kính hiển vi tương phản pha [phase-contrastmicroscope], ở tất cả tế bào nhân thật. Kính hiển vi điện tử cho thấy mạng nội chất nối liềnvới màng ngoài của nhân ở một số vị trí. Mạng nội chất giống như một hệ thống ống và túi,tròn hay dẹp, thông thương với nhau và có màng bao quanh [cisternae]. Khoảng giữa haimàng của túi, ống được gọi là khoang [lumen]. Ở hầu hết tế bào, mặt ngoài của mạng nội chấtcó các thể ribô gắn vào, khi đó nó được gọi là mạng nội chất hạt [RER], nơi không có các thểribô được gọi là mạng nội chất trơn [SER] [hình 1.14].Hình 1.14. mạng nội chất của tế bào động vậtA. Tế bào động vật; B. Lưới nội chất nhìn tổng quát; C. cấu tạo chi tiếtKhoang [lumen] của mạng nội chất liên hệ trực tiếp với vùng ngoại vi của màng nhân.Do đó, những kênh trên mạng nội chất có thể là con đường để vận chuyển vật chất giữa nhânvà những phần khác của tế bào chất, tạo ra một hệ thống thông tin giữa nhân là trung tâmđiều khiển và phần còn lại của tế bào. Hầu hết protein liên kết với màng hay được vận chuyểnbởi mạng nội chất được tổng hợp bởi thể ribô của mạng nội chất hạt. Protein tổng hợp từ cácthể ribô tự do trong tế bào chất sẽ thực hiện chức năng trong dịch tế bào chất. Ngoài nhiệmvụ là đường vận chuyển bên trong tế bào, màng của mạng nội chất là nơi chứa các protein vàcác protein này có cả hai chức năng, vừa là thành phần cấu trúc vừa là enzyme xúc tác cácphản ứng hóa học. Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ít nhất là một số protein cấutạo mạng nội chất hoạt động như enzyme; một số của những enzyme này được gắn thêm mộtđường đa mạch ngắn. Đường này có nhiệm vụ như một cái nhãn đưa thư [mailing label] đểTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]11đưa protein đến đúng nơi[hình 1.15].nhận trong tế bàoHình 1.15. Sự gắn nhãn trên mạng nội chấtTrong hình 1.15 một chuỗi gồm 14 phân tử đường gắn vào phân tử protein trên mạngnội chất hạt có chức năng như một cái nhãn, protein nào không có nhãn thì sẽ ở lại mạng nộichất.Mạng nội chất còn có nhiệm vụ như một xưởng chế tạo, các enzyme của chúng xúctác sự tổng hợp các phospholipid và cholesterol được dùng để tạo ra màng mới hay cácprotein màng được tổng hợp bởi thể ribô trên mạng nội chất là thành phần của màng lipidmới.Vùng trơn đặc biệt gia tăng ở các tế bào có nhiệm vụ tổng hợp lipid. Ở tinh hoàn, lướinội chất trơn tổng hợp hormone steroid từ cholesterol. Ở tế bào gan của động vật có xươngsống, protein màng của vùng trơn có vai trò quyết định trong sự thải chất độc dược phẩm nhưthuốc giảm đau, thuốc kích thích [camphetamin, morphin và codein]. Ngoài ra lưới nội chấttrơn ở tế bào cơ có một chức năng đặc biệt liên quan tới sự co duỗi cơ. Màng của cơ cóprotein enzyme có tên là Ca++ ATPase, còn gọi là cái bơm Ca++. Khi bơm này bơm Ca++ vàolưới nội chất trơn thì cơ duỗi ngược lại khi bơm bơm Ca++ vào tế bào chất thì cơ co.2.2.1.2. Hệ GolgiCamillo Golgi là người đầu tiên mô tả vào năm 1898, hệ Golgi gồm một hệ thống túidẹp có màng bao và xếp gần như song song nhau. Mặt phía gần nhân được gọi là mặt cis,phía đối diện là mặt trans. Các túi chuyên chở chứa bên trong lipid và protein mới được tổnghợp, được tách ra từ màng của mạng nội chất hòa vào các túi dẹp của hệ Golgi ở mặt cis. Cácchất này vào trong hệ Golgi được biến đổi, sắp