Tại sao nhà nước có bản chất xã hội

Trong video trước, chúng ta thấy rằng, khi xã hội có sản phẩm thặng dư, khi đó, xã hội sẽ xuất hiện người giàu và người nghèo. Từ đó, có Phân loại giai cấp. Để bảo vệ địa vị cũng như tài sản đang có, giai cấp giàu đã lập ra một tổ chức gọi là nhà nước để thống trị, đàn áp các giai cấp khác . Một lý do khác, Cùng với sự tan rã của thị tộc, những người cùng huyết thống không còn sinh sống trên địa bàn nhất định nữa, mà họ đã di chuyển và thực hiện những công việc khác nhau. Thị tộc tan rã đòi hỏi phải có tổ chức khác thay thế thị tộc quản lý xã hội cũng như điều hòa các mâu thuẫn giai cấp đang căng thẳng. Đây chính là lý do dẫn đến sự ra đời  của nhà nước.

          Vậy khái niệm Nhà nước được xác định là:  

"Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền."
 

Nhà nước tư sản


          Ví dụ thực tế: Nhà nước phong kiến khi xuất hiện, sẽ sử dụng quyền lực chính trị, bộ máy chuyên chế cưỡng chế nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến. Hay như, Nhà nước tư bản chủ nghĩa ra đời sau cũng sẽ sử dụng quyền lực chính trị để bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp tư sản.
          Bây giờ, để hiểu rõ hơn về Nhà nước, ta sang phần tiếp theo:

2. Bản chất của Nhà nước.

Bản chất nhà nước là thuộc tính bên trong gắn liền với nhà nước. Nhà nước xuất hiện từ những nhu cầu chính là điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng và quản lý xã hội trong vòng trật tự, ổn định. Do đó, nhà nước luôn có hai thuộc tính, đó là tính

giai cấp và tính xã hội. Làm rõ bản chất của nhà nước cũng là cơ sở để phân biệt kiểu nhà nước này với kiểu nhà nước khác.


 

Nhà nước chủ nô

Ví dụ: Nhà nước chủ nô khác với Nhà nước phong kiến và khác với nhà nước Tư bản chủ nghĩa.

Xuất phát từ việc Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong lòng xã hội có giai cấp nên nhà nước có tính giai cấp sâu sắc. Để đảm bảo quyền lực và lợi ích,  giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như một công cụ sắc bén để thực hiện sự bảo vệ giai cấp mình, đồng thời, thiết lập, củng cố và duy trì trật tự, ổn định xã hội. Bộ máy cưỡng chế sắc bén của nhà nước gồm: quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù... Nhà nước có thể tác động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội. thông qua ba dạng quyền lực sau: quyền lực về kinh tế, quyền lực về chính trị và quyền lực về tư tưởng.

 Đối với Quyền lực về kinh tế:

      Nhà nước được quyền áp đặt chính sách kinh tế bắt buộc đối với mọi thành phần trong khuôn khổ quốc gia. Thường thì, các chính sách này của nhà nước bao giờ cũng thể hiện một cách trực tiếp lợi ích kinh tế của giai cấp cầm quyền. Mỗi kiểu nhà nước có chính sách kinh tế và ngân sách riêng. Ngân sách nhà nước được lập ra để nhà nước xây dựng và thực hiện các mục tiêu, nó thường được huy động từ nhiều nguồn: Ví dụ: các chính sách Thuế, Phí và các khoản đóng góp bắt buộc khác, các nguồn viện trợ và chính sách về đầu tư, chính sách tăng giảm lãi suất ngân hàng, chính sách giới hạn hàng hóa xuất nhập khẩu…. Nhà nước sẽ điều tiết nền kinh tế hướng theo mục tiêu mà mỗi nước hướng tới. Mỗi nhà nước có chính sách kinh tế riêng, phù hợp với đặc trưng và tính chất của giai cấp thống trị. Chẳng hạn, chính sách thuế của nhà nước phong kiến khác với chính sách thuế của nhà nước Tư bản chủ nghĩa. Nhà nước phong kiến chủ yếu thu địa tô và thuế của tiểu thương; trong khi , nhà nước tư bản chủ nghĩa thu thuế từ nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác nữa như lái buôn, thương nhân, thuế thuộc địa, thuế giá trị gia tăng…. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải nhấn mạnh, nhà nước có quyền lực bắt buộc về kinh tế đối với các chủ thể trong phạm vi quản lý.
 

