Tại sao nói ruột non là cơ quan quan trọng nhất của hệ tiêu hóa

Đường ruột là cơ quan hết sức diệu kỳ, nó hoạt động độc lập với não bộ, bằng chứng chính là đường ruột vẫn có thể hoạt động bình thường ngay cả khi tủy sống – cơ quan trung gian truyền đạt thông tin từ não bộ bị tổn thương. Hãy cùng Prudential tìm hiểu về bộ phận được các chuyên gia y học ưu ái gọi là “bộ não thứ hai của cơ thể” nhé!

Đầu thế kỷ XIX, William Bayliss và Ernest Henry Starling - hai tiến sĩ Sinh lý học thuộc Đại học London đã nghiên cứu chi tiết cấu tạo, chức năng của ruột và tiến hành thí nghiệm trên động vật. Kết quả cho thấy hệ tiêu hóa vẫn có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, ngay cả khi đã cắt nó khỏi mạng thần kinh tủy sống nối với não bộ.

Từ năm 1907, hai nhà khoa học người Úc là Marvin Oka và Grant Soousalu đã nhấn mạnh vai trò của đường ruột như “bộ não thứ hai” của cơ thể trong cuốn sách “mBraining” của họ. Tuy nhiên, mãi đến gần 100 năm sau, kết luận này mới chính thức được công nhận.

Năm 1998, Michael D. Gershon - tiến sĩ Y khoa, nhà thần kinh học ở Mỹ một lần nữa khẳng định đường ruột là "bộ não thứ hai" của con người qua thí nghiệm của ông. Michael đã phát hiện chất truyền dẫn thần kinh Serotonin trong não xuất hiện tại đường ruột. Sau khi nghiên cứu sâu hơn, ông nhận ra 95% hormone Serotonin được tạo ra trong đường ruột. Hormone serotonin được biết đến phổ biến trong việc điều tiết tâm trạng, mang lại cảm giác hạnh phúc. Nhưng thật ra, hormone này còn có tác dụng trong việc cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột và đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Chính vì thế, trong cuốn sách “The Second Brain – Trong đường ruột cũng có một bộ não”, Tiến sĩ Michael đã kết luận rằng: "Đường ruột sở hữu một hệ thần kinh riêng biệt, có thể tạo ra các phản xạ mà không cần đến một mệnh lệnh từ não hay tủy sống". Cũng giống như tổ chức một bộ não, đường ruột cũng phát ra và tiếp nhận các xung động thần kinh, ghi chép lại và phản ứng trả lời. 

Giáo sư Emeran Mayer, chuyên gia nghiên cứu dạ dày - ruột ở trường đại học California [Mỹ], cho biết đường tiêu hóa liên kết chặt chẽ với não bộ đến nỗi các nhà khoa học thường dùng cụm từ "hệ trục ruột - não" khi đề cập đến hai cơ quan này. Đường ruột đạt trạng thái cân bằng lý tưởng khi số lượng vi khuẩn có lợi được duy trì ở mức 85% so với 15% vi khuẩn có hại. Khi cán cân bị mất thăng bằng, các vấn đề về thể chất và tinh thần bắt đầu xuất hiện. Từ chứng tự kỷ ở trẻ em, đến việc trầm cảm hay sa sút tinh thần ở người lớn đã được xác định là có liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh vật này, dẫn đến tình trạng viêm của ruột và các bộ phận khác. 

Kulreet Chaudhary - chuyên gia thần kinh học của Bệnh viện Scripps Memorial cho rằng giúp đường ruột trở nên khỏe mạnh hơn sẽ có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn đường ruột có ích phát triển, từ đó thúc đẩy sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và giúp cho hệ thần kinh đường ruột phản ứng nhanh nhạy hơn đối với thực phẩm độc hại.

Đồng thời, Hiromi Shinya - vị giáo sư, bác sĩ người Nhật Bản nổi tiếng và là tác giả bộ sách “The Enzyme Factor” [Nguyên tố Enzyme] bán chạy trên thế giới đã từng tuyên bố rằng khi hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể không sạch sẽ, con người sẽ dễ mắc phải nhiều bệnh tật. Để giữ gìn "bộ não thứ hai", bên cạnh chế độ "ăn lành" tức là ăn những thức ăn sạch, tốt cho sức khỏe, chúng ta cũng cần tuân thủ một lối sống lành mạnh. Hãy thử áp dụng những bí quyết sau của Prudential để bảo vệ sức khỏe đường ruột một cách tự nhiên.