xếp lại hình thành các túi mới được tách ra từmặt trans sau đó vận chuyển các phần tử đến các bào quan khác và màng sinh chất. Hệ Golgiđặc biệt to ở những tế bào tiết như tế bào tụy tạng tiết ra insulin hay tế bào ruột non tiết rachất nhày.Hiện nay, người ta biết vai trò của hệ Golgi là tồn trữ, biến đổi [cô đặc lại] và bọc cácTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]12sản phẩm tiết lại. Mặc dù sự tổng hợp protein không xảy ra ở hệ Golgi, nhưng nhữngđườngđa được tổng hợp tại đây từ các đường đơn sẽ được gắn vào lipid hay protein để tạo raglycolipid hay glycoprotein. Các túi được tách ra từ hệ Golgi có vai trò quan trọng làm tăngbề mặt của màng tế bào. Khi túi được chuyển đến bề mặt của màng sinh chất, chúng sẽ đượcgắn vào màng này, sau đó vỡ ra và phóng thích chất ra bên ngoài tế bào trong quá trình ngoạixuất bào, một phần hay tất cả màng của túi được hòa vào màng sinh chất hay trở về hệ Golgi.Hình 1.16. Thể Golgi của tế bào động vậtA. Tế bào động vật; B. Cấu tạo tổng quát hệ Golgi; C.Cấu tạo chi tiết hệ GolgiCác kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa những phần khác nhau của tổng thểhệ thống màng trong tế bào. Một phân tử cấu trúc màng có nguồn gốc từ vùng hạt của mạngnội chất được chuyển đến vùng trơn, sau đó đi đến hệ Golgi trong các túi chuyên chở và cuốicùng đến màng sinh chất, từ đây chúng có thể trở về hệ Golgi hay một số bào quan khác chỉlà một túi rổng. Như vậy màng phospholipid luôn được đổi mới. ngoài ra bộ Golgi còn tạonên thể đầu [acrosome] của tinh trùng [hình 1.16].2.2.1.3. Tiêu thể [lysosome]Là những túi dự trữ các enzyme tiêu hóa có khả năng thủy phân các đại phân tử trong tếbào. Một tế bào có nhiều tiêu thể kích thước không bằng nhau, nằm rải rác trong tế bào chất.Tiêu thể là một thể có màng bao bọc, là màng không thấm. Nếu màng của tiêu thể bị vỡ ra,các enzyme được phóng thích vào trong tế bào chất và lập tức các đại phân tử trong tế bào sẽbị phân giải vì vậy tiêu thể hoạt động như một hệ thống tiêu hóa của tế bào, có khả năng tiêuhóa các vật liệu có kích thước lớn được mang vào tế bào do sự nội nhập bào. Enzyme tiêuhóa được tổng hợp ở vùng hạt của mạng nội chất, được bọc lại ở vùng trơn trong các túichuyên chở và được chuyển đến hệ Golgi.Khi có một nơi nào đó cần enzyme thì từ màng của hệ Golgi tách ra một túi có chứaenzyme. Những protein gắn bên ngoài của tiêu thể như là một bộ phận để nhận diện ra rằngenzyme đã đến đúng vị trí cần nó, thí dụ nơi có các túi nội nhập bào từ màng tế bào đưa vào,tại đây tiêu thể và túi này sẽ hòa vào nhau. Khi nội dung được tiêu hóa hoàn toàn, những sảnphẩm hữu ích được đưa trở vào tế bào chất, những cặn bã được đưa ra ngoài bởi sự ngoạixuất bào, màng của túi được hòa nhập vào màng tế bào [hình 1.17].Sự hoạt động không bình thường của tiêu thể là nguyên nhân của nhiều bệnh. MộtTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]13trường hợp đã được biết là bệnh Tay - Sachs, vì tiêu thể tiêu hóa lipid thiếu một enzyme Nacetyl-β-hexosaminidiase A. Khi những tiêu thể thiếu enzyme này hòa vào những túi chứalipid, chúng không tiêu hóa hoàn toàn được lipid này. Những túi này tích tụ và làm nghẽn sựdẫn truyền các xung động của các tế bào thần kinh.Hình 1.17. Sự tiêu hóa nội bào có sự tham gia của tiêu