Tại sao lại bị đi tiểu nhiều

Tiểu đêm là nỗi ám ảnh thầm kín của nhiều người bệnh. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì, do nguyên nhân nào? Khi xác định đúng nguyên nhân, bạn sẽ có cách khắc phục hiệu quả tình trạng khó chịu này.

Bàng quang của người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa khoảng 300 – 400ml nước tiểu. Khi đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Trong giấc ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu, giúp duy trì giấc ngủ ngon.

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên thức giấc nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Vì thế, khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý ở thận hoặc một số vấn đề về chức năng sinh lý.

Một người bình thường có thể ngủ 6 – 8 tiếng, không cần thức giấc giữa đêm để đi tiểu. Người bệnh tiểu đêm sẽ thức dậy nhiều hơn 1 lần trong khi ngủ để đi tiểu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm người bệnh bị uể oải, thậm chí là suy nhược cơ thể. Khi nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, nếu trì hoãn chữa trị, bạn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm từ bệnh.

Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm

Nếu bị mất cân bằng dịch trong cơ thể khiến lượng nước tiểu tăng trên 40ml/kg/24 giờ, người bệnh có thể đã:

  • Uống quá nhiều nước hay rượu bia.
  • Bị đái tháo đường.
  • Tăng canxi máu.
  • Suy thận mạn.

Tiểu nhiều về đêm

Tình trạng tiểu đêm mất ngủ được xác định khi số lượng nước tiểu đêm nhiều hơn 35% tổng lượng nước tiểu 24 giờ trong cả ngày. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Uống nước, rượu bia nhiều vào buổi tối.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu gần giờ ngủ.
  • Biến đổi tiết hormone chống lợi niệu.
  • Ứ máu tĩnh mạch gây phù.
  • Suy tim sung huyết gây tái phân bố dịch về đêm.

Xem thêm: Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?

Dung tích bàng quang của một người trưởng thành có thể chứa 300 – 400ml nước tiểu. Khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ mắc tiểu. Trong khi, bàng quang lại được não, tủy sống đoạn S1 và S2, hệ thần kinh ngoại biên kiểm soát. Do đó, những vấn đề liên quan tới thần kinh cũng có khả năng ảnh hưởng tới chức năng bàng quang, dẫn tới tình trạng tiểu đêm.

Một số bệnh thần kinh

Những rối loạn thần kinh thường gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần hoặc tiểu đêm gồm:

  • Hội chứng chèn ép tủy sống.
  • Xơ cứng rải rác từng đám.
  • Parkinson.

Nếu nữ giới trên 60 tuổi thường xuyên bị bí tiểu khi đã loại trừ nguyên nhân tắc nghẽn bàng quang, bác sĩ có cơ sở nghi ngờ đến các bệnh về thần kinh.

Ngưng thở khi ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên nhân gây tiểu đêm. Cụ thể, tình trạng ngưng thở khi ngủ có khả năng làm tăng tần suất tiểu đêm. Vì thế, việc điều trị bệnh lý ngưng thở khi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm.

  • Có thể bạn quan tâm: Rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Chức năng cô đặc nước tiểu giúp bạn ngủ suốt đêm mà không bị gián đoạn. Chức năng này sẽ kém hiệu quả dần theo tuổi tác. Ngoài ra, bệnh phì đại tuyến tiền liệt và các vấn đề tiết niệu cũng có thể gây viêm nhiễm, khiến bàng quang suy yếu, giữ nước tiểu kém, từ đó gia tăng tình trạng tiểu đêm. Những nguyên nhân cụ thể gồm:

  • Bệnh niệu đạo gây tắc nghẽn dòng chảy từ bàng quang.
  • Bàng quang hoạt động quá mức.
  • Quá nhạy cảm do bệnh lý hoặc mang thai.
  • Viêm bàng quang mô kẽ.
  • Nhiễm trùng đường niệu.

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp. Bệnh ảnh hưởng tới 50% nam giới trong độ tuổi 51 – 60. Tỷ lệ này tăng đến 90% ở người bệnh trên 80 tuổi.

Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy. Thành bàng quang cũng bị dày lên, gặp trở ngại khi làm trống nước tiểu. Người bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt nên đi khám càng sớm để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, cải thiện chứng tiểu đêm.

Tác động của một số loại thuốc có thể gây ra chứng đa niệu về đêm, đặc biệt là các loại thuốc lợi tiểu [điều trị huyết áp, điều trị ngoại biên ở bàn chân và mắt cá]. Các loại thuốc điều trị thường gây tiểu đêm gồm Furosemide, Demeclocycline, Methoxyflurane, Lithium, Propoxyphene, Phenytoin.

Nếu tần suất tiểu đêm dày đặc nhưng không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng thần kinh: Đi tiểu 2 – 3 lần trong đêm gây mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Lâu dần, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, trí nhớ sụt giảm, mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Tiểu đêm nhiều nhiều lần ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch do phải thức dậy nhiều lần, giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Tổn thương lâu dài: Tiểu đêm do những bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, tiểu đường hay bệnh thận, nếu trì hoãn điều trị có thể gây tổn thương khó hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Người bệnh nên ghi chép lại những thông tin trong ngày như bạn đã uống gì và số lượng nước nạp vào là bao nhiêu cùng tần suất đi tiểu. Khi đi khám, bạn cần đưa đầy đủ các thông tin này cho bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu trả lời một số câu hỏi như:

  • Tình trạng tiểu đêm bắt đầu từ khi nào?
  • Phải thức dậy bao nhiêu lần để đi tiểu?
  • Cơ thể có tạo ra ít nước tiểu hơn trước đây không?
  • Có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác không?
  • Đang sử dụng các loại thuốc nào?
  • Có tiền sử mắc các bệnh về bàng quang hoặc tiểu đường hay không?

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành các xét nghiệm gồm:

  • Đo đường huyết [xác định có mắc tiểu đường hay không].
  • Xét nghiệm ure máu.
  • Nghiệm pháp nhịn nước [uid deprivation test ].
  • Cấy nước tiểu.
  • Siêu âm, chụp CT.
  • Nội soi bàng quang

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp, cụ thể:

  • Do tác động từ thuốc: Người bệnh nên sử dụng thuốc sớm hơn vào ban ngày.
  • Do chứng ngưng thở khi ngủ: Người bệnh được khuyến nghị thăm khám các chuyên gia về giấc ngủ hay bác sĩ tim mạch.
  • Do bệnh lý: Tiểu đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu… Các trường hợp tiểu đêm do bệnh lý thường sẽ thuyên giảm khi bệnh được kiểm soát tốt.
  • Hạn chế uống nước [ít nhất 2 tiếng] trước khi ngủ.
  • Tránh sử dụng các thức uống lợi tiểu vào buổi tối như rượu bia, cà phê, trà…
  • Trong bữa ăn tối, tránh ăn mặn, hạn chế ăn các loại trái cây nhiều nước như bưởi, dưa hấu, cam…
  • Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ, kê cao chân khi ngủ.
  • Thư giãn, giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ.
  • Nếu có người nhà mắc bệnh nên chuẩn bị lối đi thuận tiện từ chỗ nằm đến nhà vệ sinh để tránh té ngã.

Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường tập thể dục để kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều hòa huyết áp, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ lợi tiểu của thuốc. Các thuốc có tính lợi tiểu sẽ làm tăng số lần đi tiểu nếu được dùng vào buổi tối.

Chứng tiểu đêm khiến người bệnh phải thức giấc nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Đây cũng có thể là hồi chuông cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Nhìn chung, nguyên nhân của tình trạng hay tiểu đêm thường gặp nhất là do uống quá nhiều nước khi gần đến giờ đi ngủ, đặc biệt là thức uống có chứa cồn và cafein. Vì thế người bệnh nên sắp xếp lại thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày nhất là vào buổi tối. Tập thêm các thói quen ngủ được gợi ý phía trên để giảm thiểu khả năng tiểu đêm thường xuyên nhé.

Video liên quan

Chủ Đề