1. Bổ sung chất xơ mỗi ngày

 Theo bác sĩ Hiromi Shinya, thực đơn tốt cho sức khỏe phải gồm 85-90% thực vật [trong đó 50% là ngũ cốc nguyên hạt, 30% là rau xanh và 5-10% còn lại là trái cây hoặc các loại hạt], chỉ 10-15% còn lại là protein động vật.

Một chế độ ăn giàu chất xơ đã được chứng minh sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược, trĩ hoặc viêm ruột thừa.

2. Giảm lượng đường nạp vào

Ăn nhiều đường có thể gây rối loạn chức năng đường ruột, làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy aspartame dùng trong sản xuất chất làm ngọt nhân tạo làm tăng số lượng chủng vi khuẩn liên quan đến bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.

3. Uống nước đủ và đúng

Nước là thành phần chiếm đến hơn 70% cơ thể con người, gần như các bộ phận trong cơ thể người đều chứa nước, chẳng hạn máu chứa 96% nước, mắt chứa 95% nước, 83% nước là thành phần cấu tạo não, gan chứa 86% nước. Do đó, để duy trì sự sống và giữ gìn sức khỏe tốt, chúng ta cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày và nên uống “nước tốt”. Nước tốt là nước có tính kiềm mạnh, giàu chất chống oxy hóa, đồng thời chứa nhiều khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể. Đồng thời, bạn cần uống trước bữa ăn một giờ và nên uống 1-3 cốc nước đầu tiên vào buổi sáng, tránh uống nước ngay trước khi ngủ hoặc khi thức giấc nửa đêm để thận không phải làm việc quá tải.

4. Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng [stress] là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tổn hại cho hệ tiêu hóa. Khi bạn căng thẳng, hệ thần kinh sẽ tiết ra nhiều axit clohydric [Hcl] trong cơ thể - nhân tố gây tổn hại niêm mạc dạ dày nặng nề, gây tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Do đó, việc kiểm soát căng thẳng là hết sức quan trọng đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe đường ruột nói riêng. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố gây căng thẳng tâm lý, ngay cả căng thẳng trong thời gian ngắn cũng có thể phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để giảm stress, bạn nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập yoga, thiền định.

5. Vận động thường xuyên

Vận động và tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để cải thiện hệ tiêu hóa. Dáng đứng thẳng và các vận động sẽ giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng kích thích cơ thể sản sinh chất kháng viêm để giảm nhẹ các chứng viêm ruột.

Nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra, các vận động viên có hệ sinh vật đường ruột lớn hơn nhiều so với những người khác. Một người trưởng thành nên dành ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần, cùng với các hoạt động tăng cường cơ bắp hai ngày trở lên mỗi tuần.

6. Từ bỏ thói quen xấu

Những thói quen xấu như hút thuốc, uống quá nhiều rượu và ăn khuya không tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy hút thuốc làm gia tăng vi khuẩn có hại và giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột như bệnh viêm ruột. Thói quen ăn đêm cũng không tốt cho sức khỏe, khiến dạ dày phải làm việc nhiều, gây tăng cân, béo phì và gây nguy cơ tăng đường huyết do giảm lượng insulin trong cơ thể.  Vì thế, bạn hãy xem xét thay đổi các thói quen này nếu muốn “bộ não thứ hai” của luôn khỏe mạnh.

7. Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu trên động vật năm 2014 chỉ ra thói quen ngủ không đủ giấc và rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như Hội chứng ruột kích thích, và viêm loét đại tràng. Vì thế, bạn nên thiết lập thói quen ngủ lành mạnh bằng cách đi ngủ trước 11 giờ tối và nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.

