Thành phố mỹ tho thành lập năm nào năm 2024

Tối 27-12, tại quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Mỹ Tho tổ chức lễ kỷ niệm 340 năm đô thị Mỹ Tho (1679-2019).

Thành phố mỹ tho thành lập năm nào năm 2024

Lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang trao tặng bức trướng cho TP Mỹ Tho

Mỹ Tho là một trong những đô thị hình thành sớm nhất ở Nam bộ. Năm 1679, nhóm cư dân lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định đã hình thành nên “Mỹ Tho đại phố”, tiền thân của TP Mỹ Tho hôm nay.

Ở thế kỷ 17, Mỹ Tho đại phố đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam bộ thời bấy giờ…

Với chiều dài lịch sử của một đô thị 340 năm, đặc biệt qua hơn 52 năm thành lập, TP Mỹ Tho đã xây dựng nên một chuỗi thành tích đáng tự hào: Được Nhà nước tuyên dương Anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào năm 1994. TP Mỹ Tho hiện là đô thị loại I, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của ĐBSCL và là đô thị lớn thứ 2 của khu vực sau TP Cần Thơ.

Hiện nay, TP Mỹ Tho được mở rộng với diện tích trên 8.100 ha với 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường và sáu xã. Thành phố đang tiếp tục đầu tư phát triển, phát huy mạnh mẽ vai trò của đô thị cấp vùng và là trung tâm của tỉnh. Theo định hướng của thành phố, song song với việc hoàn thiện các chỉ tiêu của chuẩn văn minh đô thị, Mỹ Tho tiến tới xây dựng thành phố thông minh, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, nhấn mạnh TP Mỹ Tho trước hết phải phát huy hơn nữa tinh thần năng động, đổi mới sáng tạo, tạo dựng môi trường và động lực mới thúc đẩy sự phát triển. TP phải đồng thời chủ động, tích cực liên kết với các địa phương trong vùng trung tâm và hai vùng phía Đông, phía Tây của tỉnh theo đúng định hướng đề ra trong Nghị quyết Phát triển kinh tế - đô thị ba vùng của tỉnh.

Bên cạnh đó, Mỹ Tho cần tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, trong đó tập trung vào dịch vụ đô thị, thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng.

Ông Hưởng cũng yêu cầu TP Mỹ Tho phải có kế hoạch, lộ trình, giải pháp thật cụ thể và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác chỉnh trang, phát triển đô thị theo hướng xanh, sạch, đẹp; tăng cường thu hút đầu tư… Cùng với đó là quan tâm nâng cao đời sống vật chất phát triển đời sống tinh thần xứng tầm đô thị văn minh hiện đại.

Là thủ phủ của tỉnh Tiền Giang, thành phố Mỹ Tho là một đô thị sôi động đồng thời cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tên gọi Mỹ Tho có một nguồn gốc lịch sử khá thú vị. Ảnh: Khung cảnh sông nước ở thành phố Mỹ Tho.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào thuở xa xưa, nơi này đã được các cư dân Khmer gọi là "Srock Mỳ Xó", nghĩa là vùng đất của các cô gái có làn da trắng bóc, hay nói ngắn gọn là "xứ nàng trắng".

Có lẽ cái tên gợi cảm này xuất phát từ một thực tế Mỹ Tho từ thuở xa xưa đã là một miền sông nước trù phú, có nhiều hộ gia đình khá giả, phụ nữ trong nhà không phải làm việc ngoài trời nắng nên có làn da trắng đẹp.

Khi đến định cư tại đây, cộng đồng người Việt vẫn sử dụng tên gọi "Srock Mỳ Xó" nhưng bỏ đi chữ chữ “Srock”, chỉ còn giữ lại “Mỳ Xó”, và theo thời gian cái tên này chuyển thành “Mỹ Tho”. Ảnh: Chùa Vĩnh Tràng ở Mỹ Tho.

Trong các tư liệu cổ Việt Nam, cái tên Mỹ Tho gồm chữ “Mỹ” viết bằng chữ Nho nghĩa là “đẹp”, còn chữ “Tho” lại được viết bằng chữ Nôm (do từ “Tho” không có trong tiếng Hán – Việt) nghĩa là “thơm” (như trong từ “thơm tho”).

Tên gọi địa danh Mỹ Tho chính thức xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 17, khi một nhóm người Hoa vốn là bề tôi của nhà Minh, vì chống đối nhà Thanh, di trú sang nước ta được Chúa Nguyễn cho định cư ở vùng đất mới này lập nên Mỹ Tho đại phố. Ảnh: Chùa Bửu Lâm ở Mỹ Tho.

Vào thời nhà Nguyễn, Mỹ Tho là trị sở, tỉnh lỵ tỉnh Định Tường. Thời Pháp thuộc, năm 1900 thì Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập. Năm 1938, Mỹ Tho được công nhận là thị xã hỗn hợp (hiệp xã). Ảnh: Chợ Mỹ Tho.

