Tại sao thành tâm thất trái lại dày nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lã Thị Thùy - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tâm thất là buồng dưới của tim. Tim người có 2 tâm thất, tâm thất phải nhận máu từ tâm nhĩ phải và bơm vào phổi qua động mạch phổi. Tâm thất trái nhận máu từ tâm nhĩ trái và bơm vào hệ thống tuần hoàn qua động mạch chủ.

Tâm thất là một trong hai buồng dưới của tim thu nhận và đẩy máu từ tâm nhĩ ra ngoại vi và phổi. Tâm thất bao gồm: tâm thất phải và tâm thất trái.

Tâm thất trái là một trong bốn buồng tim. Nó nằm ở phần dưới cùng bên trái của tim và bên dưới tâm nhĩ trái cách nhau bởi van hai lá. Khi tim co bóp, máu chảy ngược vào tâm nhĩ trái, rồi qua van hai lá sau đó sẽ đi vào tâm thất trái. Từ đó máu được bơm qua van động mạch chủ vào động mạch chủ và đi về các bộ phận của cơ thể. Tâm thất trái là nơi dày nhất trong các buồng tim và chịu trách nhiệm bơm máu có chứa oxy đến các mô của toàn bộ cơ thể.

Tâm thất phải là khoang bên trong tim chịu trách nhiệm bơm máu khử oxy đến phổi. Tâm thất phải là một trong bốn buồng tim. Nó nằm ở phần dưới bên phải của tim, bên dưới tâm nhĩ phải và kề bên với tâm thất trái. Khi máu khử oxy chảy vào tâm nhĩ phải, nó đi qua van ba lá và vào tâm thất phải, tiếp đó bơm máu lên qua van phổi và động mạch phổi, cuối cùng sẽ đi đến phổi.

Tâm thất là một trong hai buồng dưới của tim thu nhận và đẩy máu từ tâm nhĩ ra ngoại vi và phổi

3.1. Phì đại thất trái

Phì đại thất trái là bệnh khá phổ biến-phì đại tâm thất tim-gây ra sự giãn nở và co cứng các mô cơ tạo nên thành của tâm thất trái. Dấu hiệu của bệnh thường là huyết áp cao không kiểm soát được. Tuy nhiên, không phụ thuộc vào yếu tố huyết áp khi chứng phì đại thất trái phát triển sẽ có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn.

Triệu chứng của phì đại thất trái thường phát triển dần dần. Và trong giai đoạn đầu của bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng. Khi chứng phì đại thất trái tiến triển có thể sẽ gặp các triệu chứng như:

3.2. Suy tim phải

Suy tim phải là tình trạng khi bên phải của tim không thể bơm máu hiệu quả. Nó còn được gọi là suy tim sung huyết vì bên phải tim mất đi sức mạnh và máu có thể chảy ngược trở lại hoặc gây tắc nghẽn.

Suy tim phải sẽ làm cho bàn chân, chân và mắt cá chân có khả năng sưng lên vì máu đang chảy ngược trong tĩnh mạch. Triệu chứng này gọi là phù nề

Một số triệu chứng suy tim bên phải:

  • Khó thở
  • Tim mạch cổ bị sưng
  • Mạch đập nhanh hoặc có cảm giác bị tắt mạch
  • Ngực đau nhói
  • Có thể bị tăng cân từ chất lỏng dư thừa
  • Mất vị giác khi ăn
  • Da lạnh và đổ nhiều mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Hay lúng túng và quên nhiều thứ

3.3. Rối loạn nhịp tim phải

Rối loạn nhịp tim phải là một bệnh do di truyền nhưng hiếm gặp trong đó cơ tâm thất phải được thay thế bằng mô mỡ và sẹo. Khi đó, tâm thất phải bị kéo giãn và co bóp kém khiến cho khả năng bơm máu của tim bị suy yếu. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim nhanh và các vấn đề nghiêm trọng như ngừng tim đột ngột hoặc có thể tử vong.

Triệu chứng của rối loạn tim phải thường được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ [dưới 40 tuổi]. Các triệu chứng bao gồm:

  • Rối loạn nhịp thất: Nhịp tim không đều bắt đầu từ tâm thất hoặc buồng dưới của tim và dạng phổ biến nhất là nhịp thất nhanh.
  • Đánh trống ngực: Rung trong ngực do nhịp tim bất thường.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu do nhịp tim không đều
  • Đột tử do tim
  • Suy tim: Thường bị khó thở khi hoạt động
  • Phù bàn chân và sưng ở chân hay mắt cá chân

3.4. Dị tật tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh xảy ra khi động mạch chủ trồi lên từ tâm thất phải thay vì tâm thất trái. Tình trạng này thường được điều trị bằng cách phẫu thuật.

