So sánh máy bay chiến đấu của Nga và Mỹ

Máy bay tiêm kích J-10C của Trung Quốc. [Nguồn: THX]

Các tác giả lưu ý rằng Su-75 và J-10C là sự thay thế hợp lý cho các máy bay chiến đấu hai động cơ thế hệ thứ năm. Hơn nữa, cả hai máy bay đều có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại.

Military Watch nhấn mạnh rằng tên lửa R-37M của Nga là một trong những tên lửa tốt nhất trong cùng loại. Đồng thời, họ lưu ý giá thành của tên lửa này khá cao nên không được sử dụng một cách phổ biến.

Trong khi đó, tên lửa PL-15 của Trung Quốc đang được sản xuất "ở quy mô lớn hơn nhiều" và được lắp đặt trên hầu hết các máy bay của Trung Quốc.

Các tác giả cho rằng Su-75 sẽ được lắp phiên bản sửa đổi của động cơ "Sản phẩm 30" đang được tạo ra cho Su-57.

Trong trường hợp này, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng của máy bay Nga sẽ cao hơn so với J-10C.

Ngoài ra, lợi thế của Checkmate là có khả năng ngụy trang tốt trước radar, điều này sẽ mang lại lợi thế cho máy bay ở khoảng cách xa. Lý do là bởi vì mẫu máy bay này thuộc thế hệ thứ năm.

Theo Military Watch, Checkmate có thể trở thành "mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với các lợi ích phương Tây" so với máy bay Trung Quốc.

Họ cho rằng Su-75 sẽ là loại máy bay phổ biến vì tập trung vào thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, các tác giả này cho rằng Checkmate sẽ trở thành máy bay tàng hình rẻ nhất trên thị trường.

Sử dụng vũ khí chính xác

Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các máy bay đa năng Su-35 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã tấn công bằng vũ khí chính xác cao vào các cơ sở hạ tầng quân sự và các phương tiện do thám trên không của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

“Máy bay chiến đấu được triển khai ở các vị trí bay thấp, trung bình và cao. Trang bị trên máy bay Su-35 cho phép chúng có thể sử dụng vũ khí hàng không với độ chính xác tối đa”, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, Su-35 có các đặc điểm gần tiệm cận với thế hệ máy bay thế hệ thứ 5. Nó kết hợp những phẩm chất của máy bay chiến đấu hiện đại và máy bay chiến thuật.

Máy bay Su-35 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Ảnh: RIA Novosti

Chuyên gia Dmitry Drozdenko của tạp chí Kho vũ khí Tổ quốc cho rằng “tính đa chức năng” của Su-35 cho phép kíp lái giải quyết toàn bộ các nhiệm vụ đề ra.

“Su-35 là loại máy bay hiện đại nhất của Lực lượng hàng không vũ trụ, sau Su-57. Các khả năng của cỗ máy này giúp nó có thể đạt được ưu thế trên không và tấn công nhiều mục tiêu trên mặt đất”, chuyên gia giải thích thêm.

Hôm 6-3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, máy bay của Lực lượng Phòng không vũ trụ và phòng không quân sự Nga đã bắn rơi 3 tiêm kích Su-27, 1 cường kích Su-25, 2 trực thăng Mi-24, cùng 8 UAV của Không quân Ukraine, trong đó có Bayraktar TB2.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video ghi lại quá trình hoạt động chiến đấu của máy bay Su-35. Hình ảnh từ đoạn video cho thấy, trên giá treo của Su-35 có tên lửa chống radar tốc độ cao Kh-31P và tên lửa không đối không tầm trung R-77.

Kh-31P được phát triển tại Phòng thiết kế chế tạo máy Turaevskoye Soyuz. Đầu đạn có 3 mô-đun đầu dẫn radar thụ động [GOS] có thể hoán đổi cho nhau, và có thể bao phủ toàn bộ dải tần của mục tiêu radar.

