Tại sao lỗ tai bị chảy nước

Tai chảy mủ không phải là hiện tượng hiếm gặp vì nó có thể xảy ra với mọi đối tượng. Nhiều người lo lắng tai chảy mủ nguy hiểm không. Xin trả lời rằng đây là một tình trạng cảnh báo nhiễm trùng tại tai không thể chủ quan bởi nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và thính lực.

1. Tai chảy mủ là hiện tượng như thế nào?

Chảy mủ tai là hiện tượng cảnh báo nhiễm trùng không nên chủ quan

Tai chảy mủ là hiện tượng xuất hiện dạng dịch có thể gồm nước và máu hoặc mủ kèm theo mùi hôi từ trong tai chảy ra. Hiện tượng này sẽ kèm theo một số triệu chứng như:

- Đau tai với nhiều mức độ và tần suất khác nhau ở từng người bệnh.

- Tai bị ù.

- Khả năng nghe bị suy giảm, thậm chí có người còn không nghe thấy gì.

2. Tai chảy mủ nguy hiểm không và cách xử lý khi bị như vậy

2.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm của hiện tượng chảy mủ tai

Ống tai và vành tai là hai bộ phận ngoài cùng của thính giác, trực tiếp tiếp xúc trường bên ngoài và được màng nhĩ bịt kín. Những bộ phận này có một hàng rào bảo vệ trước sự tấn công của các tác nhân gây hại là chất sáp ráy sinh lý và hệ thống lông mịn phía cửa tai.

Bình thường, ống tai luôn trong trạng thái thoáng và khô ráo. Thế nên khi có dịch mủ chảy ra ngoài tai thì có thể xem đó là một hiện tượng bất thường. Dịch mủ này có thể xuất phát từ bệnh lý ngay ở ống tai hoặc sâu hơn. Ống tai được xem là con đường để cho dịch thoát ra bên ngoài. Khi có dịch bất thường có thể có tổn thương bệnh lí từ ống tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong.

Tai chảy mủ là một hiện tượng có liên quan tới sự hoạt động của vi khuẩn. Chảy mủ tai là triệu chứng của nhiều bệnh. Ở trẻ em, triệu chứng chảy mủ tai thường gặp khi bị viêm tai giữa [cấp hoặc mạn tính]. Ít có hơn là trẻ bị viêm mủ ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài:

- Tai giữa bị nhiễm trùng

Viêm tai giữa cấp hay mạn tính được xem là nhiễm trùng tai giữa. Bệnh thường từ mũi họng qua vòi nhĩ để lên tới tai, do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Cũng chính vì tai - mũi - họng thông với nhau nên mỗi khi chúng ta bị viêm mũi xoang, cảm cúm hay viêm họng thì tai cũng sẽ có vấn đề như: nghe kém, đau, ù,...

Khi viêm nhiễm lây đến vùng tai giữa và tích tụ dịch mủ thì khi màng nhĩ căng viêm do dịch mủ tai sẽ có nguy cơ bị rách hoặc thủng màng nhĩ. Trường hợp viêm không dừng lại ở tai giữa mà tiếp tục lan đến xương chũm thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân khiến tai bị chảy mủ

Viêm tai giữa lan đến xương chũm được gọi là viêm tai xương chũm. Khi tình trạng này xảy ra thì thính lực sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có khi còn gây ra biến chứng viêm nhiễm nội sọ nguy hiểm cho sự sống.

- Chấn thương ở tai

Nếu tai có chấn thương gây trầy xước, làm đứt rách da ống tai, vỡ xương đá hoặc nguy hiểm hơn nữa là rò dịch não tủy qua tai thì sẽ rất nguy hiểm. Tùy mức độ chấn thương mà người bệnh có thể bị chảy máu, dịch hoặc mủ ra bên ngoài tai. Đặc biệt, khi chấn thương gây viêm nhiễm và lây lan lên sọ thì tính mạng sẽ bị đe dọa.

- Viêm tai ngoài

Đây là tình trạng viêm da ở ống tai ngoài do vi nấm, vi khuẩn xâm nhập và chọc thủng hàng rào bảo vệ ống tai. Bệnh lý này thường gặp ở người hay đi bơi. Ngoài ra, tích tụ ráy tai lâu ngày hay vệ sinh quá sạch mà lấy hết ráy tai cũng có thể gây ra bệnh. Sự có mặt và hoạt động của các tác nhân gây hại sẽ khiến cho ống tai bị nhiễm trùng và có mủ.