8. Bổ sung dinh dưỡng, men vi sinh, khuẩn tiêu hóa và kẽm

Để tăng cường vi khuẩn có lợi trong ruột, bạn có thể bổ sung men vi sinh từ các sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc lợi khuẩn từ thực phẩm lên men như dưa muối, kimchi, sữa chua, trà kombucha, tương miso...

Bên cạnh đó, kẽm cũng là một khoáng chất rất quan trọng để điều tiết hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm đại tràng. Theo khuyến cáo, lượng kẽm cần thiết phải bổ sung hàng ngày là 8mg cho phụ nữ và 11mg cho nam giới. Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm hải sản, thịt bò, đậu nành và các loại hạt có dầu [hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...]

Hãy cùng Prudential lên kế hoạch chăm sóc “bộ não thứ hai” vô cùng quan trọng với các bí quyết ăn lành sống khỏe ngay từ hôm nay nhé!

Nếu hiểu rõ về hệ tiêu hóa cũng như cách hoạt động của những cơ quan này, bạn có thể bảo vệ, cải thiện hoạt động của cơ quan này tốt hơn, đồng thời phòng tránh nhiều bệnh lý liên quan.

1. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?

Hệ tiêu hóa con người gồm rất nhiều cơ quan, bắt đầu từ miệng là nơi nhận thức ăn đến hậu môn thải chất không tiêu hóa được ra ngoài. Cơ quan này chịu trách nhiệm phá vỡ cấu trúc, hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm để sử dụng cho hoạt động sống. Để thực hiện điều này, cần sự kết hợp của cả hoạt động nhai, nghiền cơ học và các enzyme phân hủy sinh học.

Hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan, giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể

Dưới đây là các chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa:

1.1. Cổ họng

Cổ họng là nơi tiếp nhận thức ăn từ miệng để đi xuống thực quản. Đây chỉ là cơ quan trung gian giúp vận chuyển thức ăn.

1.2. Thực quản

Thực quản nằm dưới cổ họng, là một ống dài có chức năng đưa thức ăn xuống dạ dày. Thực quản tạo những cơn nhu động co thắt để đẩy thức ăn xuống, đồng thời giữ thức ăn ở dạ dày không bị trào ngược lên bằng một “van” cơ học.

1.3. Túi mật

Đây là một túi nhỏ, nằm sát gan. có chiều dài khoảng 80 - 100mm. Túi mật có tác dụng co bóp đẩy dịch mật vào ống mật chủ, từ đó vào tá tràng và xuống ruột non, giúp tiêu hóa các chất béo. Túi mật có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể.

1.4. Gan

Gan có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp tổng hợp protein huyết tương, dự trữ glycogen và thải độc. Đây được ví như nhà máy hóa chất của cơ thể, đảm trách và điều hòa các phản ứng hóa sinh.

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, phân hủy thức ăn quan trọng

1.5. Dạ dày

Dạ dày là cơ quan quan trọng, nó được cấu tạo dạng một cái túi gồm rất nhiều cơ. Khi tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống, acid và enzyme sẽ được tiết ra, trộn lẫn với thức ăn để thủy phân các protein và dưỡng chất cần thiết.

Thời gian lưu trữ của thức ăn tại dạ dày khá lâu do phải thực hiện quá trình phân hủy hầu hết thức ăn, kết quả là dạng chất lỏng hoặc bột nhão sẽ được di chuyển xuống ruột non.

1.6. Ruột non

Ruột non của con người dài đến 6 mét, là nơi thức ăn sẽ tiếp tục được phân hủy, phá vỡ cấu trúc nhờ các enzyme tiết ra từ mật gan hoặc tuyến tụy. Với chiều dài như vậy¸ nhu động ruột giúp thức ăn di chuyển suốt cơ quan này, đồng thời trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa.

Thức ăn qua ruột non tiếp tục được phân hủy tại tá tràng, sau đó dưỡng chất được hấp thụ tại hỗng tràng và hồi tràng trước khi chuyển vào máu.

1.7. Đại tràng

Khi quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất kết thúc, các chất còn lại không hấp thu được sẽ được chuyển xuống đại tràng ở dạng lỏng. Tại đây đại tràng tiếp tục hút nước từ dịch để chuyển chất thải thành dạng rắn, hay còn gọi là phân. Thông thường, phân được xử lý ở đại tràng trong khoảng 36 giờ.