Kh-31P có trọng lượng 600 kg, đầu đạn phân mảnh nổ cao nặng 87 kg. Nó có tầm bắn tối đa 110 km, độ cao từ 100 m đến 15.000 m. Việc tìm kiếm mục tiêu của đối phương được thực hiện bởi hệ thống trinh sát điện tử của máy bay hoặc thiết bị tìm kiếm của Kh-31P. Sau khi phát hiện mục tiêu, phi công điều chỉnh đường bay cho phù hợp và nhập dữ liệu chỉ định mục tiêu vào tên lửa.

Trong khi đó, R-77 là một biến thể của tên lửa máy bay K-77 của Liên Xô. Nó được đưa vào phục vụ năm 2011. R-77 có trọng lượng 190 kg, đầu đạn nặng 22,5 kg, tầm bắn 110 km. Nó có thể đạt tốc độ 4-4,5 Mach, độ cao bay đánh trúng mục tiêu từ 20 m đến 25.000 m.

Máy bay thế hệ 4 ++

Su-35 do Phòng thiết kế Sukhoi chế tạo trên cơ sở tiêm kích hạng nặng Su-27. Việc sản xuất máy được triển khai tại nhà máy hàng không mang tên Y.A. Gagarin ở Komsomolsk-on-Amur.

Xét về đặc điểm, Su-35 là thế hệ máy bay 4 ++, song có nhiều tính năng gần giống với máy bay thế hệ thứ 5. Điểm khác biệt cơ bản của máy bay này là ở hình dáng của thân sau, diện tích bánh lái tăng lên và cánh dày hơn, có thể đặt thêm 2 điểm treo đạn.

Trọng lượng cất cánh tối đa của Su-35 là 34,5 tấn. Phạm vi bay thực tế khi không cần tiếp nhiên liệu là 3.600 km. Máy bay có thể được sử dụng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, bao gồm các mục tiêu được bảo vệ bởi hệ thống phòng không, hay vị trí nằm cách xa từ căn cứ.

Ngoài đạn chống radar và tên lửa không đối không, Su-35 có khả năng ném bom và sử dụng vũ khí dẫn đường không đối đất và đạn không điều khiển thuộc dòng S-8, S-13, S-25. Khả năng thực chiến của Su-35 đã được chứng minh trên chiến trường Syria.

Theo báo cáo của nhà phát triển, Su-35 nổi bật nhờ hiệu quả cao trong không chiến tầm xa, với tầm bao quát rộng, theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, cũng như trang bị hệ thống radar và quang điện tử hiện đại.

Su-35 được trang bị radar mảng pha Irbis-E, bảo đảm phát hiện và khoá các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 200 km, còn trong các điều kiện thông thường lên đến 350-400 km.

Hệ thống điều khiển kỹ thuật số của Su-35 cung cấp khả năng hoạt động trên không cho một nhóm tác chiến lên đến 16 máy bay. Tất cả các máy bay chiến đấu này đều có thể trao đổi dữ liệu ở chế độ tự động và phân phối mục tiêu.

Su-35 sử dụng 2 động cơ AL-41F-1S. Sản phẩm này là sự phát triển thêm của động cơ AL-31F lắp trên Su-27. Nó vượt trội hơn người tiền nhiệm về lực đẩy đốt sau và không đốt sau, có tuổi thọ gấp đôi.

MINH TUẤN[Theo RT]

ANTD.VN - Chiến đấu cơ do Nga sản xuất thường có giá "mềm" hơn sản phẩm cùng loại của phương Tây khá nhiều, tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho sản phẩm quốc phòng của họ, nhưng liệu khách hàng có thực sự được hưởng lợi?

Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên chúng ta hãy so sánh với đối tượng là máy bay chiến đấu hạng nặng.

Theo con số tham khảo được trang mạng Nation-creation đưa ra, hiện nay một chiếc tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet có giá bán là 98 triệu USD, còn F-15E Strike Eagle vào khoảng 110 - 130 triệu USD tùy thuộc cấu hình cụ thể.

