Tháng 7 cô hồn 2023

Tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn hay tháng của ma quỷ. Cách gọi này đã có từ lâu đời, bây giờ vẫn được sử dụng phổ biến nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa và nguồn gốc của của tháng cô hồn và tháng cô hồn là tháng mấy dương lịch?. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng đáng sợ nhất trong năm. Bởi trong tháng này sẽ có rất nhiều ma quỷ được ra ngoài, chính vì vậy thường được gọi là “tháng cô hồn, mở cửa mả hay xá tội vong nhân”. Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay mọi người vẫn truyền tai nhau sử dụng nhưng ít ai hiểu được hết ý nghĩa.

Tháng cô hồn 2021 là tháng mấy bắt đầu từ ngày nào, kéo dài bao lâu?

Tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là “tháng cô hồn” đặc biệt trong ngày rằm tháng bảy được xem là ngày “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương ma quỷ được tự do trở về dương thế nhiều nhất. Đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên” nên người trần cần chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn để chúng không quấy nhiễu.

Tháng cô hồn rơi vào tháng mấy âm và dương lịch năm 2021? Theo lịch âm thì tháng cô hồn chính là tháng 7. Ứng theo lịch dương thì  tháng cô hồn năm 2021 là từ ngày 08/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 06/9 (tức 30/7 âm lịch).

Tháng 7 cô hồn 2023

Rằm tháng 7 Âm lịch năm nay rơi vào ngày 22/08/2021 (tức ngày Chủ nhật)

Tháng 7 cô hồn 2021 bắt đầu từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch, khi Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan cho các vong linh tự do lên dương thế. Theo truyền thuyết, việc thả này giúp cho cô hồn trở về với gia đình, bạn bè để sớm được siêu thoát.

Tháng 7 cô hồn 2021 sẽ kết thúc vào 12 giờ ngày 30 tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, quan niệm xưa xho rằng, sau ngày 15 thì thường các cô hồn sẽ không còn nhiều ở dương gian nữa, Bởi, sau  12h ngày 14/7 thì các ma quỷ phải quay trở về địa ngục, Diêm vương sẽ đóng cửa Quỷ Môn Quan.

  • Tháng cô hồn năm 2017: kéo dài từ 22/8/2017 đến 19/9/2017 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 vào ngày 5/9/2017 dương lịch.
  • Tháng cô hồn năm 2018: kéo dài từ 11/8/2018 đến 09/9/2018 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 vào ngày 25/8/2018 dương lịch.
  • Tháng cô hồn năm 2019: kéo dài từ 01/8/2019 đến 29/8/2019 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 vào ngày 15/8/2019 dương lịch.
  • Tháng cô hồn năm 2020: kéo dài từ 19/8/2020 đến 16/9/2020 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 vào ngày 2/9/2017 dương lịch.
  • Tháng cô hồn năm 2022: kéo dài từ 29/7/2022 đến 26/8/2022 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 vào ngày 12/8/2022 dương lịch.
  • Tháng cô hồn năm 2023: kéo dài từ 16/8/2023 đến 14/9/2023 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 vào ngày 30/8/2023 dương lịch.
  • Tháng cô hồn năm 2024: kéo dài từ 4/8/2024 đến 2/9/2024 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 vào ngày 18/8/2024 dương lịch.
  • Tháng cô hồn năm 2025: kéo dài từ 23/8/2025 đến 21/9/2025 dương lịch, trong đó rằm tháng 7 vào ngày 6/9/2025 dương lịch.

Nguồn gốc của tục lệ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Nguồn gốc của tục lệ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch được dân gian truyền lại với các sự tích khác nhau. Trong đó, Sự tích tháng cô hồn bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà (gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).

Vào một buổi tối khi A Nan đang ngồi trong tịnh thì gặp một con quỷ khô, gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Con quỷ này cho biết 3 ngày sau thì A Nan cũng sẽ như nó. Vì sợ hãi, ông nhờ con quỷ bày cách thoát khỏi khổ đồ thì quỷ nói rằng, ông phải thí cho bọn quỷ mỗi đứa 1 hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo. Như vậy A nan sẽ được tăng tuổi thọ còn quỷ thì được về cõi tiên.

A Nan đem chuyện trình bày với Đức Phật thì được Ngài cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ. Sự tích này cũng là lời lý giải cho tục cúng tháng cô hồn.

