Tại sao có nước giàu và nước nghèo

Xét một cách tương đối về tài nguyên thiên nhiên, thể chế xã hội, và chính sách điều hành kinh tế, mỗi quốc gia đều có những tỷ lệ ảnh hưởng khác nhau. Nhân tố nào đã quyết định mức độ giàu có của một quốc gia? Có sự khác biệt cơ bản nào giữa các quốc gia giàu có và quốc gia nghèo nàn? Cùng chúng tôi tìm kiếm đáp án bên dưới qua một nghiên cứu của kênh The School of Life.

Tại sao có nước giàu, nước nghèo? [Ảnh: wahbian/Flickr]

Có tất cả 196 quốc gia trên thế giới. 25 trong số đó rất giàu, có thu nhập bình quân đầu người hơn 100.000 USD/năm [tương đương gần 2,3 tỷ đồng/năm]. Các quốc gia đó là: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Iceland, Ý, Nhật, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Barbados,…

Đa phần còn lại là các quốc gia khá nghèo và một số thì rất, rất nghèo.

Theo khảo sát năm 2014, 20 nước nghèo nhất thế giới có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.000 USD/năm [hơn 22 triệu đồng/năm], nghĩa là dưới 3 USD/ngày [dưới 68.000 đồng/ngày]. Có thể kể đến như: Venezuela, Triều Tiên, Cộng hòa Congo, Mozambique, Zimbabwe, Ethiopia, Afghanistan, Myanmar, Gambia…

Tất cả các quốc gia, dù ít hay nhiều đều đang trên con đường phát triển. Nhưng tại các quốc gia nghèo thì việc này diễn ra vô cùng chậm chạp.

Nếu Zimbabwe tiếp tục duy trì tốc độ phát triển như hiện nay, quốc gia này sẽ đủ tiêu chuẩn là một nước giàu trong 2.722 năm nữa.

Điều chúng ta muốn tìm hiểu là tại sao một số quốc gia phát triển, trong khi số khác thì lạc hậu.

Tham nhũng là nguồn gốc của quốc gia nghèo nàn

Theo The School of Life Chanel, nhân tố ảnh hưởng quan trọng và chi phối lớn nhất đến mức độ giàu có của một quốc gia là “thể chế”. Những nước giàu thường có một thể chế tốt, trong khi các nước nghèo có một thể chế tồi.

Đáng chú ý, sự nghèo nàn và tham nhũng có tương quan và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Những nước giàu nhất trên thế giới cũng là những nước tham nhũng ít nhất, và những nước tham nhũng nhất cũng là những quốc gia nghèo nàn nhất.

Khi các quốc gia có tham nhũng, họ không thể thu đủ thuế để xây dựng một thể chế vững mạnh nhằm thoát khỏi cái bẫy của sự nghèo nàn.

Theo thống kê, một nửa của cải tại 20 quốc gia nghèo nhất thế giới đều nằm ở các tài khoản ngân hàng tại nước ngoài. Tổng thu nhập bị hao hụt ở các nước này lên đến 10 – 20 tỷ USD một năm. Người dân ở nước nghèo không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt, hệ thống giáo dục hiện đại và cơ sở hạ tầng phát triển.

Một cách hiểu đơn giản hơn về tham nhũng chính là tư duy bè phái. Giả sử bạn thuê một người nào đó để làm việc. Ở các đất nước giàu có, điều bạn cần làm đơn giản là dựa trên phẩm chất và năng lực, các cuộc phỏng vấn với nhiều ứng viên và sau đó chọn ra người giỏi nhất mà không lưu tâm đến bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào.

Nhưng ở các nước nghèo, dưới sự ảnh hưởng của tư duy bè phái, cách tiếp cận bị sai lạc đi.

Nhiệm vụ của bạn là phải loại đi những ứng viên giỏi nhất để chọn những người cùng phe như chú bác bạn, anh em, họ hàng bạn và những người có mối quen biết hay cùng lý tưởng với bạn. Kết quả là, các nước nghèo không chọn ra được những người thông minh và tài giỏi.

Tham nhũng là nguồn gốc của quốc gia nghèo nàn. [Ảnh: Shutterstock]

Giàu tài nguyên thiên nhiên chưa hẳn đã giàu có

Một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng thể chế tồi cũng không khiến nó thịnh vượng.