Như vậy đơn giá F/A-18 và F-15 cao hơn nhiều các loại tiêm kích hạng nặng của Nga. Cụ thể, giá một chiếc Su-30MK là khoảng 60 - 70 triệu USD, trong khi đó Su-35S đòi hỏi khách hàng phải chi ra hơn 75 triệu USD để có thể sở hữu.

Mặc dù rẻ hơn đáng kể chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất, nhưng máy bay Nga lại tồn tại nhược lớn là vòng đời ngắn.

Cụ thể, trong khi tuổi thọ khung thân của F/A-18 cũng như F-15 lên tới 8.000 giờ bay và có thể đại tu kéo dài lên tới 10.000 giờ thì con số tương ứng ở Su-30MK chỉ là 3.000 giờ [nâng cấp tối đa được 4.000 giờ], còn Su-35S là 6.000 giờ bay.

Xét về chi phí khai thác, theo tạp chí Time, F-15C tốn 41.921 USD cho một giờ bay, con số này ở Su-30 ước tính vào khoảng 40.000 - 45.000 USD. Rõ ràng nhìn qua các chỉ số trên thì Su-30 đắt đỏ hơn hẳn F-15.

Sự chênh lệch này ở Su-35 có vẻ ít hơn, nhưng cần tính tới một yếu tố khác đó là động cơ AL-41F1S của nó có bộ phận chỉnh vector lực đẩy 3 chiều nhằm nâng cao sức cơ động.

Chi tiết này chỉ được 500 giờ là phải tháo ra đại tu, khiến cho tính kinh tế thua xa máy bay Mỹ, chưa kể trong thời gian kể trên nếu không có sẵn phụ tùng thay thế thì chiếc tiêm kích sẽ phải “nằm đất”, tức là mất hoàn toàn sức chiến đấu.

Hiện tại do Nga không còn tiêm kích hạng nhẹ đúng nghĩa, cho nên đối tượng so sánh sẽ tạm thời là các biến thể của MiG-29 Fulcrum với JAS-39 Gripen cũng như F-16.

Đơn giá của MiG-29SMT sản xuất mới hiện là 45 triệu USD, tuổi thọ 4.000 giờ bay; trong khi MiG-29M và MiG-35 có giá 55 - 60 triệu USD, thời gian khai thác 6.000 giờ bay [bộ phận chỉnh hướng phụt trên động cơ của MiG-35 cũng chỉ được 500 giờ trước khi đại tu].

Các chỉ số trên của dòng MiG-29 có khoảng cách nhất định khi nhìn vào con số 10.000 giờ bay của JAS-39C/D [70 triệu USD] cũng như 8.000 giờ bay của F-16C/D Block 50/52 Plus [78 triệu USD].

Bên phía đối thủ, một giờ hoạt động trên không của F-16 tốn 22.514 USD còn JAS-39 thì siêu rẻ, chỉ là 4.700 USD/giờ. Thông số này trên dòng MiG-29 vào khoảng 15.000 - 16.000 USD.

Với các thông tin tham khảo trên, việc mua chiến đấu cơ không chỉ đơn giản là căn cứ vào giá thành chào bán hay vũ khí đi kèm mà còn phải xem xét thật kỹ lưỡng đến vòng đời của máy bay, động cơ cũng như chi phí khai thác, bảo dưỡng để đi tới lựa chọn tối ưu.

Hiện có quan niệm cho rằng mua sắm tiêm kích phương Tây giống như đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chi phí ban đầu rất lớn nhưng tiền khai thác và vận hành lại rẻ, trong khi đó chiến đấu cơ Nga được so sánh như nhà máy nhiệt điện chạy than với đặc điểm ngược lại hoàn toàn.

Theo Nation-creation

Video liên quan

Chủ Đề