Tháng 7 cô hồn 2023
Nhiều người dân mua vật phẩm phong thuỷ trong tháng cô hồn (ảnh Golden Gift Việt Nam)

Ngoài ra, câu chuyện bắt nguồn tháng cô hồn còn xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh của con người. Khi người ta chết đi sẽ mất đi phần xác, phần hồn vẫn còn tồn tại. Diêm Vương cai quản địa phủ sẽ là người phán xét xem người đó lúc trước có tốt không, nếu tốt sẽ được đầu thai làm kiếp kháccòn nếu ác sẽ bị đầy vào địa ngục hoặc sống vất vưởng ở nhân gian.

Và mỗi năm vào tháng 7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục để những cô hồn trở lại nhân gian, gặp người thân, tìm cơ hội đầu thai.

Tại Trung Quốc, những quan niệm trong tháng cô hồn gắn liền với câu chuyện về Diêm Vương trên. Bởi vậy, người trần cần phải cúng cháo, gạo, muối… để quỷ đói không quấy nhiễu. Thời gian cúng cô hồn thường ngày 14/7 Âm lịch hàng năm. Ngoài ra, họ còn có nhiều hoát động như xem hát kích ngoài trời, thả đèn hoa đăng để dẫn cô hồn về âm phủ.

Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong những ngày tháng 7 âm lịch, nhiều gia đình cũng có lễ cúng cô hồn với các vật phẩm như gạo, cháo, muối,… thậm chí là tiền. Người ta cho rằng, tháng này có nhiều điều xui xẻo nên tránh các hoạt động như mua nhà, mua xe, cưới hỏi…

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch xuất phát từ chữ Tâm của con người mà ra. Người Việt cho rằng “trần sao âm vậy”, mọi vật đều có linh hồn. Kết hợp với những sự việc hàng ngày, tai nghe mắt thấy, con người có tư duy hướng thiện, nhằm an lòng người chết, bình ổn tâm hồn người sống. Việc cúng cô hồn cũng giống như một cách để thể hiện nét đạo đức, lương thiện và nhân văn của người Việt.

Nhà nghiên cứu Sơn Nam đã mô tả việc cúng cô hồn ở bà con Nam Bộ ý chính như sau: Nhiều người dịp này bày cũng đơn giản, cũng có người cúng tươm tất hơn. Tựu trung là vẫn có trái cây, bánh ngọt, hay gạ, muối, cơm… Người chết oan ức, vì tai nạn, vất vưởng, không được người cai quản cõi âm lưu ý dịp ấy cũng được ăn. Sau khi cúng, đồ ăn được bố thí cho trẻ con, người khó khăn. Cũng đôi khi xảy ra tình trạng giật đồ nên được gọi đùa là “cô hồn sống”.

Tháng 7 cô hồn 2023

Mâm cúng chay tháng cô hồn theo tục lệ dân gian

Ở vùng Nam bộ nói riêng và các vùng đất ở Việt Nam nói chung, chịu ảnh hưởng của chiến tranh, những người chết vì bom đạn rất nhiều. Chưa kể đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sông, đường biển gia tăng nhanh… nên việc cúng cô hồn mang ý nghĩa an ủi vong linh của họ. Ít ra, những người không tên không tuổi này cũng được nhắc nhở tượng trưng, “thương người như thể thương thân”.

Đứng về nghi thức mà xét, nếu những thức ăn dâng cúng cho tổ thiên, thánh thần đều là món dạch sẽ để người cúng được may mắn, phù họ độ trì thì việc cúng cô hồn mang ý nghĩa khác. Việc dâng cúng cho cô hồn được xem là món ăn không tốt lành, nhưng nếu vứt đi thì phí phạm. Trẻ con nông thôn ăn những món này không sao cả vì là con của “thần nông”. Ở thành thị, trẻ con ngây thơ giật đồ hàng xóm cúng cô hồn cũng không sao cả bởi chúng đều vô tội.

Tháng cô hồn là quan niệm đã có từ xa xưa, thể hiện nét truyền thống, tín ngưỡng tâm linh người Việt nhưng việc kiêng kỵ thái quá cũng làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống. Bởi vậy cũng có một số ý kiến trái chiều về tháng cô hồn được Golden Gift Việt nam tổng hợp dưới đây:

Theo quan điểm của Đạo Phật

Theo quan điểm của Đạo Phật, cụ thể là lời của Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Ủy viên hội đồng trị sự TW Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thì qyan niệm tháng 7 Âm lịch là tháng xui xẻo, tháng ma quỷ là không đúng. Đạo phật không có dạy điều này. Ý nghĩa của tháng cô hồn trong đạo phật là sự nhân văn, cao cả bố thí, giúp đỡ nhưng linh hồn vật vờ, không có thân thích trên trần gian, giúp họ sớm siêu thoát.

