Tại sao không ra kinh nguyệt

Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và có thể xảy ra ở bất kỳ chị em nào. Không phải tất cả những ai kinh nguyệt ra ít đều là biểu hiện của bệnh lý nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản sau này của phụ nữ.

1. Làm thế nào để nhận biết được kinh nguyệt mình ra ít?

kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng theo chu kỳ, thời gian hành kinh bình thường khoảng 3 đến 7 ngày với lượng máu mất đi khoảng 60 - 80ml. Nếu bạn nhận thấy lượng máu ít hẳn so với những lần trước thì rất có thể bạn bị kinh nguyệt ra ít, số lượng chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba các tháng bình thường.

Tuy nhiên, đôi lúc không để ý bạn cũng không thể nhận biết được lượng máu mỗi lần hành kinh của mình là bao nhiêu. Do đó để kiểm tra chính xác hơn bạn nên dựa vào số ngày hành kinh. Số ngày hành kinh ít hơn bình thường, dưới 2 ngày điều này chứng tỏ rằng kinh nguyệt của bạn ra ít. Ngoài ra một cách nhận biết nữa là đếm số lượng băng vệ sinh, nếu giảm đi có nghĩa là lượng máu kinh của bạn đang ra ít hơn bình thường.

Nhận biết máu kinh ít dựa vào số ngày hành kinh so với bình thường

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít?

Một số nguyên nhân khiến máu kinh ra ít hơn bình thường ở phụ nữ:

- Rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến ngày hành kinh khiến máu kinh có những biểu hiện bất thường như ra ít.

- Kinh nguyệt ra ít do niêm mạc tử cung bị bong ra bất thường, có thể do một số bệnh lý như: viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung,...

- Do chế độ ăn uống khiến bạn tăng giảm cân bất thường làm mất cân bằng lượng hormone, điều này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Phụ nữ bị căng thẳng và stress trong công việc một thời gian dài cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Căng thẳng và stress cũng là nguyên nhân khiến máu kinh ra ít

- Uống thuốc tránh thai, đặt vòng, dán miếng tránh thai cũng gây nên hiện tượng kinh ra ít, trong nhiều trường hợp máu kinh có màu sẫm tối, nặng hơn có thể bị mất kinh.

- Mang thai ngoài tử cung vẫn ra máu khiến nhiều người nhầm lẫn thành máu kinh ra ít. Nhưng mang thai ngoài tử cung cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ.

- Ở độ tuổi mãn kinh cũng khiến kinh nguyệt ra ít, do đó nếu đang trong độ tuổi tiền mãn kinh mà gặp hiện tượng này bạn cũng không nên quá lo lắng.

- Ngoài ra kinh ra ít còn ảnh hưởng bởi một số bệnh lý tuyến giáp, buồng trứng đa nang, sẹo sau khi não hoặc nong tử cung, hẹp cổ tử cung,...

3. Kinh nguyệt ra ít ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn, ra nhiều hay ít máu kinh đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo như những nghiên cứu của các chuyên gia sản phụ khoa thì một số ảnh hưởng đến sức khỏe khi bị kinh nguyệt ít như sau:

- Báo hiệu sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng trong tương lai, có thể khiến bệnh nhân bị vô sinh thứ phát.

- Bạn có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng,...

- Việc rối loạn sinh lý khiến bệnh nhân sợ quan hệ, giảm ham muốn trong quan hệ, tăng chứng lãnh cảm,... Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình.

Chị em tuyệt đối không nên chủ quan khi phát hiện bản thân ra máu kinh ít. Nên đi khám ngay tại những phòng khám phụ khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của bản thân.

Máu kinh ra ít có thể ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục

4. Một số biện pháp cải thiện tình trạng máu kinh ra ít

Một số biện pháp chị em có thể áp dụng để điều hòa lượng máu kinh của bản thân:

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết

Bổ sung những dưỡng chất cần thiết làm cân bằng nội tiết tố trong cơ thể giúp cải thiện tính trạng ra máu kinh ít. Một số thực phẩm nên sử dụng như:

Đậu nành: Đậu nành thúc đẩy cơ thể sản sinh ra hormone sinh dục nữ, làm cân bằng nội tiết tố và cải thiện tính trạng máu kinh ra ít.

