Tác phẩm khuyết danh luôn thuộc sở hữu nhà nước.

Với mong muốn hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi đã kịp thời bổ sung đường dây nóng tư vấn về Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588.

Trên thực tế hiện nay, thời đại 4.0 công nghệ thông tin internet ngày các phát triển rộng rãi nên diễn ra khá phổ biến, rộng khắp nên có rất nhiều tác phẩm xuất hiện không xác định được tác giả. Để nắm rõ được các quy định về các tác phẩm khuyết danh thuộc quyền sở hữu của ai, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.



Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP [Có hiệu lực từ 10/04/2018] về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 về quyền tác giả, quyền liên quan thì nội dung này được quy định như sau:

Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không hoặc chưa có tên tác giả [tên khai sinh hoặc bút danh] trên tác phẩm khi công bố.

2. Tác phẩm khuyết danh thuộc quyền sở hữu của ai?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước đối với các tác phẩm:

  • Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp đã có cá nhân, tổ chức đang quản lý tác phẩm đó;
  • Tác phẩm còn thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả không tồn tại [Chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản];
  • Tác phẩm được Nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu từ chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, tác phẩm khuyết danh nếu không có cá nhân, tổ chức đang quản lý sẽ là tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.

3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả tác phẩm khuyết danh

Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh được quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 khi kết thúc thời hạn này, tác phẩm khuyết danh sẽ thuộc về công chúng [Theo Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019].

Tác phẩm khuyết danh thuộc quyền sở hữu của ai?

4. Chuyển nhượng quyền tác giả tác phẩm khuyết danh

Việc hưởng quyền được thực hiện như sau:

  • Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được chuyển nhượng quyền cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
  • Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền như trên được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.

5. Sử dụng tác phẩm khuyết danh như thế nào?

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Xin phép sử dụng;
  • Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
  • Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.

Ngoại lệ khi sử dụng tác phẩm không cần thực hiện các nghĩa vụ nêu trên:

  • Trường hợp tác phẩm do các tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền của chủ sở hữu.
  • Khi danh tính chủ sở hữu thực sự của tác phẩm được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.

Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ nêu trên tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.


  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về tác phẩm khuyết danh. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Tư vấn trường hợp sử dụng tác phẩm khuyết danh

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: SHTT84

Câu hỏi:

Chào luật sư ! Vừa qua trên mạng có lan truyền bài thơ Văn Tế Thập Loại Giáo Sư, là một bài thơ khuyết danh rất hay. Tôi là một nhà sưu tầm thơ nên muốn in và phát hành tập thơ khoảng 100 bài, trong đó có bài thơ khuyết danh trên. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là việc làm đó có trái quy định pháp luật hay không ? Nếu muốn sử dụng tác phẩm khuyết danh thì tôi phải làm những thủ tục gì ? Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam [hethongphapluat.com] xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Xác định chủ sở hữu quyền tác giả của bài thơ:

Căn cứ pháp lý:

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: " Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả [tên thật hoặc bút danh] trên tác phẩm khi công bố ".

Khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005 [ sửa đổi bổ sung 2009 ] quy định: " Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

a] Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;

b] Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

c] Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước."

Khoản 2 Điều 41 Luật sở hữu trí tuệ 2005 [ sửa đổi bổ sung 2009 ] quy định: " Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định."

Áp dụng tình huống:

Trong tình huống của bạn, Bài thơ Văn Tế Thập Loại Giáo Sư là một tác phẩm khuyết danh lưu truyền trên mạng Internet, chưa được tổ chức, cá nhân nào quản lý. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ nêu trên, nó thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm. Việc bạn định sưu tầm và xuất bản tập thơ 100 bài, trong đó có bài thơ trên chính là sử dụng tác phẩm khuyết danh, vì vậy bạn cần tuân theo những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ khi xin phép sử dụng bài thơ.

2. Sử dụng tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu nhà nước:

Căn cứ pháp lý:

Điều 29 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước:

" 1. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

a. Xin phép sử dụng;

b. Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;

c. Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.

3. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật chịu trách nhiệm nhận chuyển giao quyền tác giả dưới bất kỳ hình thức nào của các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."

3. Áp dụng tình huống:

Như những phân tích ở trên, bài thơ bạn muốn in là tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu Nhà nước. Vì vậy, để sử dụng bài thơ, bạn phải thực hiện các công việc sau:

+ Xin phép sử dụng tác phẩm;

+ Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính;

+ Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ lưu hành.

+ Nơi thực hiện nghĩa vụ: Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tình huống về quyền tác giả của bản tin thời sự

Hộ kinh doanh phải nộp những loại thuế gì?

Tư vấn quyền cá nhân đầu tư tài chính trong tác phẩm điện ảnh

Tư vấn tình huống sao chép bài viết trên báo mạng

Ghi xuất xứ hàng hóa

Video liên quan

Chủ Đề