Tại sao tai lại đỏ và nóng

Rosacea [còn gọi là chứng đỏ mặt] là một tình trạng ửng đỏ của da. Vì Rosacea liên quan tới thẩm mĩ nên nó có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, giao tiếp và công việc của bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu về Rosacea qua bài viết dưới đây.

Rosacea là một tình trạng ửng đỏ da, chủ yếu ảnh hưởng tới da vùng mặt. Rosacea là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất ở những phụ nữ trung niên với làn da sáng màu. Cho tới hiện nay chưa có hiểu biết thật sự rõ ràng về Rosacea.

Rosacea gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ của người bệnh, do đó có thể gây tác động tiêu cực về tâm lí trong cuộc sống. Kiên trì điều trị có thể giúp kiểm soát Rosacea ở một mức độ nhất định.

Da ửng đỏ do đâu?

Cho tới hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng da ửng đỏ hai bên má vẫn chưa được tìm ra, nhưng có một số các yếu tố nguy cơ nhất định. Rất có thể sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ là khởi nguồn xuất hiện Rosacea, tuy nhiên chưa có bằng chứng chắc chắn cho điều này. Vệ sinh không tốt không dẫn tới Rosacea.

Các yếu tố nguy cơ của hiện tượng da ửng đỏ bao gồm:

Nhiều chuyên gia tin rằng sự bất thường của mạch máu vùng mặt là yếu tố chính gây ra Rosacea. Điều này có thể giải thích các triệu chứng như nóng bừng, nổi ửng đỏ trên da và nổi mạch máu kéo dài. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra bất thường mạch máu lại không rõ.

Nghiên cứu gần đây cho thấy những yếu tố khởi phát từ bên ngoài như tia cực tím, đồ ăn cay, rượu [đặc biệt là rượu vang đỏ], tập luyện, căng thẳng, nóng và lạnh có thể kích hoạt một số phân tử trong da được gọi là các peptide. Nồng độ các peptide tăng lên có thể tác động lên hệ miễn dịch hoặc hệ thần kinh - mạch máu của da. Sự hoạt hóa các hệ này gây ra các hiện tượng giãn mạch, da ửng đỏ và viêm.

Các loài vi mạt [mạt có kích thước rất nhỏ] có tên demodex folliculorum thường sống trên da người và vô hại, nhưng với người mắc Rosacea số lượng vi mạt tồn tại đặc biệt lớn, và rất có thể điều này là một trong các yếu tố gây nên đỏ mặt. Hiện nay người ta chưa chắc chắn vi mạt là nguyên nhân hay là hậu quả của da ửng đỏ, nhưng có một số giả thuyết về việc các triệu chứng của bệnh là do các phản ứng của da với vi khuẩn có trong phân của mạt.

Rosacea dường như có tính chất gia đình, mặc dù vẫn chưa rõ yếu tố di truyền nào có liên quan hoặc di truyền giữa các thế hệ như thế nào.

Hiện tượng da ửng đỏ có một số yếu tố gây khởi phát. Các yếu tố này không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra Rosacea, nhưng nó làm cho các triệu chứng xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng hơn, bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời;
  • Căng thẳng;
  • Thời tiết nóng hoặc lạnh;
  • Gió mạnh;
  • Luyện tập gắng sức;
  • Đồ uống có cồn;
  • Tắm nước nóng;
  • Đồ ăn cay;
  • Thức uống nóng;
  • Không khí ẩm;
  • Caffeine;
  • Mãn kinh;
  • Sản phẩm từ sữa;
  • Các bệnh lí và thuốc điều trị bệnh nhất định.