Cá: Một số loại cá chứa acid amino và omega-3 giúp tối ưu hóa hormone và giảm nồng độ cortisol nhằm làm cân bằng estrogen với testosterone trong cơ thể.

Rau xanh: Một số loại rau như cải bắp, súp lơ, chân vịt, diếp cá,... có tác dụng duy trì cân bằng của hormone trong cơ thể.

Một số loại thực phẩm không nên ăn

Không nên ăn những đồ có chứa chất béo no như xúc xích, gà rán, mì ăn liền,...chúng sẽ kích thích hormone, gây rối loạn nội tiết tố nữ.

Bệnh cạnh đó, các bạn không nên sử dụng những đồ uống có chứa ga, cồn, chất kích thích, chúng sẽ làm rối loạn hormone gây mất cân bằng nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.

Uống đầy đủ nước mỗi ngày

Nước đóng vai trò quan trọng cho cơ thể như loại bỏ độc tố, bài tiết, vận chuyển dinh dưỡng. Không những thế bổ xung nước đầy đủ mỗi ngày còn giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng máu kinh, cải thiện tình trạng máu kinh ra ít.

Tập luyện thể thao rèn luyện thể chất thường xuyên

Tập luyện thể thao hàng ngày giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố. Có thể tập nhẹn nhàn vào những ngày hành kinh để điều hòa lượng máu huyết. Thời gian hợp lý cho mỗi ngày là 20 phút với những bài tập phù hợp.

Tập luyện thể thao và uống đầy đủ nước mỗi ngày để cái thiện tình trạng máu kinh ít

Cải thiện đời sống tinh thần

Luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, lạc quan yêu đời, hạn chế tối đa tình trạng stress và căng thẳng, điều này rất có ích trong việc ổn định nội tiết tố trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu thực hiện các biện pháp trên mà máu kinh vẫn ra ít thì rất có thể bạn đang bị mắc những bệnh lý phụ khoa. Hãy đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

MEDLATEC, địa chỉ uy tín mà nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để khám và điều trị những căn bệnh phụ khoa thầm kín. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên gia tâm huyết và giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất phòng xét nghiệm hiện đại, khám phụ khoa tại MEDLATEC luôn được chị em đánh giá rất cao.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về hiện tượng máu kinh ra ít, hãy liên hệ với MEDLATEC thông qua tổng đài tư vấn sức khỏe 24/7 1900 56 56 56 để được giải đáp miễn phí.

Mỗi người phụ nữ nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để biết tình hình sức khỏe. Có rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều vì những lý do khác nhau. Chính vì thế, chị em phụ nữ phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe bản thân.

1. Chu kỳ kinh nguyệt

Đây là hiện tượng quá quen thuộc đối với các chị em phụ nữ, chúng thường bắt đầu xuất hiện khi con gái bước vào độ tuổi dậy thì, khoảng 12 - 16 tuổi. Một Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 28 ngày, với mỗi người độ dài của chu kỳ có thể khác nhau. Ví dụ như một số người chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn trong 25 - 26 ngày, một số khác chu kỳ có thể kéo dài hơn 30 ngày.

Các chị em phụ nữ cần chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Bên cạnh đó, lượng máu xuất hiện trong kỳ hành kinh của mỗi người cũng khác nhau. Trong thời gian này, các bạn nữ rất nhạy cảm, tính tình thay đổi thất thường, hay bị đau bụng, đau lưng và nổi mụn.

Kinh nguyệt phản ánh rất rõ ràng tình hình sức khỏe của người phụ nữ, vì thế chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Có một vài bạn gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, đây có phải là vấn đề nghiêm trọng hay không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

2. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều

Chắc hẳn là con gái, ai cũng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt không đều. Khi gặp tình trạng này, lượng máu trong thời gian hành kinh cũng như số lần hành kinh diễn ra không đều đặn so với trước đây.

