Tại sao ngu

Ngủ ngáy là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải hiện tượng sinh lý bình thường mà nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nên cần được khắc phục sớm.

Khi dòng khí được hít thở bằng đường mũi và miệng bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng ngủ ngáy. Tình trạng này có thể do các yếu tố dưới đây gây nên:

Nghẹt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay do biến dạng ở mũi

– Cơ vùng họng và cơ lưỡi có vấn đề: Chúng ít hoạt động hoặc chùng xuống và gây áp lực lên đường thở

– Thừa cân, béo phí có thể làm mô vùng họng kém linh động và gây ngủ ngáy

– Trẻ nhỏ bị viêm amidan, VA hoặc hạch họng có kích thước lớn cũng gây ngủ ngáy

Ngủ nghỉ không điều độ khiến tinh thần mệt mỏi

– Vòng họng hoặc lưỡi gà dài, mềm có thể gây tắc nghẽn đường thở từ mũi xuông họng và phát ra tiếng ngáy khi ngủ

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn tác động xấu đến sức khỏe

Ngủ ngáy không đơn giản chỉ là ảnh hưởng đến người xung quanh bởi tiếng ngáy mà nó còn tác động xấu đến sức khỏe của chính bản thân người ngủ ngáy.

– Ngủ ngáy làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tim mạch

– Đường thở bị tắc nghẽn có thể gây ngừng thở kéo dài đến 10 giây

– Ngủ ngáy làm gián đoạn hô hấp và gây thức giấc khi ngủ

– Gây mất ngủ, ngủ không ngon do thường xuyên bị ngừng thở

– Ngừng thở kéo dài có thể dẫn đến tăng huyết áp

– Gây đau đầu kinh niên

– Làm giảm sự cung cấp oxy trong máu

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh nên cần được khắc phục càng sớm càng tốt.

Dưới đây là 10 cách bạn có thể áp dụng ngay để giảm thiểu tình trạng này:

Ngủ nghiêng

Có đến 60% người nằm ngửa khi ngủ và nghĩ rằng tư thế này tốt. Tuy nhiên, nằm ngửa lại không phải là tư thế tốt nhất khi ngủ. Bởi khi nằm ngửa, lưỡi và vòm họng có thể sụp xuống phía sau của thành cổ họn, gây âm thanh rung và ngáy khi ngủ.

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt, giúp hạn chế ngủ ngáy

Tư thế nằm nghiêng khi ngủ được cho là tốt nhất để giảm tình trạng ngủ ngáy. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gối dày hay đặt gối phía sau lưng khi nằm để hạn chế ngủ ngáy.

Giảm cân

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Trọng lượng quá lớn khiến cho đường hô hấp bị hẹp nên người béo phì sẽ dễ bị khó thở. Vì vậy, giảm cân cũng là một trong những cách giúp giảm tình trạng ngủ ngáy.

Tuy nhiên, việc gầy quá cũng không tốt nên bạn hãy duy trì cân nặng vừa phải để giúp bảo đảm sức khỏe được tốt nhất.

Tránh xa rượu và thuốc an thần

Rượu và thuốc an thần có thể giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhưng nó lại không hề tốt cho sức khỏe và có thể khiến bạn ngủ ngáy vì những chất này kích thích các cơ ở sau cổ họng tạo ra âm thanh khi ngủ.

Nếu bạn uống rượu hoặc thuốc an thần thì nên uống ít nhất trong 2 giờ trước khi ngủ để hạn chế tối đa tình trạng ngủ ngáy.

Gối cao khi ngủ

Gối cao có thể nâng đỡ đầu và giúp khắc phục tình trạng ngủ ngáy. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn độ cao phù hợp nếu không sẽ dễ gây đau cổ.

Ngoài ra, các chất trong gối ngủ có thể khiến bạn dị ứng và tạo âm thanh ngáy khi ngủ hoặc những hạt bụ hay lông thú cưng dính trên gối có thể kích thích hệ hộ hấp nên bảo cần giặt gối thường xuyên và thay đổi gối 6 tháng 1 lần để đảm bảo gối luôn sạch sẽ.

Chú ý thời gian ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp cơ thể hồi phục sau một ngày làm việc mệt nhọc và tạo tinh thần hứng khởi để chào đón ngày mới sau khi thức dậy. Bạn nên đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và hãy tập thói quen đi ngủ, thức dậy đúng giờ. Cơ thể hoạt động điều độ sự giúp bạn giảm được tình trạng ngủ ngáy.

Hãy bỏ thuốc lá ngay nếu bạn muốn khắc phục chứng ngủ ngáy

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá không hề tốt cho sức khỏe, có thể gây ra các bệnh về tim mạch, phổi và gây ung thư. Ngoài ra, thuốc là còn có thể gây tình trạng ngủ ngáy do nó làm giảm khả năng sử dụng oxy của cơ thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp. Vì vậy, cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

Thông thoáng đường thở

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Trọng lượng quá mức khiến đường hô hấp bị hẹp nên người béo phì sẽ khó thở. Vì vậy, giảm cân cũng là một trong những cách giúp giảm tình trạng ngủ ngáy.