Đa số người mắc Rosacea biểu hiện các triệu chứng theo đợt, nghĩa là có một thời gian các triệu chứng nặng lên, sau đó là một thời gian các biểu hiện nhẹ đi. Triệu chứng của da ửng đỏ có thể xuất hiện khác nhau tùy từng người, bao gồm:

  • Ửng đỏ: Là hiện tượng da trở nên đỏ trong một thời gian ngắn, thường là vài phút. Ửng đỏ chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt, đôi khi có thể lan xuống cổ và ngực. Một số trường hợp đỏ mặt xuất hiện kèm cảm giác nóng bừng.
  • Hồng ban kéo dài: Hồng ban xuất hiện dưới dạng như một vùng cháy nắng tồn tại kéo dài, và trong nhiều trường hợp khiến bệnh nhân bị người khác tưởng nhầm là người lạm dụng rượu. Hồng ban thường ở vị trí má, mũi và cằm, nhưng cũng có thể ở trán, cổ và ngực.
  • Giãn mạch máu: Theo thời gian các mạch máu ở da trở nên giãn vĩnh viễn và có thể nhìn thấy rõ.
  • Nốt sần và mụn mủ.
  • Da dày lên: Những người bị Rosacea mức độ nặng có thể gặp tình trạng da dày lên, thường là khu vực quanh mũi, khiến mũi có hình dáng bất thường [mũi phì đại]. Mũi phì đại không thường gặp, là triệu chứng nặng, xuất hiện sau nhiều năm bị bệnh, và thường chỉ gặp trên bệnh nhân nam giới.

Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm:

  • Da nhạy cảm: Cảm giác nóng bỏng, ngứa, và đau.
  • Da khô ráp.
  • Sưng mặt [phù bạch mạch].

Rosacea gần như không bao giờ xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn [tổn thương sẹo hóa].

Hiện tượng da ửng đỏ có một dạng ảnh hưởng tới mắt, với các triệu chứng biểu hiện là:

  • Cảm giác có vật gì đó trong mắt.
  • Khô mắt.
  • Cảm giác kích thích, xuất hiện vằn đỏ ở mắt.
  • Viêm mi mắt.

Rosacea đôi khi khiến giác mạc bị viêm và tổn thương, và các biểu hiện nghiêm trọng có thể xuất hiện là:

  • Đau mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Suy giảm thị lực.

Suy giảm thị lực là biểu hiện nghiêm trọng của Rosacea

Nếu các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên xuất hiện kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường về mắt, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, bởi viêm giác mạc không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Hiện nay không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán Rosacea. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử, bệnh sử và thăm khám lâm sàng, đồng thời có thể chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lí khác.

Điều trị Rosacea nhằm mục đích kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, bởi vậy điều trị càng sớm thì càng hạn chế được sự tăng nặng của bệnh. Thời gian điều trị Rosacea tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vào mức độ nặng của bệnh nhân. Một điểm cần lưu ý trong điều trị là Rosacea hay tái phát.

6.1 Thuốc điều trị

Loại thuốc điều trị mà bác sĩ chỉ định sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể phải sử dụng phối hợp thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Thuốc tại chỗ: Các loại thuốc tại chỗ được sử dụng dưới dạng kem hoặc gel bôi lên vùng da biểu hiện bệnh. Các loại thuốc thường dùng là brimonidine [Mirvaso], oxymetazoline [Rhofade], azelaic acid [Azelex, Finacea], metronidazole [Metrogel, Noritate,...], và một loại thuốc rất mới là ivermectin [Soolantra].
  • Kháng sinh đường uống: Sử dụng với trường hợp da ửng đỏ mức độ trung bình và nặng có xuất hiện mụn mủ.
  • Thuốc trị trứng cá đường uống: Nếu bệnh nhân bị da ửng đỏ mức độ nặng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị trứng cá đường uống là isotretinoin [Amnesteem, Claravis,...] để điều trị các tổn thương giống như trứng cá của Rosacea.

6.2 Các liệu pháp

Liệu pháp laser và các liệu pháp ánh sáng khác có thể giúp làm giảm sự ửng đỏ do mạch máu bị giãn.

6.3 Tránh các yếu tố gây khởi phát bệnh

Hãy cố gắng tránh các yếu tố gây khởi phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng da ửng đỏ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

XEM THÊM:

Nóng trong người, một cảm giác khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và bạn muốn tìm cách hạ nhiệt nhưng đôi khi không thành công. Bởi có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nóng trong người và với mỗi nguyên nhân sẽ có một cách xử lý khác nhau.

Gặp vấn đề về tuyến giáp có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nóng trong người. Với tình trạng cường giáp, tuyến giáp sẽ tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Điều này làm tăng tốc độ cơ thể, biến nhiên liệu thành năng lượng, khiến bạn bị nóng.