thể2.2.1.4. PeroxisomeNgoài tiêu thể là bào quan tiêu hóa chính của tế bào còn bào quan tiêu hóa khác có tênlà peroxisome. Tế bào phải được thừa hưởng ít nhất một peroxisome từ tế bào chất của tế bàomẹ. Peroxisome có hình dạng tương tự như tiêu thể và có chứa enzyme nhưng là enzyme oxyhóa, chúng xúc tác các phản ứng trong đó nguyên tử hydro được chuyển từ hợp chất hữu cơ[như formaldehyd và rượu ethyl] đến oxy, để tạo ra hydro peroxyd [H2O2], là một chất cựcđộc đối với tế bào. Tuy nhiên, peroxisom còn có một enzyme khác nữa là catalaz, sẽ chuyểnchất H2O2 độc này thành nước và oxy. Tế bào gan và thận người có rất nhiều peroxisome, dođó rượu ethyl do người uống được oxy hóa nhờ các peroxisome trong những tế bào này.Enzyme urat oxidase [uricase] không có ở người và linh trưởng vì vậy acid uric không đượcphân giải cho nên nước tiểu của người và linh trưởng có uric, còn các động vật khác cácperoxisome có uricase nên nước tiểu của chúng không có uric.2.2.1.5. Không bào [vacuole]Được tìm thấy cả ở tế bào thực vật và động vật, đặc biệt rất phát triển ở tế bào thựcvật. Có một màng bao quanh, bên trong chứa một dịch lỏng, với nhiều loại không bào khácnhau về chức năng. Ở một số động vật nguyên sinh, có không bào đặc biệt gọi là không bàoco bóp [contractile vacuole] giữ vai trò quan trọng trong sự thải nước ra khỏi tế bào hay cáckhông bào tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, ở vi khuẩn và vi khuẩn lam có không bàokhí chứa khí giúp tế bào nổi lên mặt nước và điểm đặc biệt là màng bao của không bào khíđược cấu tạo bằng protein.Ở hầu hết tế bào thực vật, có một không bào rất to chiếm từ 30 - 90% thể tích tế bào.Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]14Các tế bào chưa trưởng thành có nhiều không bào nhỏ xuất xứ từ mạng nội chất và hệ Golgi.Các túi này tích chứa nước, to ra và có thể hòa vào nhau để tạo ra một không bào to ở tế bàotrưởng thành[hình 1.18].Không bào ở tế bào thực vật chứa một dịch lỏng gồm nước và một số chất hòa tantrong đó. Màng không bào có tính thấm đặc biệt và có thể điều khiển sự di chuyển vật chấtqua màng này.Không bào tích nước bằng sựthẩm thấu, trương lên và đẩy tế bàochất ra sát vách tế bào, áp lực nàytạo cho tế bào một sức trương nhấtđịnh. Vách tế bào đủ cứng rắn đểgiữ cho tế bào không bị vỡ ra. Sứctrương của tế bào rất quan trọng, nógiúp cho các cơ quan của cây nhưlá, thân non đứng vững được. Khisức trương này không còn nữa, câysẽ héo.Hình 1.18. Sự hình thành không bào ở thực vậtNhiều chất quan trọng cho đời sống của thực vật được chứa trong không bào: các hợpchất hữu cơ như đường, các acid hữu cơ, acid amin, một vài protein, sắc tố antocianin chomàu tím, xanh và đỏ đậm thường thấy trong cánh hoa, trái và lá vào mùa thu. Áp suất thẩmthấu cao của không bào giúp cho cây có thể hấp thu được nước ở đất rất khô bằng sự thẩmthấu. Ngoài ra, không bào còn là nơi tích chứa những chất thải do các quá trình biến dưỡng.Một số chất thải có thể được sử dụng lại dưới tác dụng của enzyme. Chức năng này rất quantrọng vì cây không có thận hay các cơ quan khác để thải chất bã như động vật, thực vật thảichất bã khi rụng lá.2.2.1.6. Ty thể [mitochondria]Ty thể là nơi tổng hợp năng lượng chủ yếu của tế bào nhân thật, là nơi diễn ra quá trìnhhô hấp, lấy năng lượng từ thức