- Một số trường hợp khác

Bên cạnh những lý do phổ biến trên đây thì có vật thể mắc kẹt trong tai như côn trùng, đồ ăn, bông gạc,… cũng có thể làm dịch mủ chảy ra ở tai. Tùy vào mức độ xâm chiếm và vật thể bị kẹt lại mà tai chảy mủ nguy hiểm không ở mỗi người cũng có sự khác nhau.

2.2. Cách xử trí khi tai bị chảy mủ

Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy mủ tai. Hầu hết chúng ta không thể tự biết được vì sao mình bị như vậy và không thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh. Muốn biết tai chảy mủ nguy hiểm không cần được bác sĩ thăm khám và trả lời cụ thể.

Khám bác sĩ chuyên khoa giúp bạn biết chính xác tai chảy mủ nguy hiểm không

Việc điều trị tai chảy mủ muốn đạt hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra cần căn cứ trên nguyên nhân gây ra bệnh. Cũng chính vì sự khác nhau về tác nhân gây bệnh nên ở mỗi bệnh nhân, hướng điều trị cũng không giống nhau.

Thông qua thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể như: dùng thuốc giảm đau, liệu pháp kháng sinh, dẫn lưu dịch mủ,... Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ để sớm đẩy lùi bệnh.

Với những trường hợp chấn thương xảy ra ở tai, đa phần có thể tự lành. Nếu chấn thương gây thủng màng nhĩ và có mủ vì nhiễm trùng thì cần được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc, mảnh ghép hoặc phẫu thuật. Người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để biết được hiệu quả điều trị như thế nào.

3. Biện pháp phòng ngừa chảy mủ tai

Để không phải lo lắng tai chảy mủ nguy hiểm không, tốt nhất mỗi người trong chúng ta nên tự phòng ngừa bằng cách:

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh đường hô hấp.

- Không đưa bất kỳ vật gì vào bên trong tai bởi nó có thể vô tình làm cho màng nhĩ và da ống tai bị tổn thương.

- Dùng nút bảo vệ tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

- Người hay phải bơi lội tốt nhất nên dùng nút tai và sau khi chấm dứt hoạt động này nên nghiêng đầu sang một bên để làm khô tai tự nhiên.

Nếu bạn đang bị và lo lắng tai chảy mủ nguy hiểm không, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai - mũi - họng để được thăm khám, đánh giá và có câu trả lời chính xác. Trường hợp được bác sĩ chỉ định điều trị, hãy kiên trì làm đúng chỉ định ấy, có như vậy thì mới sớm khỏi bệnh và không phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, khi bị chảy mủ tai và lúng túng không biết làm gì, bạn có thể gọi ngay cho Tổng đài 1900 56 56 56, Chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chỉ dẫn để bạn biết cách xử trí đúng đắn và an toàn nhất.

Hiện tượng lỗ tai bị chảy nước vàng là dấu hiệu cảnh báo điều gì và có nguy hiểm với sức khỏe hay không? Bấm lỗ tai bị chảy nước vàng có sao không? Bạn hãy tham khảo các thông tin được cung cấp trong bài viết này.

Lỗ tai bị chảy nước vàng là một trong những tình trạng phổ biến nhiều người mắc phải gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Nhiều người đã tỏ ra rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai. Đây là triệu chứng của căn bệnh gì và liệu nó có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?

1. Lỗ tai bị chảy nước vàng có nguy hiểm không?

Tình trạng nước vàng chảy từ lỗ tai thường không đáng lo ngại

Để trả lời được sự nguy hiểm và nghiêm trọng của vấn đề lỗ tai bị chảy dịch vàng, bạn hãy tìm hiểu xem đây là triệu chứng của bệnh gì rồi mới có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của nó.

  • Nước vào tai: Đây là trường hợp không đáng lo ngại nhất dù cũng gây khó chịu cho người mắc phải. Dịch màu vàng thường là hỗn hợp của ráy tai và chất lỏng từ nước, xuất hiện sau khi bạn tắm rửa hoặc đi bơi bị nước vào tai. Nếu có triệu chứng khác xuất hiện hoặc dịch vàng tiết trong vài ngày thì bạn cần đến bác sĩ.
  • Viêm tai ngoài là chứng bệnh nhiễm trùng tai gây ra bởi vi sinh vật. Bệnh thường xảy ra do có nước đọng trong ống tai khiến nấm hoặc vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm. Một số dấu hiệu khác của chứng bệnh viêm tai ngoài bao gồm sưng đỏ tai, giảm thính lực, ngứa tai, đau tai, chấn thương, sốt.
  • Viêm tai giữa: Thường phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6–24 tháng. Bệnh được gây ra do vi sinh vật sản sinh tự do trong tai. Căn bệnh này có thể làm chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ, khi tích tụ đến mức tạo thành áp lực lớn đẩy màng nhĩ ra ngoài thì sẽ khiến màng nhĩ bị rách và chảy dịch. Một số dấu hiệu khác đi kèm nước vàng là mất thăng bằng, thính lực giảm, tai đau, khó ngủ, đau đầu, sốt cao.