Cùng với đó bạn có thể thấy khát nhiều hơn, đói hơn, đổ mồ hôi và tim đập mạnh. Bạn cũng có thể bị tiêu chảy hoặc phát ban, ngứa. Phụ nữ có thể có kinh ít hơn hoặc bị trễ kinh hoặc khó mang thai.

Đó là khi một người phụ nữ ngừng có kinh, thường vào khoảng 50 tuổi. Bạn sẽ có khả năng bị "bốc hỏa". Đây là sự tăng nhiệt độ cơ thể đột ngột, ngắn ngủi. Thời kỳ mãn kinh có thể gây đổ mồ hôi dữ dội, chóng mặt và tim đập nhanh.

Các triệu chứng này thường bắt đầu trước kỳ kinh cuối cùng của bạn và có thể kéo dài trong vài năm. Nếu chúng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm soát chúng bằng liệu pháp hormon thay thế, thuốc và thay đổi lối sống.

Suy buồng trứng là khi buồng trứng của phụ nữ không tạo ra lượng hormone estrogen bình thường hoặc không giải phóng trứng một cách thường xuyên. Do đó bạn có thể khó mang thai.

Bạn cũng có thể bị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm giống như các triệu chứng mãn kinh. Trong trường hợp này hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy những vấn đề này hoặc mất kinh, ít ham muốn tình dục và khô âm đạo.

Cơ thể của bạn hoạt động tốt nhất ở khoảng 37०C [98,6०F]. Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức đó khiến bạn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi. Điều này thường xảy ra khi cơ thể cố gắng chống lại sự xâm nhập vi trùng như virus hoặc vi khuẩn.

Uống đủ nước, nghỉ ngơi và thuốc không kê đơn có thể giúp bạn hạ thân nhiệt. Nhưng nếu bạn sốt từ 39,5०C trở lên hoặc nếu cảm thấy tồi tệ hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng này. Hãy đến phòng cấp cứu nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, cứng cổ, lú lẫn hoặc co giật.

Sốt có thể làmlàm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao

Caffeine có thể giúp bạn tỉnh táo hơn và ít buồn ngủ hơn vào buổi sáng, nhưng điều này cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Khi sử dụng quá nhiều chất này có thể làm tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu, tăng axit trong dạ dày và gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Bạn hãy đọc kỹ thành phần trên bao bì về trà, nước ngọt, sô cô la và thuốc trước khi mua/sử dụng. Đánh giá phản ứng của chính bạn để tìm ra bao nhiêu caffeine là quá nhiều cho bạn.

Cảm giác như nhiệt độ cơ thể của bạn tăng vọt khi bạn ăn những quả ớt cay cay. Thức ăn cay dường như làm tăng nhiệt độ cơ thể và thậm chí có thể khiến bạn đổ mồ hôi. Tuy nhiên không có gì phải lo lắng về hiện tượng này. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều gia vị có vẻ tốt cho bạn. Chỉ cần không lạm dụng quá vào trong chế độ ăn.

Tập luyện thể dục chăm chỉ và đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn. Điều đó tạo ra nhiều nhiệt lượng hơn. Cơ thể bạn cố gắng loại bỏ nó bằng cách đưa máu ấm đến những mạch máu gần da hơn và làm mát nó bằng cách đổ mồ hôi.

Nhưng đôi khi cơ chế này không thể loại bỏ nhiệt lượng đủ nhanh và nhiệt độ bên trong cơ thể của bạn tăng lên. Hiện tượng này dễ xảy ra hơn khi trời nóng và ẩm, khi đó có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Cơ thể của bạn cố gắng giữ cho mình ở mức 37०C [98,6०F] với bất kể thời tiết như thế nào. Khi trời nóng và ẩm, cơ thể bạn chuyển máu lên bề mặt da và làm mát bằng cách đổ mồ hôi. Nhưng cơ chế này không phải hoạt động ngay lập tức mà cần đợi cho đến khi cơ thể đạt đến một nhiệt độ nhất định. Con số chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và mức độ thể chất của bạn, nhưng bạn có thể cảm thấy nóng ngay cả khi cơ thể bạn đã cố gắng hạ nhiệt.