Từ năm 1956, tỉnh Định Tường được tái lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công cũ, tỉnh lỵ là thị xã Mỹ Tho. Sau ngày đất nước thống nhất, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang mới thành lập. Ảnh: Đặc sản khô cá tại chợ Mỹ Tho.

Ngày nay, thành phố Mỹ Tho được đông đảo du khách xa gần biết đến với khung cảnh sông nước thơ mộng, chùa Vĩnh Tràng mang kiến trúc độc đáo và đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho ngon nức tiếng... Ảnh: Hủ tiếu Mỹ Tho, món ăn phải thử ở xứ nàng trắng.

Trải qua bao thăng trầm thời gian, hình ảnh Mỹ Tho đại phố đã đi vào dĩ vãng nhưng dấu ấn vẫn khắc sâu trong lịch sử và luôn là niềm tự hào của những người con Tiền Giang mỗi khi nhắc về.

Thành phố mỹ tho thành lập năm nào năm 2024

Mỹ Tho Đại Phố

Vào thế kỷ 17-18, Mỹ Tho đại phố là một trong những trung tâm kinh tế sầm uất bậc nhất Nam bộ. Từ năm 1623, ở vùng tả ngạn sông Bảo Định đã có lưu dân Việt từ đàng ngoài vào đây khẩn hoang, lập ấp.

Đến năm 1679, Mỹ Tho đại phố ra đời. Mỹ Tho đại phố xưa tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, nằm dọc theo nhánh bên trái của rạch Mỹ Tho, bắt đầu từ bến Tắm Ngựa, chỗ tiếp giáp giữa rạch Mỹ Tho với sông Tiền, chạy dài theo đường Nguyễn Huỳnh Đức bây giờ đến cầu Vĩ, Gò Cát (xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho ngày nay).

Ông Lý Ngọc Hùng – Một người con được sinh ra vào thời hoàng kim của Mỹ Tho Đại Phố chia sẻ: "Đại Phố Mỹ Tho bắt đầu từ bến tắm ngựa, rồi con rạch từ bến tắm ngựa nó sẽ dẫn dài về hướng Gò Cát và Đại phố Mỹ Tho đã phát triển ở hai bên bờ rạch. Vùng này là vùng cộng cư của 3 dân tộc là người kinh, người Khmer và người Hoa Minh Hương".

Khi nói đến Đại phố Mỹ Tho, người ta hay nhắc đến sự kiện vào năm 1679, hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đã cùng hơn 3000 quân binh, hơn 50 chiến thuyền đến nước ta xin tị nạn. Chúa Nguyễn đã đồng ý để cho cả hai vào Nam khai khẩn. Binh thuyền của Trần Thượng Xuyên đã di chuyển vào cửa Cần Giờ đến đóng ở Bàn Lân (Biên Hòa), binh thuyền của Dương Ngạn Địch tiến đi vào cửa Soài Rạp đến vùng Vũng Gù – Mỹ Tho. Họ đã vỡ đất hoang, dựng phố xá biến cả hai vùng đất mình đặt chân đến thành những đại phố sầm uất là Nông Nại đại phố (Cù Lao phố, Biên Hòa) và Mỹ Tho đại phố.

PGS. TS Trần Thị Mai – chuyên gia nghiên cứu lịch sử Việt Nam kể lại: "Khi mới vào thì nhóm người Hoa này cùng với cộng đồng người Việt và cộng đồng người Khmer đã có mặt trước họ khai phá. Nhưng nhóm người Hoa sau đó lại nhanh chóng chuyển sang khai thác hoạt động thương mại. Mà chúng ta biết là người Hoa họ rất có kinh nghiệm trong việc buôn bán nên họ nhanh chóng tìm đến nơi có vị thế thuận lợi về dân cư, các quan hệ quốc tế để họ phát triển các trung tâm buôn bán".

Nhờ nằm ở vị trí ngã ba sông, Mỹ Tho đại phố xưa thu hút nhiều ghe thuyền trong vùng đem sản vật tới mua bán tấp nập và từ thế kỷ 18 nơi đây trở thành đầu mối giao thương giữa người Việt, Hoa, Khmer, Ấn Độ và các quốc gia lân cận. Hàng ngày ghe thuyền từ khắp nơi tụ về đậu kín. “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”, khung cảnh phố thị phồn vinh, tấp nập “trên bến, dưới thuyền”.

Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó

Chợ nào đánh võ bằng chợ Nhà Đài

Chợ Tân Quới mua bán nhiều khoai

Chợ Mỹ Tho đem cả ghe chài đến mua.

Thành phố mỹ tho thành lập năm nào năm 2024

Từ thế kỷ thứ XVII, khi Mỹ Tho đại phố đã là đô thị sầm uất, thì Bến Nghé – Sài Gòn còn là một khu chợ nhỏ và Trấn Giang – Cần Thơ, thì hầu như chưa được biết đến.