Dị tật bẩm sinh thường được phát hiện trong siêu âm thai. Tuy nhiên, có trường hợp thì dị tật bẩm sinh được xác định trong thai kỳ. Một số trường hợp dị tật bẩm sinh khác xuất hiện ngay sau khi sinh và có triệu chứng như:

  • Môi, da, ngón tay và ngón chân hơi xanh
  • Khó thở
  • Khó cho ăn
  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Tức ngực

Ngoài ra, những trường hợp dị tật còn lại có thể xuất sau khi sinh nhiều năm. Triệu chứng có thể bao gồm

  • Nhịp tim bất thường
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi

Để phòng các bệnh lý do tâm thất, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Thêm vào đó, cần quan tâm đến tiền sử mắc bệnh của những người trong gia đình như bệnh tim bẩm sinh hoặc rối loạn do di truyền. Trong trường hợp thấy có triệu chứng khó chịu nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

Dị tật tim bẩm sinh

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com; Ncbi.nlm.nih.gov

XEM THÊM:

Tâm thất là một trong hai buồng tim lớn hướng về đáy tim, thu nhận và đẩy máu từ tâm nhĩ ra ngoại vi và phổi. Tâm nhĩ [buồng tim nằm trên, nhỏ hơn tâm thất] cung cấp máu cho tâm thất.

Tâm thất

Hình ảnh mô phỏng tim người với lát cắt qua hai tâm thất

Chi tiếtĐịnh danhLatinhventriculus cordisMeSHD006352TAA12.1.00.012FMA7100Thuật ngữ giải phẫu

[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Trong tim bốn buồng, như ở người, có hai tâm thất tạo thành hai hệ tuần hoàn: tâm thất phải bơm máu vào tuần hoàn phổi để đến phổi và tâm thất trái bơm máu vào tuần hoàn hệ thống qua động mạch chủ.

Thuật nghĩ "liên thất" có nghĩa là giữa hai tâm thất [ví dụ như vách liên thất], còn "tại thất" nghĩa là trong một tâm thất [ví dụ block tại thất].

 

Mặt cắt tim cho thấy tâm thất và vách liên thất

Hai tâm thất có thành dày hơn tâm nhĩ và tạo ra huyết áp cao hơn. Gánh nặng sinh lý lên tâm thất để bơm máu ra toàn cơ thể và phổi lớn hơn nhiều so với áp lực tạo ra bởi tâm nhĩ để đổ đầy máu vào tâm thất. Ngoài ra, tâm thất trái có thành dày hơn tâm thất phải do nó cần bơm máu đến gần như toàn cơ thể còn tâm thất phải chỉ cần bơm máu đến phổi.

Thành trong của tâm thất có các bó cơ không đều gọi là các bè cơ che phủ mặt trong toàn bộ tâm thất ngoại trừ phễu động mạch phổi ở tâm thất phải. Có ba loại cơ: các gờ, các cầu và cột cơ [cơ nhú]. Loại cơ thứ ba, cơ nhú có các đỉnh cho thừng gân bám vào mép van ba lá và van hai lá.

Ước lượng trên cộng hưởng từ tâm thất trái có trọng lượng khoảng 143 g ± 38,4 g, từ 87–224 g.[1]

  1. ^ Schlosser T, Pagonidis K, Herborn CU, Hunold P, Waltering KU, Lauenstein TC, Barkhausen J [tháng 3 năm 2005]. “Assessment of left ventricular parameters using 16-MDCT and new software for endocardial and epicardial border delineation”. AJR. American Journal of Roentgenology. 184 [3]: 765–73. doi:10.2214/ajr.184.3.01840765. PMID 15728595.

  • Photo of dissection at uc.edu
  • Left Ventricle - Cell Centered Database
  • Anatomy photo:20:05-0102 at the SUNY Downstate Medical Center

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tâm_thất&oldid=64991600”

Tâm nhĩ có thành mỏng vì tâm nhĩ là nơi thu nhận máu từ tĩnh mạch về tim, máu từ tĩnh mạch về tim đã có các cơ co bóp xung quanh thành mạch và lực hút của lồng ngực khi thở vì vậy tâm nhĩ làm việc rất nhẹ nhàng, nó chỉ việc nhận máu về và đẩy xuống tâm thất với lực đẩy nhỏ nên mô cơ tim ở tâm nhĩ rất mỏng.

Tâm thất có thành dày vì tâm thất là nơi nhận máu từ tâm nhĩ về tâm thất, từ đó tâm thất sẽ phải co bóp để đẩy máu đi đến các vòng tuần hoàn, tâm thất phải thì đẩy máu đến động mạch phổi đến vòng tuần hoàn phổi và tâm thất trái thì đẩy máu đỏ tươi đến khắp cơ thể, lực đẩy máu đi này do tâm thất tự tạo ra vì không có lực nào hỗ trợ nó cả, chỉ có một vài sợi đàn hồi xung quanh thành động mạch là hỗ trợ nó nhưng cũng chỉ hỗ trợ một phần, tất cả việc thực hiện đẩy máu đi là do tâm thất thực hiện mà vòng tuần hoàn ở người rất lớn, lực đẩy đi phải rất mạnh để máu có thể đến được mao mạch các cơ quan, vì vậy thành tâm thất phải dày để thực hiện chức năng đó.

Video liên quan

Chủ Đề