2. Cách chẩn đoán khi thấy tai tiết dịch vàng

Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu tai bị chảy nước vàng nhiều ngày không khỏi

Nếu lỗ tai chỉ đơn thuần chảy dịch vàng thì nguyên nhân gây nên tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu như xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Dịch tiết kéo dài vài ngày
  • Dịch tiết có kèm máu hoặc mủ màu trắng
  • Dịch có mùi hôi
  • Đầu đau dữ dội, sốt
  • Mất thính giác hoặc thính giác bị thay đổi
  • Sưng trong ống tai
  • Có dịch chảy ra sau chấn thương.

Nhằm tìm ra nguyên nhân lỗ tai bị chảy nước vàng, bác sĩ sẽ tiến hành khám tai để tìm kiếm và phát hiện dấu hiệu tổn thương ở tai ngoài, ống tai, màng nhĩ xem có bị thủng hay không. Trong trường hợp phát hiện thấy có vật lạ trong tai, bác sĩ sẽ rửa ống tai để làm sạch hoặc làm thêm một số xét nghiệm hay thủ thuật khác để loại bỏ dị vật ra khỏi tai. Ở một vài trường hợp, bác sĩ sẽ lấy phần dịch tiết từ tai để làm xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như vi sinh vật.

3. Phương pháp điều trị tình trạng lỗ tai tiết dịch vàng

Có nhiều phương pháp điều trị tai chảy dịch vàng tùy theo tình trạng bệnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy dịch vàng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như:

  • Có thể không cần điều trị vì hệ thống tự miễn dịch trong cơ thể có khả năng tự chống lại nhiễm trùng mà bạn không cần uống thuốc kháng sinh. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 đến 3 ngày thì bạn cần uống thuốc.
  • Chấn thương tai có khả năng tự lành trừ trường hợp nghiêm trọng, dị vật mắc kẹt trong tai thì cần dùng đến phương pháp phẫu thuật.
  • Màng nhĩ thủng thường sẽ tự lành trong thời gian từ vài tuần đến 2 tháng mà không cần điều trị. Trong trường hợp không thể tự lành bị bệnh nhân cần được phẫu thuật để tái tạo lại màng nhĩ.
  • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tự sửa chữa và hồi phục.
  • Một số loại nước rửa tai có khả năng loại bỏ ráy tai hoặc các mảnh vụn khác khỏi tai, tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Bấm lỗ tai bị chảy nước vàng có sao không?

Bấm lỗ tai chảy nước vàng có khả năng là bị nhiễm trùng tai

Nếu gặp tình trạng tai chảy nước vàng sau khi bấm lỗ tai cùng với đau nhức, viêm sưng thì bạn rất có khả năng đã bị nhiễm trùng hoặc dị ứng khuyên tai. Để nhận biết tai có bị nhiễm trùng hay không thì bạn hãy dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Lỗ xỏ khuyên bị đỏ, ngày càng lan rộng.
  • Vùng da quanh lỗ xỏ bị sưng không giảm sau khi xỏ lỗ tai 48h, thậm chí còn bị viêm và đau nhức hơn.
  • Sau 2 ngày xỏ khuyên nhưng vết thương vẫn bị đau nhức, bị nhói, ngày càng nặng hơn.
  • Vùng da ở vị trí xỏ khuyên tai bị nóng, tỏa nhiệt. Trước khi chạm vào vùng vết thương, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh làm tình trạng thêm nặng.
  • Tai tiết dịch vàng bất thường hoặc chảy mủ có mùi hôi ở vùng vết thương.

Tình trạng nhiễm trùng khi bấm lỗ tai sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị sớm. Nếu như bệnh nhân chủ quan, không chữa trị thì nhiễm trùng sẽ lan sang phần sụn và phát triển thành mô sẹo. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu nhiễm trùng kéo dài nhiều ngày, tai ngày càng chảy nhiều mủ, dịch vàng, sưng đau, thậm chí chảy máu. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, nếu thấy các dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng thì bạn tốt nhất đừng cố gắng tự điều trị tại nhà. Một biến chứng có khả năng xảy ra là tình trạng nhiễm trùng tụ cầu khuẩn sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu chúng không được điều trị đúng cách.

