Số sánh bộ răng của bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 50 trang 164: Thảo luận, quan sát hình 50.1,2,3, đọc bảng sau, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng:

Lời giải:

Bảng. Cấu tạo, đời sống và tập tính dinh dưỡng của 1 số đại diện thuộc bộ ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Bộ thú Loài động vật Môi trường sống Đời sống Cấu tạo răng Cách bắt mồi Chế độ ăn
Ăn sâu bọ Chuột chù Đào hang trong đất Đơn độc Các răng đều nhọn Tìm mồi Ăn động vật
Chuột chũi Đào hang trong đất Đơn độc Các răng đều nhọn Tìm mồi Ăn động vật
Gặm nhấm Chuột đồng nhỏ Trên mặt đất Đàn Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm Tìm mồi Ăn tạp
Sóc bụng xám Trên cây Đàn Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm Tìm mồi Ăn thực vật
Ăn thịt Báo Trên mặt đất và trên cây Đơn độc Răng nanh, dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc Rình mồi, vồ mồi Ăn động vật
Sói Trên mặt đất Đàn Răng nanh, dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc Đuổi mồi, bắt mồi Ăn động vật

Bài 1 (trang 165 sgk Sinh học 7): Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ Thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt.

Lời giải:

Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

– Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.

– Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.

– Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.

Bài 2 (trang 165 sgk Sinh học 7): Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất.

Lời giải:

Đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với cuộc sống đào hang trong đất được thể hiện :

– Có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.

– Thị giác kém phát triển, nhưng khứu giác rất phát triển, đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm.

Bài 3 (trang 165 sgk Sinh học 7): Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt.

Lời giải:

Tập tính bắt mồi của các đại diện thuộc 3 bộ thú:

– Bộ ăn Sâu bọ : có tập tính tìm mồi, con mồi thường là các động vật nhỏ, mồi sống.

– Bộ Gặm nhấm: cũng có tập tính tìm mồi, con mồi thường là quả, hạt.

– Bộ Ăn thịt: có tập tính rình mồi, vồ mồi hoặc đuổi mồi, con mồi còn sống.

Bộ dơi :

Bộ dơi là thú có cấu tạo với đời sống bay

Chúng có màng cánh rộng , thân ngắn và hẹp nên có cách bay thoăn thoắt , thay hướng đổi chiều linh hoạt.

Chân yếu có tư thế bám vào cây treo ngược cơ thể . Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự động buông mình từ trên cao.

Bộ cá voi:

Bộ cá voi có đời sống thích nghi hoàn toàn dưới nước .

Cơ thể hình thoi.

Cổ rất ngắn.

Lớp mỡ dưới da rất dày.

Chi trước biến đổi thành chi bơi, có dạng bơi chèo.

Vây đuôi nằm ngang ,bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

Bộ ăn sâu bọ:

Mõm kéo dài thành vòi, rang nhọn, có đủ ba loại răng, răng hàm có 3-4 mấu nhọn.

Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe để đào hang.

Đại diện : chuột chù, chuột nhũi,…

Bộ gặm nhấm:

Răng cửa lớn , sắc, luôn mọc dài , thiếu răng nanh.

Đại diện : chuột đồng, sóc , nhím.

Bộ ăn thịt:

Bộ răng : răng cửa sắc nhọn. Răng nanh dài nhọn. Răng hàm có mấu dẹt.

Móng chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm.

Đại diện: mèo, chó, sư tử, gấu….

Bộ móng guốc :

Số lượng ngón chân tiêu giảm , đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc gọi là guốc .

Bộ guốc chẵn : có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau , đa số sống đàn , có sừng, có nhiều loài nhai lại.

Bộ guốc lẽ : Có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả , không có sừng ( trừ tê giác) , không nhai lại.

Bộ voi: có 5 ngón, guốc nhỏ , có vòi, sống theo dàn, ăn thực vật không nhai lại.

Bộ linh trưởng:

Gồm những thú đi bằng bàn chân .

Bàn tay, bàn chân có 5 ngón , ngón cái đối diện với ngón còn lại , thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo.

Ăn tạp nhưng ăn thực vật là chính.

Đại diện: khỉ, vượn , khỉ hình người ( đười ươi, tinh tinh, Gôrila)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

*Răng của:

- Bộ gặm nhấm:

+ Răng cửa lớn, thường xuyên mọc dài ra

+ Thiếu răng nanh

+ Có khẳng hàm trống

- Bộ sâu bọ:

+ Răng đều nhọn

+ Răng hàm có 3,4 mấu nhọn

- Bộ ăn thịt:

+ Răng cửa ngắn, sắc dùng để róc xương

+ Răng nanh lớn, dài và nhọn

+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc

Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ Thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt.

Giải thích các bước giải:

Bộ ăn sâu bọ: các răng đều nhọn

Bộ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng của lớn, sắc vad cách răng hàm bởi khoảng trống hàm.

Bộ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc dể cắt nghiền mồi.