Tác giả của truyện thạch sanh là ai

Thạch Sanh là truyện thơ Nôm Việt Nam, viết theo thể lục bát, của một tác giả khuyết danh, ra đời khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Cốt truyện Thạch Sanh ai cũng biết, tóm tắt vầy:

Thạch Sanh trong truyện tranh


Thạch Sanh mồ côi, làm nghề đốn củi, sống một mình trong một túp lều dưới gốc đa. Có thằng cha nấu rượu tên Lý Thông tới kết nghĩa anh em. Trong vùng có một con Chằn tinh, hàng năm phải nộp cho nó một mạng người mới được yên thân.Năm đó tới lượt Lý Thông phải nộp mạng. Cha này bèn lập mưu để Thạch Sanh đi thế mạng. Dè đâu Thạch Sanh đã uýnh và giết Chằn tinh chết queo. Lý Thông xí gạt Thạch Sanh để đoạt công, và y được nhà vua phong làm đô đốc.Bấy giờ có công chúa Quỳnh Nga xinh đẹp, một hôm bị Đại bàng tinh sà xuống lượm đi mất. Nhà vua biểu đô đốc Lý Thông đi kiếm, và hứa khi kiếm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho.Lúc công chúa lâm nạn, Thạch Sanh đang ở bên gốc đa, bỗng nhìn thấy Đại bàng cắp người bay qua, liền giương cung bắn một phát, trúng chóc một bên cánh. Lần theo vết máu, Thạch Sanh biết được cái hang ẩn náu của Đại bàng.Lý Thông gà mờ, đâu biết làm sao cứu công chúa, bèn tìm đến Thạch Sanh. Nghe Thạch Sanh kể chuyện, Lý Thông liền nhờ Thạch Sanh tìm cách giải cứu. Nhưng đến khi Thạch Sanh xuống tìm rồi dùng dây đưa được công chúa lên khỏi hang, thì Lý Thông liền cho quân lính lấy đá lấp kín cửa hang cho Thạch Sanh... chết mẹ nó luôn. Còn Lý Thông tí tởn về nhà, đòi vua cho làm phò mã.

Trong hang, Thạch Sanh đã uýnh nhau một trận dữ dội với Đại bàng, giết ác thú chết ngỏm. Chàng còn cứu được thái tử con vua Thủy Tề. Để đền ơn, vua Thủy Tề mời Thạch Sanh xuống thủy cung chơi, và còn tặng chàng một cây đàn thần.

Thạch Sanh trên phim

Vì oán Thạch Sanh, hồn Chằn tinh và Đại bàng lấy trộm châu báu trong cung rồi vu cho chàng. Thạch Sanh bị tống giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn thần ra gảy để bày tỏ nỗi lòng.Nói về công chúa Quỳnh Nga, vì thấy Lý Thông sai lính lấp hang, mưu hại Thạch Sanh, nên tức quá câm luôn. Nay nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa tự nhiên nói được và kể với vua mọi chuyện. Nhà vua truyền lệnh bắt giam mẹ con Lý Thông, nhưng được Thạch Sanh xin tha cho. Trên đường trở về làng, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hóa thành loài bọ hung.Thạch Sanh được vua cho cưới công chúa Quỳnh Nga. Tức giận vì trước đây bị công chúa từ chối lời cầu hôn, thái tử 18 nước chư hầu cùng kéo quân sang đánh. Thạch Sanh đem cây đàn thần ra đánh từng tứng tưng. Tiếng đàn làm quân đối phương rã rời vì nhớ quê, nhớ vợ con...nên không đánh cũng tan. Trước khi rút về nước, đội quân đông đảo ấy còn được Thạch Sanh cho ăn một bữa cơm. Niêu cơm tuy nhỏ nhưng ăn bao nhiêu cũng không hết.

Đất nước thái bình. Sau, Thạch Sanh được nối ngôi vua.

---

Thạch Động Hà Tiên, nơi gắn với truyền thuyết Thạch Sanh


Đó là chuyện Thạch Sanh, còn đây là buổi đàm đạo của cha con Hai Ẩu và Bùm:

HA: Tóm tắt lại, Lý Thông là cà chớn, là lưu manh, là mất dạy. Còn Thạch Sanh, tuy có hơi khờ khạo chút, nhưng tài giỏi, đức độ.

Bùm: Dạ phải, Lý Thông đáng ghét. Thạch Sanh đáng yêu!

HA: Người đời sau, tức là bi giờ nè, có câu thơ sau:

Bác ơi ngó xuống mà trông
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều



hoặc là

Loài người càng lúc càng đông
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.



Bùm: Là sao ba?

HA: Là chung quanh ta lắm người xấu như Lý Thông, ít người tốt như Thạch Sanh.

Bùm: Vậy sao? Vậy ba là Thạch Sanh hay Lý Thông?

HA: Hừ hừ, hỏi vậy sao trả lời được? Còn 1 chi tiết này mọi người không để ý đến nè, nay ba công bố cho con được biết.

Bùm: Chi tiết gì? Ba nói đi!

HA: Con đã từng đến thăm Thạch động Hà Tiên rồi, tương truyền rằng nơi ấy chính là hang sâu nơi Thạch Sanh chui xuống giết đại bàng, còn cả một giếng ngầm thông ra biển, được cho là đường xuống thủy cung.