Đại tràng là nơi xử lý thức ăn dư thừa thành phân

Phân chủ yếu chỉ gồm mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Vi khuẩn này cũng thực hiện nhiều chức năng hữu ích cho cơ thể như: tổng hợp Vitamin, xử lý chất thải, cặn lắng, bảo vệ cơ thể chống lại khuẩn hại.

1.8. Trực tràng

Trực tràng nằm ngay dưới đại tràng, có chiều dài khoảng 20cm. Khi phân được di chuyển xuống đây, các dây thần kinh đặc biệt sẽ bị kích thích, sau đó truyền tín hiệu đến vỏ đại não cho biết bạn cần đi đại tiện.

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chức năng này hoạt động chưa hoàn thiện nên trẻ chưa thể đi đại tiện tự chủ. Ở người lớn, khi muốn đi vệ sinh, não lại truyền tín hiệu làm giãn cơ vòng để đẩy phân ra khỏi cơ thể. Nếu muốn nhịn, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh, tạm thời bỏ qua cảm giác muốn đi vệ sinh, phân tiếp tục được giữ lại tại đây.

Thức ăn trải qua quá trình tiêu hóa dài để cơ thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất

1.9. Hậu môn

Hậu môn là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa, được cấu tạo từ cơ sàn chậu và cơ thắt hậu môn. Chức năng của cơ quan này là lưu trữ và đào thải phân. Khi đi vệ sinh, hậu môn sẽ tiết dịch nhầy bôi trơn để phân có thể di chuyển dễ dàng khỏi cơ thể.

Như vậy, tiêu hóa thức ăn ở con người là một quá trình dài, phức tạp với sự tham gia, phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bất cứ vấn đề xảy ra ở một cơ quan nào của hệ tiêu hóa đều có thể ảnh hưởng, làm định trệ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất.

2. Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn cần ăn gì?

Khi các cơ quan này hoạt động không tốt, bạn có thể gặp phải nhiều tình trạng như: táo bón, trĩ, trào ngược dạ dày, suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất,… Với các rối loạn không phải bệnh lý, bạn có thể xử lý, tăng cường hệ tiêu hóa mà không cần dùng thuốc bằng các loại thực phẩm như:

2.1. Nước

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Cơ thể người cần được hấp thu từ 2- 3l nước lọc mỗi ngày, bạn cần uống nhiều hơn nếu tập thể dục, làm việc quá sức hoặc sống trong điều kiện khí hậu nóng.

Ngoài nước lọc, bạn cũng nên ăn nhiều loại trái cây, rau quả chứa nhiều nước như: bí xanh, dâu, dưa, cần tây, dưa chuột,…

Uống nhiều nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

2.2. Chất béo tốt

Bạn cần bổ sung đủ lượng chất béo vào cơ thể, tuy nhiên ưu tiên chất béo tốt để hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả. Thực phẩm giàu chất béo tốt nên bổ sung gồm: hạt chia, quả óc chó, các loại cá béo [cá thu, cá hồi, cá mòi], hạt lanh,…

2.3. Chất xơ

Cơ thể không có enzyme tiêu hóa chất xơ, song dưỡng chất này rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Chất xơ hòa tan chứa nhiều trong yến mạch, lúa mạch, các loại đậu, trái cây,… có khả năng hấp thu nước thành dạng gel di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa. Hấp thụ nhiều chất xơ này giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa, ngăn chặn hấp thu cholesterol và đường vào máu.

Chất xơ không hòa tan có nhiều trong bột mì nguyên cám, đậu, quả hạch, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt,… Dưỡng chất này không hòa tan trong nước nên cơ thể không thể phân hủy và hấp thu song sẽ làm tăng khối lượng, thúc đẩy đào thải cặn bã, sản phẩm dư thừa của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra một số chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt như: Glutamine, Probiotic, kẽm,…

Như vậy, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Hi vọng những thông tin MEDLATEC cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cơ chế hoạt động, từ đó bảo vệ và tăng cường hoạt động cho các cơ quan này hiệu quả hơn.

Video liên quan

Chủ Đề