Nhà nước tư sản Châu Âu

Đối với Quyền lực về chính trị:

Xuất phát từ bản chất nhà nước là một bộ máy cưỡng chế của giai cấp thống trị. Hay nói cách khác, Giai cấp thống trị đem ý chí của mình áp đặt thành ý chí nhà nước với các công cụ cưỡng chế. Nhà nước là tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác. Ý chí của nhà nước có sức mạnh bắt buộc các giai cấp khác phải tuân theo một trật tự do giai cấp thống trị đặt ra, phải phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước sử dụng các công cụ quân đội, nhà tù, cảnh sát, tòa án…. Để thực hiện quyền lực chính trị.
Ví dụ: nhà nước phong kiến sử dụng quân đội để đàn áp các lực lượng nổi dậy của nông dân để giữ vững quyền lực chính trị.

  Về Quyền lực tư tưởng:

Thông qua nhà nước giai cấp thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội, bắt các giai cấp khác lệ thuộc mình về mặt tư tưởng. Nhà nước sử dụng các công cụ thể hiện quyền lực tư tưởng như: giáo dục, văn hóa, tôn giáo… để thực hiện quyền lực tư tưởng.

b. Tính xã hội.

Chúng ta biết rằng, nhà nước ra đời xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Thành lập nhà nước, giai cấp thông trị vẫn phải đối mặt trước những thách thức từ sự vùng dậy bởi các giai cấp khác. Cho nên, để dung hòa các mâu thuẫn xã hội và củng cố địa vị thống trị, thì nhà nước phải quan tâm đến giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong lòng xã hội. Nhà nước cần phải giải quyết các công việc mang tính xã hội, phục vụ lợi ích chung của xã hội như xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, đê điều, trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống, công viên, bảo vệ môi trường, phòng chống các dịch bệnh, an ninh quốc phòng, các vấn đề xã hội có tính toàn cầu... Thực tế cho thấy, khi nhà nước làm tốt tính xã hội thì càng củng cố quyền lực thống trị của giai cấp cầm quyền. Điều này, chúng ta có thể thấy ở các nước tư bản chủ nghĩa, khi giai cấp tư sản nắm chính quyền, nhà nước vẫn phải thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo vệ môi trường, nghiệp đoàn… để thực hiện tính xã hội. Như vậy, Ở bất kỳ nhà nước nào cũng luôn luôn tồn tại tính giai cấp và tính xã hội. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt của hai thuộc tính này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, đạo đức, tư tưởng... của các nước khác nhau.

Xét về nguyên tắc, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các kiểu nhà nước trước đó. Bản chất này là do cơ sở kinh tế – chính trị và các đặc điểm của việc tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị trong chế độ xã hội chủ nghĩa quy định.

..

Những nội dung cùng được quan tâm:

..

1. Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về bản chất, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”.

>>> Xem thêm: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất

– Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ.

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện;

+ Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ;

+ Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước;

+ Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị.

>>> Xem thêm: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài những đặc điểm thể hiện bản chất chung giống bất kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa thì còn có những đặc điểm riêng thể hiện nét riêng có của mình, cụ thể: Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân; Nhà nước mang tính nhân đạo sâu sắc, tất cả vì giá trị con người; Nhà nước ta mở rộng chính sách đối ngoại, hướng tới việc góp phần xây dựng một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

Những đặc điểm của Nhà nước ta được thể hiện nhất quán trong các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Điều 2 Hiếu pháp 2013 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể:

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:

a] Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp này. Tính tiên phong của giai cấp công nhân
được thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội.

b] Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại.

c] Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật.

Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người.

d] Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…

Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Xem thêm:

Các tìm kiếm liên quan đến Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo hiến pháp 2013, liên hệ nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, sự ra đời và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trình bày bản chất chức năng của nhà nước chxhcn việt nam, trình bày bản chất của nhà nước, chức năng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam mang bản chất của giai cấp nào

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013?

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Bản chất, Nhà nước, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, 27682

Video liên quan

Chủ Đề