Bùm: Con nhớ rồi!

HA: Như vậy, xuất xứ của câu chuyện là ở miệt Hà Tiên, nơi biên giới Việt - Miên. Theo con họ Thạch là họ của người Khmer hay người Việt? Họ Lý là người Việt hay người Khmer?

Bùm: Ơ, họ Thạch là người Khmer, họ Lý là người Việt.

HA: Chính xác! Vậy tác giả câu chuyện ngầm nói: người Khmer thật thà, chất phác nhưng tài giỏi; còn người Việt bất tài nhưng láo cá, nham hiểm.

Bùm: Trời đất! Ba xuyên tạc chuyện cổ tích quá.

HA: Ai biết được? Ba nghĩ vậy đó. Vậy theo con, con là Lý Thông hay Thạch Sanh?


Hai Ẩu

Page 2

Tác giả, tác phẩm Văn 6: Thạch Sanh

TOPLOIGIAi xin giới thiệu Phần tổng hợp đầy đủ nhất về tác phẩm Thạch Sanh. Gồm các mục: khái quát tác giả, tóm tắt tác phẩm, giá trị nội dung, dàn ý phân tích, và đặc biệt là soạn bài Thạch Sanh BẰNG 3 CÁCH

Click vào tên từng mục để xem chi tiết các bạn nhé:

  • Tác phẩm: Thạch Sanh [Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy] : Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông , hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi.

  • Dàn ý phân tích bài Thạch Sanh : I. Mở bài - Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích [khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật…] - Giới thiệu về truyện cổ tích “Thạch Sanh” [tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?... | Câ : Kết thúc truyện Thạch Sanh nhân dân muốn thể hiện: - Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt - Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc -> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình: như câu chuyện Lọ Lem, Tấm Cám,…

  • Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Thạch Sanh

Trang trước Trang sau

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Thạch Sanh thuộc bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, gồm 6 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Thạch Sanh Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Thạch Sanh – Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6:

Tác giả - tác phẩm: Thạch Sanh - Ngữ văn lớp 6

Bài giảng: Thạch Sanh - Kết nối tri thức

I. Truyện cổ tích

1. Khái niệm: 

-  Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

2. Một số yếu tố của truyện cổ tích

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.

Ví dụ: Tấm Cám kể về xung đột giữa Tấm và 2 mẹ con Cám, phản ánh số phận và mơ ước công bằng, hạnh phúc của nhân dân.

- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai truyện: chính diện [tốt, thiện] và phản diện [xấu, ác].

Ví dụ: Trong Tấm Cám, Tấm là nhân vật chính diện, Cám và mẹ kế là nhân vật phản diện.

- Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

Ví dụ: Trong Tấm Cám, chi tiết ông Bụt xuất hiện và giúp đỡ Tấm là chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

Ví dụ: Trong Tấm Cám các sự kiện chính diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính như sau:

Giới thiệu câu chuyện → Chuyện xúc tép → Chuyện cá bống → Chuyện dự hội → Chuyện thử hài → Tấm cưới vua → Chuyện Tấm về giỗ cha bị mẹ con Cám hại → Những lần hóa thân của Tấm → Chuyện Tấm - quả thị và bà lão → Chuyện Tấm gặp lại vua nhờ trầu têm cánh phượng → Tấm trở về và trừng trị mẹ con Cám.

- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

Ví dụ: Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả. [Tấm Cám]

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Theo Bùi Mạnh Nhị [chủ biên], Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2008, tr244-247. 

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Tóm tắt: 

Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông , hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gẩy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi kg hết, họ kính phục rút quân về nước.

 

6. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1 [từ đầu đến “đốn củi kiếm ăn”]: Hoàn cảnh xuất thân của Thạch Sanh.

+ Phần 2 [tiếp đó đến “bị sét đánh chết”]: Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

+ Phần 3 [còn lại]: Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân lính chư hầu. 

7. Giá trị nội dung: 

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dùng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

8. Giá trị nghệ thuật: 

+ Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa [sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…]

+ Xây dựng hai nhân vật đối lập

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Mồ côi cha mẹ lớn lên bằng nghề kiểm củi. 

- Sống lủi thủi 1 mình bên gốc đa. 

- Cả gia tài chỉ có 1 lưỡi búa 

→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.

2. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

- Bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang để thế mạng. Giết được chằn tinh, nhặt được cung tên vàng, bị Lí Thông cướp công.

- Xuống cứu công chúa lại bị Lý Thông lấp cửa hang về giành chiến tích.

- Giết đại bàng, cứu được con trai vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt vào ngục.

   + Tự minh oan cho mình

   + Thật thà kể lại mọi chuyện

→ Thạch Sanh được minh oan. Vua giao cho Thạch Sanh xét xử hai mẹ con Lí Thông nhưng chàng không giết mà cho về quê làm ăn, trên được về thị bị sét đánh chết, hóa thành con bọ hung. Điều này cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta

→ Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung.

3. Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu

- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì

- Hoàng tử bị công chúa từ hôn nổi giận, binh lính mười tám nước kéo sang đánh

- Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tiếng đàn của chàng khiến binh lính phải cởi áo xin hàng và dọn cơm thết đãi những kẻ thua trận

- Thạch Sanh lên ngôi vua

Video liên quan

Chủ Đề