Theo quan điểm khoa học

Theo quan điểm khoa học thì tháng 7 Âm lịch cũng không phải mang đến điềm xui rủi hay bất lợi mà bởi đây là thời điểm chuyển mùa, con người dễ bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt là trẻ nhỏ khiến cuộc sống của con người khó khăn hơn. Thời tiết không tốt là lý do chính không nên làm nhà vào mùa này nên không liên quan đến ma quỷ.

Nhìn chung, theo quan niệm dân gian thì các cụ có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bạn có thể dựa vào tín ngưỡng của bản thân để thực hiện nghi lễ cúng cô hồn nhưng không nên quá chú trọng, kiêng kỵ mà bỏ lỡ những cơ hội trong cuộc sống.

Một số hoạt động trong tháng cô hồn tại một số Quốc gia

Phong tục trong tháng cô hồn không chỉ có tại Việt Nam mà ở những quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia… cũng có nhiều hoạt động khác nhau. Cùng khám phá những hoạt động trong tháng cô hồn tại một số Quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tại Trung Quốc

Tháng cô hồn tại Trung Quốc có nhiều hoạt động như cúng lễ, đốt tiền vàng cho người đã khuất. Theo truyền thuyết của nước này thì ngày 15/7 âm lịch là ngày quan trọng nhất bởi đây là ngày cổng địa ngục mở, các hồn ma sẽ lên dương thế để kiếm cơm và vui chơi. Chính vì vậy, họ chuẩn bị mâm cơm cúng, chuẩn bị tiền, quần áo bằng vàng mã để đốt cho các vong linh cũng như những người thân đã khuất.

Thông quan hoạt động này, người Trung Quốc muốn duy trì phúc đức tổ tiên cũng như mong được phù hộ độ trì. Đồng thời, đây cũng là hoạt động xoa dịu các vong hồn khác để không bị quấy nhiễu.

Bên cạnh đó, hoạt động trong tháng cô hồn ở Trung Quốc không thể thiếu việc đi xem kịch ngoài trời. Các vở kịch phải có nội dung ca ngợi thần linh cũng như đem đến niềm vui cho những hồn ma. Vào những ngày cuối cùng của Tháng cô hồn, người Trung Quốc thường sẽ thả đèn lồng xuống các con sống như một cách để giúp các hồn ma về cõi âm.

Trong tháng cô hồn này, người Trung Quốc cũng có nhiều điều kiêng kỵ như không ra ngoài vào ban đềm, không hát hay huýt sáo…

Tại Nhật Bản

Tháng cô hồn ở Nhật Bản không tính theo âm lịch mà tính theo lịch dương. Theo quan niệm của người nhận Bản theo Phật giáp thì ngày Obon diễn ra trong 3 ngày của tháng 8 dương lịch hằng năm (thường sẽ là từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Tám) sẽ là ngày tổ tiên trở lại trần thế để thăm người thân của họ.

Đây cũng được xem là lễ Vu lan của người Nhật. Trong ngày đầu, người Nhật sẽ đến thăm và trang trí lại các ngôi mộ của người thân với những loại trái cây, bánh và lồng đèn. Ngày thứ 2, họ sửa soạn bàn thờ ở nhà, đặt những vật tưởng niệm về tổ tiên. Người Nhật sẽ cúng những món ăn chay trong ngày này. Ngoài ra, việc tỉa những con vật làm từ dưa chuột hay cà tím cũng được sử dụng để đặt trên bàn thờ, tượng trưng cho việc đón rước linh hồn.

Tháng 7 cô hồn tại Singapore

Tháng 7 cô hồn tại Singapore cũng diễn ra các hoạt động thắp hương cúng tổ tiên và đốt vàng mã cho người đã khuất. Cũng như người Trung Quốc, họ xem những buổi diễn kịch được tổ chức ở sân khấu ngoài trời. Những hàng ghế đầu thường sẽ để trống cho các hồn ma.

Trong ngày này, người Singapore cũng tránh một số hoạt động như chuyển nhà hay văn phòng vì cho rằng việc làm này sẽ khiến các linh hồn đang trú ngụ nổi giận, Họ cũng tránh giết sâu bộ hay mặc áo đỏ vì cho rằng ma quỷ sẽ bám theo.