Hiện tượng lỗ tai bị chảy nước vàng có thể chỉ là dấu hiệu đơn giản trong nhiều trường hợp do lượng ráy tai nhiều hòa lẫn với mồ hôi hoặc nước chảy ra ngoài tai. Tuy nhiên, nếu như bạn phát hiện thấy trong dịch có máu, thính lực giảm hoặc bị đau hay viêm nhiễm thì hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn thêm kiến thức nhằm bảo vệ sức khỏe cho đôi tai.

Các bệnh về Tai - mũi - họng là những bệnh thường gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Nhiều người rất chủ quan và không thèm quan tâm đến những vấn đề . Mặc dù đây chỉ là một trong những triệu chứng phổ biến của cảm cúm tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra các chứng bệnh nặng khác hoặc nặng hơn cả chính là có thể gây tử vong.Nghỉ ngơi và hàng ngày nên luyện tập để có thể có một sức khỏe, đề kháng tốt để có thể phòng ngừa các bệnh. Muốn vậy chúng tôi giới thiệu cho bạn may chay bo, ghế massage và xe đạp tập của tập đoàn thể thao Elipsport để bạn có thể tham khảo và sử dụng tại nhà để tăng cường sức khỏe của bản thân nhiều hơn.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Không. Dịch màu vàng thường là hỗn hợp của ráy tai và chất lỏng từ nước, xuất hiện sau khi bạn tắm rửa hoặc đi bơi bị nước vào tai. Đây là trường hợp không đáng lo ngại nhất dù cũng gây khó chịu cho người mắc phải.

Có nhiều bệnh lý liên quan đến việc lỗ tai bị chảy nước vàng bao gồm: Viêm tai ngoài là chứng bệnh nhiễm trùng tai gây ra bởi vi sinh vật. Bệnh thường xảy ra do có nước đọng trong ống tai khiến nấm hoặc vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm. Một số dấu hiệu khác của chứng bệnh viêm tai ngoài bao gồm sưng đỏ tai, giảm thính lực, ngứa tai, đau tai, chấn thương, sốt; Viêm tai giữa: Thường phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6–24 tháng. Bệnh được gây ra do vi sinh vật sản sinh tự do trong tai. Căn bệnh này có thể làm chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ, khi tích tụ đến mức tạo thành áp lực lớn đẩy màng nhĩ ra ngoài thì sẽ khiến màng nhĩ bị rách và chảy dịch. Một số dấu hiệu khác đi kèm nước vàng là mất thăng bằng, thính lực giảm, tai đau, khó ngủ, đau đầu, sốt cao.

Nhằm tìm ra nguyên nhân lỗ tai bị chảy nước vàng, bác sĩ sẽ tiến hành khám tai để tìm kiếm và phát hiện dấu hiệu tổn thương ở tai ngoài, ống tai, màng nhĩ xem có bị thủng hay không. Trong trường hợp phát hiện thấy có vật lạ trong tai, bác sĩ sẽ rửa ống tai để làm sạch hoặc làm thêm một số xét nghiệm hay thủ thuật khác để loại bỏ dị vật ra khỏi tai. Ở một vài trường hợp, bác sĩ sẽ lấy phần dịch tiết từ tai để làm xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như vi sinh vật.

Có nhiều phương pháp điều trị tai chảy dịch vàng tùy theo tình trạng bệnh như: Có thể không cần điều trị vì hệ thống tự miễn dịch trong cơ thể có khả năng tự chống lại nhiễm trùng; Dị vật mắc kẹt trong tai thì cần dùng đến phương pháp phẫu thuật.; Màng nhĩ thủng thường sẽ tự lành trong thời gian từ vài tuần đến 2 tháng mà không cần điều trị. Trong trường hợp không thể tự lành bị bệnh nhân cần được phẫu thuật để tái tạo lại màng nhĩ; Một số loại nước rửa tai có khả năng loại bỏ ráy tai hoặc các mảnh vụn khác khỏi tai, tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Có. Nếu gặp tình trạng tai chảy nước vàng sau khi bấm lỗ tai cùng với đau nhức, viêm sưng thì bạn rất có khả năng đã bị nhiễm trùng hoặc dị ứng khuyên tai. Tình trạng nhiễm trùng khi bấm lỗ tai sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị sớm. Nếu như bệnh nhân chủ quan, không chữa trị thì nhiễm trùng sẽ lan sang phần sụn và phát triển thành mô sẹo. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu nhiễm trùng kéo dài nhiều ngày, tai ngày càng chảy nhiều mủ, dịch vàng, sưng đau, thậm chí chảy máu. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, nếu thấy các dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng thì bạn tốt nhất đừng cố gắng tự điều trị tại nhà. Một biến chứng có khả năng xảy ra là tình trạng nhiễm trùng tụ cầu khuẩn sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu chúng không được điều trị đúng cách.

Video liên quan

Chủ Đề