ăn để tổng hợp ATP là nguồn năng lượng cần thiết cho cáchoạt động của tế bào như để co cơ hay cung cấp cho các bơm hoạt động trong sự vận chuyểntích cực qua màng tế bào. Số lượng ty thể tùy thuộc vào mức độ hoạt động của tế bào, tậptrung nhiều ở tế bào hoạt động mạnh như tế bào gan, tế bào cơ. Mỗi ty thể được bao bọc bởihai màng, màng ngoài trơn, màng trong với các túi gấp nếp, sâu vào bên trong chất căn bảnlàm gia tăng diện tích của màng trong lên rất nhiều [hình 1.19]. Ty thể có chứa ADN, thể ribôriêng nên có thể nhân lên độc lập với sự phân chia của nhân. ADN ty thể giống như ADNcủa vi khuẩn hình vòng, tự do trong lòng ty thể hoặc có khi bám vào màng trong ty thể. Ởngười bộ gen ty thể rất ổn định, có chút ít đa hình mang tính chủng tộc, các bộ ba mã hóa cónhiều chi tiết không phổ biến như UAG mã hóa tryptophan chứ không phải là mã kết thúc,Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]15AGA và AGG thì lại kết thúc chứ không mã hóa arginin.Màng ngoài thấm được những phân tử nhỏ, nhưng màng trong thì không thấm. Trênmàng trong có các protein kênh, có chức năng đóng mở, bơm để điều tiết chọn lọc nhữngphân tử đi ra và đi vào ngăn trong. Màng trong cũng chứa những protein của chuỗi dẫn truyềnđiện tử nên sự hô hấp bao gồm những phản ứng oxy hóa khử [hình 1.20].Hình 1.19. Cấu tạo ty thể; A. Tế bào; B. Ty thể1. Khoảng trống bên trong; 2. Tấm lược; 3. Chất nền; 4. Màng trong; 5. Màng ngoàiLoại hô hấp này được gọi là hô hấp ái khí nghĩa là có cần O2, gồm 2 giai đoạn: giaiđoạn phân ly glucose thực hiện trong tế bào chất và giai đoạn oxy hóa pyruvat thực hiệntrong ty thể.*Sự phân ly glucoseỞ giai đoạn này glucose 6 carbon bị tách ra làm đôi thành 2 phân tử axit pyruvic 3carbon. Phản ứng nhờ các enzyme có trong tế bào chất. Phản ứng tổng quát như sau:C6H12O6 + 2ATP → 2C3H4O3 + 4H + 2ADP + 2P + năng lượng bằng 4 ATPPhân tử glucose đã dùng 2 phân tử ATP để cho 2 phân tử axit pyruvit, năng lượng thuđược là 4ATP trả lại 2 ATP đã dùng, còn lại 2 ATP.12Màng tế bàoTy thểchấtTế bào chấtbàoDịch ngoài tếbàoHình 1.20: Khái quát về hô hấp hiếu khí xẩy ra trong ty thể1. Chu trình Kreb; 2. Chuỗi dãn truyền điện tửTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]16* Sự lên men – hô hấp kị khíTrong hầu hết tế bào, nếu có O2, nó sẽ là chất nhận điện tử cuối cùng từ NADH. Nhưngdưới điều kiện kị khí, không có O2 để nhận hydro và điện tử thì acid pyruvic được tạo ratrong quá trình đường phân sẽ nhận hydro và điện tử từ NADH, quá trình này được gọi là sựlên men. Sự chuyển hóa acid pyruvic trong lên men thay đổi theo cơ thể sinh vật [hình 1.21].ChutrìnhKrebHình 1.21. Sự chuyển hóa acid pyruvic trong sự lên menỞ tế bào động vật và nhiều vi sinh vật sự khử acid pyruvic tạo ra acid lactic, ở hầu hếttế bào thực vật và nấm men, sản phẩm lên men là rượu ethyl và CO2, quá trình này được ápdụng trong sản xuất rượu.