Tại sao đau bụng khi hành kinh

Lý do vì sao một số phụ nữ lại trải qua những đợt đau bụng kinh dữ dội hơn người khác vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số người có thể tích tụ nhiều prostaglandin hơn khiến cho quá trình co thắt tử cung diễn ra mạnh hơn.

Đau bụng kinh do một vấn đề sức khỏe khác

Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ngoài nguyên nhân kể trên thì cơn đau bụng kinh có thể do một bệnh lý khác chưa được chẩn đoán gây ra. Khả năng đau bụng khi đến tháng liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn, tầm khoảng 30–45 tuổi.

Các vấn đề có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Bệnh tuyến tử cung
  • Hẹp cổ tử cung

Đau bụng kinh liên quan đến dụng cụ tránh thai

Có không ít chị em thắc mắc đặt vòng tránh thai có gây đau bụng khi đến tháng không? Để có được câu trả lời, mời bạn đọc tiếp những chia sẻ ngay sau đây.

Vòng tránh thai là một dụng cụ được làm từ đồng và nhựa (plastic), đặt vừa bên trong tử cung nhằm mục đích ngừa thai. Việc đặt vòng tránh thai (IUD) có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh, đặc biệt là trong vài tháng đầu được đặt.

Bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau bụng kinh thay đổi khác hơn so với trước đây nếu cơn đau liên quan đến một vấn đề khác hay do biện pháp tránh thai. Ví dụ, bạn cảm thấy đau nhiều hơn hoặc thời gian đau kéo dài hơn bình thường. Bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng sau:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh
  • Dịch tiết âm đạo đặc hơn hoặc có mùi hôi
  • Đau khi quan hệ tình dục

Vậy bị đau bụng kinh và có kèm một trong các dấu hiệu kể trên cần làm gì? Câu trả lời là bạn hãy đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng kinh

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và khám phụ khoa, cũng như thăm hỏi về tiền sử bệnh của bạn và cả gia đình. Trong khi khám phụ khoa, họ sẽ kiểm tra tìm kiếm bất thường trong cơ quan sinh sản và xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.

Nếu nghi ngờ bạn có bệnh lý gây ra đau bụng kinh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm, như:

  • Siêu âm: Kỹ thuật này cho thấy hình ảnh của tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: Chẳng hạn như chụp CT hay MRI, chụp CT kết hợp với X-quang.
  • Nội soi ổ bụng: Bác sĩ có thể phát hiện tình trạng lạc nội mạc tử cung, mô dính, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay mang thai ngoài tử cung khi thực hiện nội soi ổ bụng.

Đau bụng kinh được điều trị như thế nào?

Để có thể giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng kinh, bạn hãy:

  • Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới
  • Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó
  • Tắm bằng nước ấm
  • Thực hiện các phương pháp giúp thư giãn, như thiền hay yoga
  • Giảm bớt căng thẳng tâm lý
  • Thử sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, axit béo omega-3, magie…
  • Tránh uống rượu, bia, hút thuốc hay sử dụng các kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng thêm
  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, có thể là paracetamol hay các thuốc NSAIDs phổ biến
  • Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)

Trường hợp đau bụng kinh là do bệnh lý khác gây ra, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị nguyên nhân đó. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu các phương pháp không giúp giảm bớt triệu chứng đau đớn và bạn không có kế hoạch sinh con sau này.

Đau bụng kinh )hay đau bụng khi tới tháng) thông thường là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng đau bụng kinh liên quan đến một bệnh lý ở tử cung, buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn cần điều trị triệt để các căn bệnh này sau khi được chẩn đoán.


Page 2

Chứng đau bụng kinh (còn được biết đến như là chứng thống kinh) gây ra cảm giác đau ở bụng dưới. Tình trạng này thường xảy ra trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Cơn đau có thể âm ỉ, nghiêm trọng hoặc đến mức dữ dội. Chứng đau bụng kinh thường có xu hướng bắt đầu khi trứng được giải phóng khỏi hai buồng trứng và rơi xuống ống dẫn trứng (sự rụng trứng). Bài viết sẽ cung cấp cho bạn 9 mẹo để đánh tan cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Uống thật nhiều nước

Uống đủ lượng nước cần thiết không thể kiềm chế cơn đau bụng ngay tức khắc nhưng khi bụng bạn phồng lên, sự đau đớn sẽ giảm đi. Khi chu kì kinh nguyệt bắt đầu, hãy luôn mang theo một chai nước bên cạnh. Bạn cũng có thể bỏ thêm một vài lá bạc hà hoặc một vài giọt nước chanh để dễ uống hơn. Bạn nên điều chỉnh lượng muối ăn mỗi ngày xuống ít hơn 2.300 mg và không uống rượu vì chúng có thể làm cơ thể mất nước.

