So sánh chiến tranh ở châu á và mĩ la-tinh năm 2024

Dưới đây là bảng so sánh các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Tiêu chí Châu Á Châu Phi Mý Latinh Đối tượng đấu tranh Tầng lớp nhân dân Chống chủ nghĩa thực dân cũ Chống thực dân kiểu mới Mục tiêu đấu tranh Lật đổ sự bóc lột và nô dịch của các nước đế quốc thực dân Đấu tranh giành độc lập Đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ Phương pháp đấu tranh đấu tranh vũ trang Đấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượng Nhiều hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, nổi dậy, đấu tranh vũ trang). Kết quả Một số nước đã dành độc lập, phát triển đất nước: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a… Năm 1960, 17 nước châu phi lần lượt dành độc lập. hệ thống thuộc địa các nước nước đế quốc tan rã…. Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập.

2. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mỹ Latinh

So sánh chiến tranh ở châu á và mĩ la-tinh năm 2024

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn tới sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập. Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đều đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập.

Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Phi

– Châu Phi là lục địa lớn thứ ba thế giới, gồm 57 quốc gia, năm 2002 có 839 triệu người; bị thực dân phương Tây thống trị nhiều thế kỉ, là châu lục nghèo nàn, lạc hậu hơn so với các châu lục khác.

– Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 50

Phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các vùng khác. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (7/1952) lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập. Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập.

– Từ nửa sau thập niên 50 đến năm 1960

Hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi nối tiếp nhau tan rã, các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xu-đăng (1956); Gana (1957); Ghinê (1958),…

– Từ năm 1960 đến năm 1975

Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 quốc gia giành được độc lập. Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, về cơ bản chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.

– Từ sau năm 1975 đến đầu những năm 90

Đây là giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi: Nước Cộng hoà Dimbabuê thành lập (18/4/1980); chính quyền Nam phi phải trao trả độc lập cho Nammibia và Namibia tuyên bố độc lập (3/1990). Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11/1993 đã chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai).

Phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mỹ Latinh

– Mĩ Latinh gồm 33 nước, diện tích trên 20,5 triệu km2 và dân số là 531 triệu người (2002). Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, về hình thức nhiều nước ở Mĩ Latinh là những quốc gia độc lập, nhưng thực tế lại bị lệ thuộc vào Mĩ, là “sân sau”của nước Mĩ.

– Sau chiến tranh, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba, lật đổ chế độ độc tài Batixta, nước Cộng hoà Cuba ra đời (1-1-1959), mở ra bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh.

– Phong trào trong những năm 60 – 80 của thế kỉ XX:

Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, những năm 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển. Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra mạnh mẽ, biến Mĩ Latinh thành “lục địa bùng cháy”.

Nhân dân Panama sôi nổi đấu tranh, Mĩ phải trả lại chủ quyền kênh đào cho Panama. Đến năm 1983, trong vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập.

Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvađo… diễn ra liên tục, lật đổ các chính quyền độc tài, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ.

Châu Á – Phi Mĩ Latinh – Cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước phương Tây. – Là thuộc địa kiểu cũ. – Liên tục nổ ra các cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược phương Tây. – Sau Thế chiến thứ hai, một số nước giành được độc lập. – Châu Á : cuối những năm 60, hầu hết các nước đều giành được độc lập dân tộc… – Châu Phi : giừa những năm 70, hầu hết các nước đều giành được độc lập. – Các giai đoạn đấu tranh : + Châu Á : 1945 – 1949, 1949 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – nay. + Châu Phi : 1945 – 1954, 1954 – 1960, 1960 – 1975, 1975 – nay. – Đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành được độc lập. – Là thuộc địa kiểu mới. – Từ năm 1945, buộc phải tham gia các hiệp ước do Mĩ soạn thảo, về danh nghĩa là độc lập, nhưng trên thực tế là thuộc địa kiểu mới. – Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới có những đặc điểm : + Sự phát triển của giai cấp công nhân. + Xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất lớn. + Đấu tranh vũ trang mang tính chất toàn lục địa. + Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập và phát triển. – Các giai đoạn đấu tranh : 1945 – 1949, 1959 – 1980, 1980 – nay.