Những tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, kim loại quý có thể là vấn đề thực sự. Các nước nghèo thường có xu hướng xem chúng là quân át chủ bài. Những tài nguyên thiên nhiên này được các nhà kinh tế gọi là “hiệu ứng khuếch đại”. Chúng sẽ giúp một quốc gia với thể chế tốt giàu có hơn, nhưng với một thể chế tồi thì thậm chí nó làm quốc gia đó nghèo hơn. Điều này được gọi là “bẫy tài nguyên”.

Đọc thêm :  8 việc làm nhất định gặp báo ứng

Điển hình, nước Cộng hòa dân chủ Congo là một trong những nước có trữ lượng quặng lớn nhất thế giới và nắm giữ hầu hết trữ lượng quặng Coltan của thế giới, một kim loại quan trọng dùng trong ngành sản xuất điện thoại di động. Nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên này chỉ giúp tầng lớp chóp bu kiếm tiền mà không cần sự cộng tác của toàn xã hội.

Ví dụ, nếu cách duy nhất để trở nên giàu có là kết hợp cả công nghệ và máy móc, bạn sẽ cần sự góp sức của toàn xã hội. Nhưng nếu bạn chỉ cần tách quặng, bạn có thể làm với một lực lượng lao động ít ỏi, súng ống và một đường băng đủ dài để vận chuyển tài nguyên ra nước ngoài. Sự giàu có từ quặng Coltan giúp phiến quân Congo trang bị súng ống và khiến tham nhũng xảy ra tại mọi tầng lớp xã hội.

Có nhiều giả thuyết cho rằng mức độ giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.

Đơn cử, trữ lượng dầu của Venezuela cao gấp 12 lần Qatar, nhưng Qatar lại rất giàu có trong khi người dân Venezuela đói nghèo và phải vật lộn để kiếm sống hàng ngày.

Hay Triều Tiên và Hàn Quốc, hai quốc gia tương đồng về văn hóa, địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng thu nhập người dân Hàn Quốc cao gấp 10 lần thu nhập người dân Triều Tiên. Hay sự khác biệt lớn về mức sống và dân trí giữa người Trung Hoa Đại Lục và người Hoa tại Singapore.

Một ví dụ khác dễ nhận thấy hơn, người Việt Nam có nhiều cơ hội thành công hơn khi ra nước ngoài, chứ không phải ngay tại Việt Nam.

Điểm chung của những khác biệt ở các quốc gia nói trên là gì? Đó chính là thể chế đằng sau của quốc gia đó. Chìa khóa của sự thịnh vượng không nằm ở tài nguyên thiên nhiên hay địa lý thuận lợi, mà là ở các chính sách từ chính phủ, và mức độ tự do kinh tế của người dân. Hầu hết của cải của một quốc gia giàu có đều tỷ lệ thuận với mức độ tự do kinh tế của nó.

Theo nhà kinh tế học Adam Smith, mấu chốt của sự khác biệt giữa quốc gia giàu có và quốc gia nghèo nàn rất đơn giản. Đó là tự do kinh tế.

“Điều kiện tiên quyết để đưa một quốc gia từ mức độ man rợ thấp nhất đến phồn thịnh cao nhất là không gì khác ngoài hòa bình, thuế khóa vừa phải, và một chính quyền tôn trọng công lý: mọi điều còn lại là do quá trình tự nhiên của sự vật đem tới”, theo Adam Smith.

Và một quốc gia có tự do kinh tế chỉ khi nó được vận hành bởi một thể chế tốt, tôn trọng quyền công dân, biết lắng nghe và sửa sai khi cần thiết. Trong trường hợp này, Mỹ là một ví dụ điển hình.

Trước khi tin tưởng vào thị trường tự do, người dân Mỹ đã đặt niềm tin vào chính phủ để đưa ra những quyết định thương mại quan trọng. Hay nói cách khác, chỉ sau khi chính phủ liên tục thất bại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và những doanh nghiệp tư nhân lại thành công, lúc đó nước Mỹ mới bắt đầu phát triển một đế chế kinh tế không thể lật đổ và trở thành quốc gia có nền kinh tế thịnh vượng bậc nhất thế giới như ngày nay.