Tập thể dục

Tập thể dục để tăng cường cơ bắp, cải thiện nhịp tim và tuần hoàn máu. Tập thể dục hằng ngày cũng có thể giúp điều chỉnh kiểu ngủ. Do đó, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm ngáy.  

Bữa ăn tối của bạn

Hãy chắc chắn rằng bạn ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ đảm bảo hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi nhằm tạo cho bạn có một giấc ngủ yên tĩnh.

Uống nhiều nước

Tình trạng thiếu nước có thể làm chất tiết trong mũi và vòm họng của bạn mềm và dính hơn nên dế gây ngủ ngáy. Vì vậy, hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng ngủ ngáy.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tiến sĩ Naomi Newman-Beinart, nhà dinh dưỡng và tâm lý học người Anh, cho biết ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn, bởi da có thời gian tái tạo.

"Da hoạt động rất chăm chỉ cả ngày để tự bảo vệ mình khỏi các tác nhân gây hại như tia UV, bụi bẩn và mồ hôi. Khi chúng ta ngủ, làn da làm nhiệm vụ tái tạo và sửa chữa. Trên thực tế, quá trình tái tạo ban đêm có thể nhanh hơn gấp ba lần ban ngày", Newman-Beinart, nói.

Ngoài ra, theo tiến sĩ Newman-Beinart, melatonin, một hormone giấc ngủ bắt đầu tăng trước khi ngủ, làm tăng cảm giác mệt mỏi, nhưng cũng tăng cơ hội để da tự phục hồi ban đêm.

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, đặc biệt là chức năng miễn dịch. Nếu bạn bị cảm lạnh và không còn chút sức lực, nó sẽ biểu hiện trên khuôn mặt: da sưng húp, mắt đỏ và chảy nước mũi.

Ảnh minh họa: Artillium House

Da căng mịn

Tiến sĩ Newman-Beinart cho biết, bạn ngủ càng đủ giấc, càng ít có khả năng xuất hiện nếp nhăn. Vì khi ngủ, cơ thể sản xuất các hormone tăng trưởng, một trong số đó là collagen, một loại hormone sửa chữa tế bào siêu quan trọng.

"Collagen đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch của chúng ta và được tìm thấy khắp cơ thể, bao gồm cả trong mắt, răng, xương, khớp, da và mạch máu", tiến sĩ Newman-Beinart nói.

Chuyên gia cho rằng, không có chất bổ sung hoặc chế độ ăn nào có khả năng sửa chữa cho cơ thể tốt bằng ngủ đủ. Tuy nhiên, nếu lịch làm việc và sinh hoạt buộc bạn phải ngủ ít, nên uống bổ sung collagen.

Mắt sáng

Nếu thiếu ngủ, bạn có thể thức dậy với đôi mắt đỏ ngầu hoặc sưng húp do tuần hoàn kém, theo tiến sĩ Newman- Beinart.

"Cách tốt nhất để tránh sưng húp mắt là ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn thức dậy với đôi mắt sưng húp, bạn có thể nên chườm mát vào buổi sáng hoặc đắp hai lát dưa chuột lạnh lên mắt, điều đó thực sự có tác dụng", tiến sĩ Newman - Beinart, nói.

Không nổi mụn

Một làn da sáng thường gắn liền với tuổi trẻ, và tiến sĩ Newman-Beinart cho rằng ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn không bị nổi mụn. Tuy nhiên, đi ngủ với làn da bẩn hoặc không được làm sạch đúng cách sẽ tạo cơ hội cho mụn bùng phát, dù ngủ đủ hay không.

"Da được làm sạch và dưỡng ẩm kỹ lưỡng trước khi ngủ, kết hợp với ngủ đủ tám tiếng là cách tốt nhất ngăn ngừa mụn và giữ da luôn tươi sáng, mịn màng", chuyên gia nói.

Thiếu ngủ cũng dẫn đến cảm giác lo lắng và căng thẳng, làm xáo trộn lịch ngủ, tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Tóc khỏe

Ngủ đủ giấc mang lại không chỉ một làn da khỏe mà còn giúp tóc mọc nhanh, óng ả. Ngược lại, ngủ kém khiến tóc mềm nhũn, thiếu sức sống và ngăn cản sự phát triển khỏe mạnh của tóc trong tương lai.

Thiếu ngủ kết hợp với căng thẳng tạo ra telogen effluvium, một dạng rụng tóc không vĩnh viễn, xảy ra trong thời kỳ như mang thai, bệnh tật hoặc một sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống.

Nhật Minh [theo The Sun]

Video liên quan

Chủ Đề