Tháng cô hồn tại Malaysia

Tháng cô hồn tại Malaysia có hoạt động gần giống với người Trung Quốc như dâng cúng các vật phẩm, đốt vàng mã cho tổ tiên, thả đèn tiễn vong linh… Họ thường để các vật cũng lê bên đường vì cho rằng điều này có thể giúp những hồn ma vất vưởng lấy đồ. Trong những ngày tháng cô hồn, các tín đồ đạo Phật cũng đến những ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cũng như cầu bình an, bảo hộ cho người dân.

Tháng cô hồn tại Thái Lan

Tháng cô hồn tại Thái Lan thường tổ chức trong 3 ngày của tháng 6 hàng năm. Ở đây, người Thái có một lễ hội gọi là Ma xó hay còn gọi là Phi Ta Khon . Lễ hội này được tổ chưc tại huyện Dan Sai ở tỉnh Loei, vốn để tôn vinh sự trở lại của Phật – Hoàng tử Vessandor sau khi ông rời khỏi ngôi làng của mình để bắt đầu một hành trình dài.

Theo quan niệm của những người dân địa phương thì do việc mừng lễ hội quá lớn nên đã đánh thức các hồn ma. Do vậy những người tham gia lễ hội cần mặc trang phục như ma quỷ và đeo mặt nạ. Ngoài ra, họ còn múa và biểu diễn nhiều động tác chiến đấu với các hồn ma. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc thu hút khách du lịch đến địa phương.

Tại Đài Loan

Tháng cô hồn tại Đài Loan được diễn ta chủ yếu vào ngày 16 tháng 7 Âm lịch với 3 hoạt động chính gồm mời các vong hồn, cúng tế cho họ và đưa tiễn vong hồn vào ngày 29/7.

Trong lễ cúng cô hồn, người Đài Loan sẽ chuẩn bị hoa quả, đồ cúng mặn và một số thứ khác để cùng tại nhà hoặc cũng trên chùa. Cũng có những gia đình mời các nhà sư về làm lễ cầu siêu cho vong linh tổ tiên và những vong linh vất vưởng khác. Hoạt động trong tháng cô hồn ở Đài Loan cũng có một số điểm khác như họ sẽ tổ chức lễ hội rước ma, thả đèn hoa đăng với quy mô lớn.

Tháng 7 cô hồn tại Hồng Kông

Tháng 7 cô hồn tại Hồng Kông được tổ chức chủ yếu theo phong tục của người trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian làm lễ cúng của họ kéo dài cả tháng 7 âm lịch. Đây cũng là sự kiện lớn và được xem như di sản văn hóa phi vật thể của người Hồng Kông.

Các hoạt động trong tháng cô hồn của người Hồng Kông chính là nguoif dân sẽ đến các vùng đất ven sông rộng lớn để cúng tế tổ tiên cũng như các bóng ma vất vưởng. Họ sẽ đốt vàng hương và giấy tiền đồng thời phát gạp miễn phí. Ngoài ra, họ cũng xem các buổi nhạc kịch ngoài trời như người Trung Quốc và Singapore.

Những điều kiêng kỵ tháng cô hồn

Trong văn hóa người Việt, tháng 7 âm lịch là tín ngưỡng dân gian liên quan đến linh hồn, quỷ đói nên nhiều người thường tương truyền về các điều kiêng kỵ không nên làm mỗi khi tháng cô hồn về để cầu bình an, hạnh phúc.

Ngoài thực hiện những điều nên làm và không nên làm trong tháng này, nhiều người lại chọn cách sử dụng những vật phẩm phong thủy có tác dụng như trấn an tinh thần, từ tà, xua đuổi ma quỷ, ngoài ra còn giúp đem lại may mắn, tài lộc.

Lễ Vu Lan báo hiếu

Hàng năm, trong tháng 7 Âm lịch thì ngoài lễ cúng Cô hồn còn có lễ Vu lan hay còn gọi là mùa báo hiếu. Ngày Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Là dịp để mỗi người con hướng lòng thành kính về cha mẹ, những người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Mọi người bằng những việc làm, cách thể hiện khác nhau, đều mong muốn cầu chúc cho cha mẹ luôn sống khỏe mạnh, thanh bình và an nhiên. Bạn có thể nói những lời yêu thương, đi chùa cầu bình an, hay chuẩn bị một món quà ý nghĩa nào đó để tri ân tới cha mẹ – đấng sinh thành của mình.

Khôi Nguyên