Người phụ nữ trong độ tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng này, nếu hiện tượng trên diễn ra trong một thời gian dài, bạn hãy đi khám và xác định tình hình sức khỏe của mình. Nếu không, khả năng sinh sản của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy những nguyên nhân nào gây hiện tượng rối loạn kinh nguyệt?

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Các bạn nữ mới dậy thì thường có kinh nguyệt không đều trong 2 - 3 năm đầu.

Một trong những nguyên nhân phổ biến mà các chị em thường gặp phải đó là nguyên nhân sinh lý, đặc biệt là các bạn trong độ tuổi dậy thì hoặc người trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Đối với các bạn nữ mới dậy thì, hoạt động của buồng trứng chưa hiệu quả và cần có thời gian làm quen. Chính vì thế, chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra không đều, hiện tượng này thường xảy ra từ 2 - 3 năm rồi kết thúc. Các bạn nữ không cần quá lo lắng vì đó là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường.

Người trong độ tuổi mãn kinh cũng phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bởi vì sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, chức năng của buồng trứng suy giảm nhiều. Đối tượng chính đó là phụ nữ ngoài 40 tuổi, biểu hiện đó là chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường, lượng máu ít hơn.

2.2. Do chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt không điều độ cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều, cụ thể nhiều bạn ăn uống không đủ chất khiến cơ thể bị sút cân nhanh chóng. Việc cân nặng giảm đột ngột tác động không nhỏ đến sự sản sinh hormone, hậu quả là kinh nguyệt bị rối loạn.

Vì thế, bạn nên thay đổi những thói quen xấu, không thức khuya để hạn chế tình trạng này.

Ngoài ra, tâm trạng không ổn định, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống là tác nhân làm chậm kinh nguyệt rối loạn. Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể tự động tiết ra hormone cortisol, chúng tác động khiến nội tiết tố nữ sản sinh không đều, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

2.3. Do mắc một số bệnh lý

Hội chứng đa nang buồng trứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt là do họ đang mắc một số bệnh lý. Trong đó, tỷ lệ người mắc hội chứng đa nang buồng trứng là rất cao. Khi mắc bệnh, niêm mạc tử cung của bạn dày hơn bình thường, chúng tác động làm chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh phụ khoa, ví dụ như: u xơ tử cung, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa,… hoặc bệnh liên quan đến tuyến giáp.

Vì bất cứ lý do gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không nên chủ quan mà phải theo dõi cẩn thận các dấu hiệu, sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn đừng quên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh.

3. Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Có lẽ, ai cũng hiểu rằng chu kỳ Kinh nguyệt bị rối loạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Đầu tiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ra hiện tượng thiếu máu. Kết quả là các bạn nữ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Mọi công việc, sinh hoạt hàng ngày đều rối loạn.

Rối loạn kinh nguyệt khiến người phụ nữ mệt mỏi, uể oải.

Đối với các bạn có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, vi khuẩn có điều kiện để sinh sôi, phát triển, khiến bạn bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Không những thế, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa là rất cao nên chị em phải cẩn thận.

Quan trọng hơn, kinh nguyệt không đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà bạn không điều trị thì bạn có nguy cơ bị hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.

4. Cách hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Trên thực tế, chúng ta có thể hạn chế tình trạng kinh nguyệt diễn ra không đều bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đầu tiên, các bạn nữ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất, đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó, chúng ta không nên tăng hoặc giảm cân quá đột ngột và phải thực hiện theo một quá trình. Điều quan trọng là bạn hãy bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể, mỗi ngày chúng ta nên uống ít nhất 2 lít nước.

Những thói quen xấu mà bạn cần thay đổi đó là: sử dụng nhiều sản phẩm chứa chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá hoặc cà phê. Đồng thời bạn hãy hạn chế thức khuya để không làm thay đổi đồng hồ sinh học.

Chúng ta nên đi ngủ sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chị em cũng nên rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai.

Có thể nói, hiện tượng kinh nguyệt không đều phản ánh chính xác tình hình sức khỏe của người phụ nữ. Nếu tình trạng này kéo dài, chúng ta nên đi tới bác sĩ để khám và điều trị. Như vậy, bạn sẽ bảo vệ sức khỏe bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của mình.