"Mỹ Tho Đại phố sớm hơn cả cái Sài Gòn Chợ Lớn. Sài Gòn Chợ Lớn là khi Nưng Nại Đại Phố tức là Cù Lao Phố nó bị suy tạc và Mỹ Tho Đại phố nó cũng giảm dần đi thì Sài Gòn Chợ Lớn mới trở thành trung tâm thương mại lớn nhất của vùng đất đàng trong của Chúa Nguyễn", PGS. TS Trần Thị Mai cho biết.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay những dấu tích về Mỹ Tho đại phố còn lại không nhiều, chỉ còn lại những con kênh đào đầu tiên của Nam kỳ, giếng nước Mỹ Tho, khu chợ Cũ,… Đặc biệt, ngày xưa Mỹ Tho đại phố chiếm trọn một phần thôn Mỹ Chánh thuộc dinh Trấn Định.

Ngày nay địa giới hành chính này tuy không còn nữa nhưng một di tích gắn liền với thôn Mỹ Chánh vẫn hiện hữu như một dấu tích của Mỹ Tho đại phố. Đó là Đình Mỹ Chánh tọa lạc tại phường 8, Thành phố Mỹ Tho ngày nay.

Ông Trần Văn Phúc – Hội trưởng Đình Mỹ Chánh – TP. Mỹ Tho chia sẻ: "Đình Mỹ Chánh được xây dựng vào năm thứ Năm đời vua Gia Long trước năm 1807. Sau khi xây dựng xong Triều đình Huế có gửi vào bức đại tự đề tên của đình, trong cùng là khoản có ghi Gia Long Ngũ Niên Nhị Nguyệt Chánh Ngũ Nhật Kiến thì chúng tôi vẫn còn bảo quản tới bây giờ và xem như là một tài sản quý báu".

Thành phố mỹ tho thành lập năm nào năm 2024

Tàu lửa Sài Gòn - Mỹ Tho ngừng hoạt động sau 73 năm gắn bó người dân Nam Bộ. Ảnh tư liệu

Nhắc đến dấu ấn Mỹ Tho đại phố thì không thể nào không nhắc đến tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho. Đây là tuyến xe lửa duy nhất của lục tỉnh, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương được người Pháp xây dựng, nối TP.HCM với Mỹ Tho. Tuyến xe lửa năm nào góp phần đưa Mỹ Tho trở thành một trong những đô thị nổi bật nhất nhì đồng bằng.

Theo một số tài liệu ghi chép, ngày 12 tháng 11 năm 1880, sau khi đã bình định được lục tỉnh Nam Kỳ, người Pháp đã tiến hành cho xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam nhằm khai thác thuộc địa. Tuyến đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho đã được xây dựng với chiều dài hơn 70 km. Chi phí dự kiến của công trình hơn 12 triệu franc với vật liệu được đưa từ Pháp sang.

Sau 73 năm tồn tại và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho cũng dần bị lãng quên trong quá khứ. Những dấu tích về nhà ga và tuyến xe lửa ngày nào cũng không còn nữa nhưng người dân Mỹ Tho – những người đã từng ngồi trên chuyến xe lửa năm nào không thể quên được những ký ức về chuyến xe lửa đã từng góp phần làm vang danh Mỹ Tho đại phố.

Ông Nguyễn Văn Vàng – một lão niên ở Mỹ Tho cho biết, tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho có thời gian định dời nhà Ga từ vườn Hoa Lạc Hồng lên khu vực Ao Súng – Chợ Vòng Nhỏ nằm ở đầu đường Trần Hưng Đạo, cách vị trí ga cũ khoảng 1 cây số, do khu vực này xưa kia là đồng ruộng, đất nhiều, rộng rãi:

"Ở đường Trần Hưng Đạo, Cái Chợ Vòng Nhỏ cũ đó, Ở ngoài đi vô bên tay mặt – Hồi đó chỗ đó có cái cống, Có một thời gian tụi xe lửa đó nói tính dời ga xe lửa Mỹ Tho lên đó, thành ra nó mới mướn chiếc xáng mút chỗ chợ Vòng Nhỏ bây giờ đó – Bây giờ nó bị lấp đi rồi, nó thổi đất lên đường đi vô đó , nó tính dời lên đó nhưng sao không biết mà không có dời. Khu đó bây giờ là Chợ Hàng Còng đó", ông Vàng cho biết.

Mười giờ tàu lại Bến Thành

Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao

Tuy mất rồi vết tích nhà ga xe lửa một thời, nhưng những dư âm về một Mỹ Tho đại phố vẫn còn đọng mãi trong ký ức của bao người, bao thế hệ. Trong dòng chảy lịch sử thăng trầm, ngày nay, Mỹ Tho đang từng bước nỗ lực phấn đấu xây dựng thành một đô thị văn minh hiện đại, đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới ở các vùng ven, với mục tiêu hàng đầu là hình thành một đô thị Mỹ Tho xanh, sạch, đẹp và văn minh bên bờ sông Tiền để tiếp nối sự phồn vinh của một đại phố vang danh năm nào.