Lựa chọn những thực phẩm phù hợp giúp giảm đau bụng kinh

Các loại bánh ngọt rán hoặc nướng (bánh donut) và những loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ không tốt cho bạn trong những ngày “đèn đỏ”. Hãy duy trì một chế độ ăn uống ít dầu mỡ và giàu chất xơ, ví dụ như gạo nguyên hạt, đậu lăng và các loại rau xanh (đặc biệt là những loại rau có màu xanh thẫm), trái cây và các loại hạt.

Các chất dinh dưỡng gồm vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3 có thể làm giảm đi các hormone gây ra những cơn đau bụng kinh hoặc giúp làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm.

Ngừng uống cà phê

Caffeine (một chất kích thích giúp tỉnh táo) có thể gây ra cơn đau bụng kinh, vậy nên bạn nên tránh xa cà phê trước và sau chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn cần một đồ uống kích thích vào buổi sáng hoặc giữa ngày, bạn nên thử một cốc sinh tố trái cây xay cùng với rau cải thay vì nước uống có ga, nước giải khát, sô-cô-la hay trà.

Dùng thuốc để giảm đau bụng kinh

Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm cơn đau. Bạn nên bỏ những loại thuốc trên vào trong túi xách và luôn mang theo bên mình để không phải mất thời gian tìm kiếm khi cần đến. Thêm vào đó, thuốc kháng viêm giúp cho kinh nguyệt ra khỏi tử cung một cách dễ dàng hơn.

Vận động nhẹ

Nhiều phụ nữ tập thể dục để thoải mái hơn. Tập thể dục giải phóng chất giảm đau tự nhiên giúp cơ thể đỡ mệt mỏi. Do đó, bạn nên tản bộ hoặc vận động nhẹ để cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày đèn đỏ.

Xoa bóp bụng ít nhất 5 phút mỗi ngày giúp máu kinh ra dễ hơn. Ngoài ra, việc này làm dịu đi sự căng cứng giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn nên bắt đầu việc xoa bóp một vài ngày trước khi vào chu kỳ kinh nguyệt để đạt hiệu quả cao.

Bấm huyệt

Bằng cách bấm một số huyệt đạo quan trọng trên bụng, lưng và bàn chân, bạn sẽ làm cho máu dễ dàng lưu thông và giải phóng chất giảm đau tự nhiên để giúp cơ thể bạn thư giãn trong chốc lát. Bạn cần lưu ý rằng có một huyệt đạo nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay có chức năng làm giảm đau. Hãy day ấn vị trí đó liên tục khi đau bụng kinh.

Tắm

Vào ngày bị cơn đau bụng kinh hành hạ, bạn có thể giảm đau nhờ việc tắm nước ấm dưới vòi sen. Nước ấm có thể giúp các cơ thư giãn và tinh thần thoải mái hơn. Bạn có thể chọn loại sữa tắm có mùi hương có tác dụng làm giảm căng thẳng như bạc hà hay oải hương, chúng cũng sẽ hỗ trợ làm bạn tạm quên đi cơn đau âm ỉ.

Ngủ đủ giấc có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh

Cơn buồn ngủ sẽ không đến dễ dàng khi bạn đang đau bụng dữ dội. Vì thế, hãy tận dụng thời gian để có một giấc ngủ kéo dài về đêm. Bạn hãy thư giãn và đi ngủ đúng giờ trong những ngày gần chu kỳ kinh nguyệt và thử nhiều tư thế ngủ khác nhau. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên bị đau bụng thì nên chợp mắt ngay khi có thể.

Cơn đau của những ngày “đèn đỏ” có thể khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Bằng cách làm theo một số mẹo vặt được nêu trên, bạn không những có thể tự làm giảm chứng đau bụng kinh mà tinh thần cũng sẽ sảng khoái hơn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

Tại sao đau bụng khi hành kinh

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.