Tại sao bầu không nên ăn dứa

Dứa là loại quả được rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng có nhiều người cho rằng ăn dứa có thể gây sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn dứa hay không ? Theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp.

1. Lợi ích của dứa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả dứa chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai, bao gồm hàm lượng lớn vitamin A, C, kali, photpho, chất xơ,… Và một lượng nhỏ kẽm, beta – caroten,… Tuy dứa chín có vị ngọt nhưng lại không chứa nhiều đường, năng lượng và cholesterol, do đó rất có lợi cho mẹ bầu vì không lo tăng cân quá mức hay bị tiểu đường thai kỳ. Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào, dứa mang lại rất nhiều tác dụng tốt như:

  • Tăng sức đề kháng, với lượng vitamin C khá cao, ăn dứa giúp hệ miễn dịch của mẹ bầu được tăng cường đáng kể để chống lại các bệnh hay gặp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…

Mang thai có nên ăn dứa không là thắc măc chung của rất nhiều mẹ bầu

  • Giảm táo bón: Phụ nữ mang thai thường rất khó tránh khỏi táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ăn dứa không chỉ cung cấp thêm chất xơ, vitamin mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định hơn, giúp giảm đáng kể các triệu chứng táo bón thai kỳ.

>> Tìm hiểu: Bị trĩ khi mang thai

  • Giảm cảm giác buồn nôn: chỉ 1 miếng dứa nhỏ cũng giúp cảm giác buồn nôn lắng xuống, đồng thời kích thích vị giác và giúp bà bầu cảm thấy ngon miệng hơn.
  • Ngừa cao huyết áp: Huyết áp tăng cao rất nguy hiểm với các bà bầu, trong khi đó ăn dứa có thể giúp duy trì mức huyết áp bình thường và ổn định.

Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

  • Giúp xương chắc khỏe: Không chỉ có canxi, mangan cũng là khoáng chất cần thiết giúp xây dựng xương và mô liên kết, vì vậy nó không thể thiếu cho một cơ thể vững chắc, dẻo dai.Trong khi đó mangan chứa rất nhiều trong dứa, 1 quả dứa khoảng 500g có thể cung thấp hơn 1 nửa nhu cầu mangan mỗi ngày. sinh mổ 8 có thai lại
  • Làm đẹp: Nếu da bị sạm, nám và có vết sẹo trong quá trình thai nghén thì đừng quên chăm sóc mỗi tuần với mặt nạ từ nước ép dứa. Chỉ cần thoa lên da mặt đã rửa sạch trong 10-15p rồi rửa lại bằng nước ấm, bạn sẽ nhanh chóng có được làn da sáng mịn hơn bao giờ hết.

Mang thai các mẹ vẫn có thể ăn dứa nhưng cần phải ăn đúng cách

2. Có thai ăn dứa được không?

Với rất nhiều tác dụng tuyệt vời như trên, sẽ thật lãng phí nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả này trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải thấy dứa có tác dụng tốt như vậy chị thì chị em thích ăn bao nhiêu thì ăn. Bởi nếu lạm dụng hay ăn sai cách có thể gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì thế trước khi ăn dứa khi mang thai, các mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Không ăn quá nhiều: Vì dứa có rất nhiều vitamin C, nên nếu bổ sung thừa có thể dẫn đến tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn; nhất là lượng bromelain quá mức cho phép có thể gây rát lưỡi, khó thở, dị ứng, phát ban và làm mềm cổ tử cung, không an toàn cho thai nhi.
  • Không ăn dứa chưa chín: Dứa hay nước ép từ dứa còn xanh rất dễ gây ngộ độc, vì thế mẹ nhớ chọn những quả dứa đã chín vàng nhé!
  • Không ăn khi bụng đói: Nhất là những mẹ bầu bị đau dạ dày, vì có thể khiến bụng khó chịu, nóng rát, đầy hơi,…
  • Không ăn nhiều dứa trong 3 tháng đầu: Dứa có thể giảm cảm giác buồn nôn do nghén ngẩm, tuy vậy, mẹ chỉ nên nhai 1 miếng dứa nhỏ thôi nhé, vì giai đoạn này rất nhạy cảm nên cần cẩn thận.

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh

  • Gọt rửa cẩn thận: Dứa rất dễ gây ngộ độc nên mẹ lưu ý mua dứa về rửa thật sạch dưới vòi nước chảy, sau đó để ráo hoặc lau khô trước khi dùng dao sắc gọt bỏ sạch vỏ và mắt dứa, cắt bỏ lõi trước khi ăn. Không mua dứa gọt sẵn bán ngoài đường vì chúng không đảm bảo vệ sinh chút nào.
  • Chọn dứa ngon: Chọn những quả vừa phải [không to hay nhỏ quá], tròn đều, chín vàng, mắt to và màu sắc tự nhiên, không có phần dập nát hay mắt bị sâu.

Có thai có nên ăn dứa? Các mẹ hãy nhớ ăn dứa đúng cách để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Tin liên quan

  • Có thai ăn khổ qua được không?
  • Sảy thai bao lâu thì có kinh lại
  • Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu

Quả dứa hay còn gọi là thơm hoặc khóm – một loại quả vùng nhiệt đới và rất phổ biến tại Việt Nam. Dứa chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe đặc biệt là cho phụ nữ mang thai.

Trong 100g dứa có chứa những vitamin và khoáng chất sau:

  • Calo: 50 kcal
  • Lipid: 0,1g
  • Cacbohydrat: 13g
  • Chất xơ: 1,4g
  • Đường: 10g
  • protein: 0,5g
  • Vitamin C: 47,8mg
  • Vitamin B6: 0,1mg
  • Vitamin B1 0,08mg
  • Canxi: 13mg
  • Natri: 1mg
  • Kali: 109mg
  • Sắt: 0,3mg
  • Magnesi: 12mg
  • Photpho 17mg

Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong thời gian mang thai. Dứa còn có một lượng chất béo bão hòa thấp và hàm lượng chất xơ cao, do đó có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, dứa được xem là loại quả rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Dứa được xem là loại quả rất tốt cho phụ nữ mang thai

Khi nào mẹ bầu nên ăn dứa trong thai kì?

Mẹ bầu có thể ăn dứa ngay từ đầu thai kì

Quả dứa là loại quả ngọt thơm và là loại quả yêu thích của nhiều mẹ bầu. Có nhiều ý kiến cho rằng ăn dứa trong 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ sảy thai. Thực tế ý kiến này không hoàn toàn chích xác. Sở dĩ trong dứa có chứa chất bromelain có thể khiến có thắt tử cung gây sảy thai. Tuy nhiên lượng bromelain trong 1 quả dứa rất nhỏ và không có tác động xấu đến thai nhi.

Vậy bầu 3 tháng đầu ăn dứa được không thì câu trả lời là có. Nếu sức khỏe bình thường, không có các dấu hiệu sảy thai, sinh non, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn dứa trong giai đoạn này. Ngoài bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết thì ăn dứa còn giúp nhiều mẹ bầu thay đổi khẩu vị, giảm nghén, ăn ngon miệng hơn.

Có thể ăn dứa trong suốt thai kì 

Dứa là loại quả rất giàu dinh dưỡng đối với mẹ bầu trong thời gian mang thai. Trong dứa chứa rất nhiều các khoáng chất như: sắt, đồng, mangan, magie….các vitamin cần thiết như vitamin B9, B1, B12, B6, C….Do đó nếu các mẹ đang tìm kiếm một loại quả thơm ngon và giàu dinh dưỡng thì dứa là một lựa chọn rất tuyệt vời.

Duy trì ăn dứa với lượng vừa phải trong suốt thai kì góp phần bổ sung vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ và thai nhi.

Duy trì ăn dứa trong suốt thai kì rất tốt cho sức khỏe

Nên ăn dứa khi chuẩn bị chuẩn bị chuyển dạ 

Tháng cuối thai kì là giai đoạn thai nhi đã phát triển gần như toàn diện hết các bộ phần trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Mẹ bầu ăn gì để chuyển dạ dễ hơn là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra.

Từ tuần 37 trở đi, mẹ bầu có thể ăn thêm dứa để giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Chất bromelain trong quả dứa được phát huy đúng vai trò của nó trong việc làm mềm và thúc đẩy co bóp tử cung giúp tạo điều kiện cho thai nhi được chào được thuận lợi hơn.

Mẹ bầu không nên ăn dứa khi nào?

Không nên quá nhiều dứa vào tam cá nguyệt thứ nhất

Như chúng ta đã biết, mẹ bầu có thể ăn dứa ngay từ đầu thai kì những không phải ăn bao nhiêu cũng được. Chất bromalein trong quả dứa có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều dứa cùng lúc.

Lượng bromalein trong 7-10 quả dứa đủ để tác động xấu đến thai nhi trong 3 tháng đầu thia kì. Do đó các mẹ bầu nên ăn dứa với lượng vừa phải, lượng ăn khuyến khích là 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần không quá 1/2 quả nhé.

Mẹ bầu có dấu hiệu thai yếu, sảy thai không nên ăn dứa

Nếu được chẩn đoán thai yếu, có nguy cơ sảy thai, mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn uống theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ, tránh tất cả các thực phẩm có thể khiến ảnh hưởng đến thai nhi, kể cả quả dứa. Mẹ có thể chờ đến khi thai ổn định, vượt qua giai đoạn nguy hiểm hãy ăn dứa trở lại. Và nhớ là ăn với lượng vừa phải mẹ nhé!

Không nên ăn dứa khi bụng đói 

Dứa là loại quả có vị chua, có độ axit cao do đó không thích hợp với những mẹ bầu gặp vấn đề về dạ dày, tá tràng. Những mẹ bầu bị bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng không nên ăn nhiều dứa lúc bụng đói. Nếu các mẹ muốn ăn dứa để bổ sung vitamin và khoáng chất thì nên ăn dứa sau khi ăn từ 30p-1h để đảm bảo an toàn.

Ăn dứa lúc đói có thể khiến mẹ bầu bị kích ứng dạ dày, nóng bụng thậm chí có thể gây trào ngược dạ dày.

Các mẹ không nên ăn dứa khi bụng đói nhé

Không nên ăn dứa khi có những biểu hiện dị ứng

Mẹ bầu đã từng bị dị ứng với dứa trước đây nên cảnh giác khi ăn dứa trong thai kì. Các mẹ khi ăn một lượng nhỏ để dễ dàng theo dõi, nếu cơ thể bắt đầu có những biểu hiện dị ứng nên dừng ngay việc ăn dứa lại. Những biểu hiện dị ứng dứa thường gặp đó là:

  • Ngứa, rát miệng lưỡi
  • Sưng phù miệng
  • Phát ban trên da
  • Khó thở
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi

Các phản ứng này có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Những mẹ bầu có cơ địa dị ứng với các thực phẩm khác như phấn hoa…cũng nên thận trọng khi ăn dứa.

Các mẹ cũng đừng quên duy trì bổ sung sắt, canxi và DHA cho bà bầu trong suốt thai kì 

Dứa là loại quả giàu dưỡng chất do đó các mẹ không nên bỏ qua loại quả này trong thai kì. Ăn dứa đúng thời điểm giúp mẹ bầu bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết đồng thời bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

Video liên quan

Chủ Đề