Tổng hợp từ theschoolof life.com,…

Theo Trithucvn

Sự thịnh vượng có từ đâu? Tại sao có những quốc gia rất giàu, trong khi số khác lại rất nghèo? Có những nơi ban đêm rất sáng, trong khi nơi khác lại rất ít ánh đèn? Từ rất lâu, con người vẫn luôn tìm lời giải cho những câu hỏi đó.

Lý giải về nguồn gốc của sự thịnh vượng

Adam Smith đã nhìn thấy những sự đối lập đó vào năm 1776 và đưa những câu hỏi ấy vào trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” [The Wealth of Nations]. Đây là cuốn sách kinh tế học hay nhất mọi thời đại. Theo Adam, mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa quốc gia giàu và quốc gia nghèo rất đơn giản, đó là tự do kinh tế.

Phát biểu của Adam Smith

Điều kiện tiên quyết để đưa một quốc gia từ mức độ man rợ thấp nhất đến phồn thịnh cao nhất là không gì khác ngoài hòa bình, thuế khóa vừa phải, và một chính quyền tôn trọng công lý: mọi điều còn lại là do quá trình tự nhiên của sự vật đem tới[1]

Liệu Adam Smith đúng hay sai? Rằng việc chính phủ ít nhúng tay vào nền kinh tế sẽ mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia đó. Làm sao chúng ta kiểm chứng được điều đó?

Có một cách, đó là thông qua bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu. Bảng xếp hạng đo lường mức độ tự do kinh tế của một quốc gia thông qua các chính sách ảnh hưởng đến sự lựa chọn cá nhân, quyền tư hữu và tự do trao đổi hàng hóa. Chúng ta có thể dùng các chỉ số trong báo cáo để hình thành bảng xếp hạng toàn cầu và thấy được mối liên hệ giữa tự do và phát triển. Hiện các bạn có thể tham khảo mức độ tự do kinh tế của từng quốc gia thông qua bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu của The Heritage Foundation hoặc báo cáo của Fraser Institute.

Tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế, 1990 – 2010. Nguồn: Viện Fraser.

Hãy nhìn vào 4 nhóm trong bảng xếp hạng từ nhóm ít tự do nhất đến nhóm tự do nhất. Những quốc gia có chỉ số tự do kinh tế thấp nhất là những quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất. Trong khi, người dân ở những quốc gia có chỉ số tự do kinh tế cao nhất có mức sống cao hơn gấp 8 lần. Qua đó ta thấy rằng, tự do kinh tế mới là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng.

Vị trí địa lý, tài nguyên, con người có làm nên sự thịnh vượng?

Nếu bạn nghĩ rằng sự giàu có của quốc gia còn phụ thuộc vào địa lý, tài nguyên, hay con người thì hãy đặt ra trong đầu những câu hỏi sau.

1. Trữ lượng dầu của Venezuela cao gấp 12 lần Qatar, tại sao Qatar lại rất giàu trong khi người dân Venezuela bới rác mà ăn?

2. Triều Tiên và Hàn Quốc, hai quốc gia tương đồng về văn hóa, địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng thu nhập người dân Hàn Quốc cao gấp 10 lần thu nhập người dân Triều Tiên. Còn ban đêm hai quốc gia thì sao? Triều Tiên gần như không hề có ánh sáng.

3. Hay tạo sao lại sự khác biệt lớn về mức sống và dân trí giữa người Trung Hoa Đại Lục và người Hoa tại Singapore?

4. Tại sao người Việt Nam lại có nhiều cơ hội thành công hơn khi ra nước ngoài, chứ không phải ngay tại Việt Nam?

Đơn giản vì chỉ số tự do kinh tế Qatar cao hơn Venezuela, Hàn Quốc cao hơn Triều Tiên, Singapore cao hơn Trung Quốc, và nước ngoài [cụ thể là các nước tư bản] cao hơn Việt Nam. Chìa khóa của sự thịnh vượng không nằm ở con người, tài nguyên hay địa lý, mà là ở các chính sách từ chính phủ, về mức độ tự do kinh tế của người dân.

Vì thế nếu bạn muốn đất nước thịnh vượng và phát triển hơn, cái bạn cần quan tâm đó chính là tự do hóa nền kinh tế.

[1]Little else is requisite to carry a state to the highest degree of opulence from the lowest barbarism but peace, easy taxes, and a tolerable administration of justice: all the rest being brought about by the natural course of things – Adam Smith.

Video liên quan

Chủ Đề