* Giai đoạn oxy hóa pyruvat – hô hấp hiếu khíChu trình Krebs: Các phân tử pyruvat đi vào ty thể đồng thời với các axit béo chúngđi vào chu trình Krebs trong lòng ty thể. Pyruvat và axit béo được oxy hóa thành acetyl CoA[một hợp chất 2C] nhờ enzyme pyruvat dehydrogenase.Các phản ứng tóm tắt như sau:CH3COOH [dạng acetyl CoA] + 2H2O + 3NAD+ + FAD →2CO2 + 3NADH + FADH2Phản ứng này cũng sinh năng lượng và tạo nên 1 ATP nhờ phản ứng phosphoryl hóakiểu như trong phân ly glucose. Phần lớn năng lượng vẫn còn nằm trong các điện tử ở NADHvà FADH2Chuỗi hô hấp: Chuỗi hô hấp chứa các phức hợp enzyme lớn nằm trên màng trongcủa ty thể [Hình 1.23]. Ba nhóm chính là:Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]17NADH dehydrogenase tiếp nhận e- từ NADH chuyển e- cho ubiquinon.Ubiquinon truyền tiếp cho phức hợp cytocrom b-c1, phức hợp này lại chuyển chocytocrom c.Cytocrom c truyền tiếp cho phức hợp cytocrom oxidase và cuối cùng truyền từ e- mộtcho từng phân tử O2 để tạo nên 1 phân tử H2O.Oxy hóa pyruvatChu trình bắt đầu khi 2đơn vị 2 C từ phản ứngacetyl - CoA với 4C[oxaloacetalat] để tạothành citrat [6C].Màng ty thểDehydro malat, sản phẩmlà một NADH thứ 3 vàchu trình trở lại điểm bắtđầuOxy hoádecarbocylhóa, tạo raNADH vàđưa CO2raOxy hóasuccinat, sảnphẩm là FaDH2Oxy hóa decarbocylhóa lần thứ 2, sảnphẩm là NADH thứ 2và có giải phóng CO2thứ 2Hình 1.22 Chu trình KrebChuỗi phản ứng này thực hiện trong cơ chất của ty thể. Để hòan thành sự bẻ gẫy phân tử glucose, 2phân tử acetyl -CoA được sản xuất bởi sự đường phân và pyruvat oxy hóa sẽ đi vào chu trình Kreb.Theo những carbon khác nhau qua chu trình và chú ý sự thay đổi xây ra ở carbon chuỗi của phân tửvì chúng tiếp tục theo chu trình.Tài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]18TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC:1.2.3.4.5.Bùi Tấn Anh, Võ Văn Bé, Phạm Thị Nga [2002]-Sinh học Đại cương Y-ĐH Cần Thơ.Bùi Tấn Anh [2005]- Di truyền học- ĐH Cần Thơ.Bộ y tế [2012]- Di truyền y học - dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa.Bộ y tế [2011] - Sinh học - dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa.Trần Phước Đường [chủ biên] [1998]-Bài giảng thực hành sinh học đại cương-TrườngĐại học Cần Thơ.6. Lê Thị Vu lan, Phạm Minh Nhật- Bài giảng thực tập sinh học đại cương 1-Trường Đạihọc Kĩ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh.7. PGS. Nguyễn Bá Lộc, PGS. Trương Văn Lung, TS. Võ Thị Mai Hương, ThS. Lê ThịHoa, ThS. Lê Thị Trĩ [2011] – Giáo Trình Sinh lý học thực vật – Đại học Sư phạmThái Nguyên.8. Vũ Đức Lưu [chủ biên] [2007], Nguyễn Minh Công – Giáo trình di truyền học –NXB ĐH Sư phạm.9. TS. BS Nguyễn Viết Nhân [2005], Th.s BS Hà Thị Minh Thi - Giáo trình Di truyền Yhọc - Đại học Huế.10. Hoàng Trọng Phán, Trương Thị Bích Phượng, Trần Quốc Dung [2006]- Di truyền học- Đại học Huế.11. Lê Trọng Sơn [2006]- Bài giảng sinh học đại cương - Đại học Huế.12. PGS. PTS. Ngô Gia Thạch [chủ biên] [1997] –Sinh học đại cương [tế bào học, ditrưyền học]- Trường Đại học Y dược TP.HCM – NXB Nông nghiệp TPHCM.//tailieu.vn//ykhoa.net//en.wikipedia.org/wiki/Biology TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN:1. Đinh Quang Báo [2001] – Giáo trình sinh học – NXBGD.2. Hoàng Đức Cự [2001]- Sinh học Đại cương – NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.3. W.D.Phillips and T.J. Chilton [2002]– Sinh học - NXBGD.4. Phạm Thành Hổ [1998] - Di truyền học – NXBGD.5. Đỗ Lê Thăng [2007]- Giáo trình di truyền học- NXB Giáo dục.//en.wikipedia.org/wiki/Biology// y khoa.net.vn//tailieu.vnTài liệu giảng dạy Môn Sinh học và Di truyền [Ngành: Dược, Điều dưỡng, Y tế công cộng, Xét nghiệm]122

Video liên quan

Chủ Đề