Với căn bệnh tiểu đường, các mạch máu không giãn hoặc mở rộng ra, điều này khiến cho việc đưa máu lên bề mặt da và thoát nhiệt qua da khó khăn hơn. Các tuyến mồ hôi được cho là làm mát da cũng không hoạt động bình thường. Điều đó khiến việc hạ nhiệt độ cơ thể trở nên khó khăn hơn nhiều so với bình thường.

Bệnh lý tiểu đường làm làm tăng thân nhiệt của người bệnh

Khi bạn lớn tuổi hơn, hệ thống làm mát cơ thể có thể không hoạt động nữa. Nếu bên ngoài trời nóng, tim của bạn cần bơm nhiều máu hơn lên bề mặt da để giúp cơ thể làm mát. Khi bạn già đi, trái tim không còn khỏe nữa, vì vậy nó phải làm việc nhiều hơn. Các mạch máu có thể không mở rộng như trước đây, do đó bạn không thể đưa được nhiều máu đến bề mặt da cùng một lúc.

Nếu bạn mắc phải bệnh tim mạch, các mạch máu không giãn nở như bình thường và cơ chế làm mát dựa trên việc đổ mồ hôi cũng không hoạt động tốt. Điều này làm cho việc hạ nhiệt khó hơn khi thân nhiệt cao. Trái tim bị suy yếu lại phải gắng sức để đưa máu đi khắp cơ thể và có thể gây ra cơn đau tim.

Nếu không uống đủ nước, bạn sẽ không tiết đủ mồ hôi và cơ thể không thể làm mát một cách dễ dàng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể không nhận đủ nước, hãy mang theo một chai nước đá khi ra ngoài trời nắng nóng hoặc khi đi tập thể dục.

Khi bạn khỏe mạnh, các chức năng của cơ thể có thể giúp bạn làm mát tốt hơn. Khi bạn không khỏe, các chức năng này sẽ bị suy yếu khiến cho việc hạ thân nhiệt không hoạt động hiệu quả, vì vậy bạn có thể cảm thấy nóng trong người.

Không rõ lý do tại sao, nhưng các nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục nhịp điệu nhiều hơn, loại hình thể dục giúp tim của bạn bơm máu nhiều hơn, có khả năng hạ nhiệt tốt hơn khi họ bị nóng. Tất nhiên, điều này cũng tốt cho tim mạch, cân nặng và thậm chí là tâm trạng của bạn.

Thời gian ở bên ngoài càng nhiều, cơ thể bạn càng dễ làm quen với sức nóng của môi trường. Mất khoảng 2 tuần để một người khỏe mạnh "thích nghi" với nhiệt độ mới, đôi khi cần thời gian lâu hơn nếu bạn lớn tuổi hoặc bị bệnh.

Sau khi làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy mát hơn và cơ thể sẽ dễ chịu hơn trong khi bạn vẫn làm việc chăm chỉ trong thời tiết nóng. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu ngay cả khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ trong phòng tới 10०C.

Nhiệt độ môi trường có thể khiến cơ thể của bạn nóng hơn

Những người gầy vẫn thường cảm thấy mát mẻ hơn những người thừa cân. Bạn càng béo phì, bạn càng có ít bề mặt da hơn cho mỗi kg [pound] trọng lượng cơ thể. Kết quả là bạn sẽ mất ít năng lượng làm mát hơn. Nếu cần giảm một số cân, hãy nói chuyện với bác sĩ về các ý tưởng cho một chế độ ăn uống lành mạnh và một chương trình tập thể dục phù hợp với bạn nhất.

Tốt nhất, khi bị nóng trong người và cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.

Nóng trong người thường là biểu hiện của rất nhiều vấn đề khác nhau, nên để có thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và hướng điều trị hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã chủ động phối hợp nhiều chuyên khoa, kết hợp cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp kiểm tra và tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như có hướng điều trị trong trường hợp cần thiết.

Bệnh viện hiện cũng có hệ thống cơ sở vật chất y tế tốt, đảm bảo mang đến cho bệnh nhân hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: .webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề