Thành tựu của triết học phương Đông

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐề tài :Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế.Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Ngọc ThôngLớp: CH20I – Quản trị doanh nghiệpNhóm 2: Nguyễn Tuấn Anh [1983]Nguyễn Thị Thu GiangVũ Thái HàNguyễn Đình HảiTạ Thị Hương LanTrần Đức ThànhI. LỜI MỞ ĐẦUTiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20ITheo quan điểm cổ đại:“ Triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống trithức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con ngườitrong thế giới ấy”Quan niệm macxit cho rằng: "Triết học là một trong những hình thái ý thức xãhội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của tháiđộ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên,xã hội và tư duy".Xét về chức năng, triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giớiquan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kếtkinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đem lại. Đó là chức năng thế giớiquan của triết học.Trên cơ sở chức năng đó, triết học có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriển của xã hội vì nó là cơ sở của phương pháp luận cho nhiều ngành khoa học trongđó có khoa học nghiên cứu và quản lý kinh tế. Tuy nhiên do lịch sử phát triển của triếthọc rất đa dạng và phong phú nên cũng hình thành ra nhiều trường phái, nhiều quanđiểm, lập trường nhưng tựu trung lại có thể phân ra làm hai dòng triết học lớn là triếthọc phương đông và triết học phương tây.Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoahọc, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phươngĐông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chínhtrị-xã hội.Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tưduy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại [ngoài con người] để giải thíchtrong [con người], nói chung xu hướng nổi trội là duy vật. Trong khi đó phương Đônglấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triếthọc phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướnglà hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoácàng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàntoàn cái ở giai đoạn trước. Còn triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần vềlượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữ lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốcđã có.Chính vì những điểm khác nhau đó mà sự phát triển về khoa học nghiên cứu vàquản lý kinh tế ở phương Tây có sự phát triển khá rực rỡ, nhiều khái niệm, nhiều họcthuyết được hình thành và được ứng dụng phát triển trong thực tiễn. Trong khi đó ở2Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20Iphương đông, do chi phối bởi tư tưởng trên nên mà các ngành khoa học không mấyphát triển. Mặc dù không có những đóng góp nổi bật cho lĩnh vực nghiên cứu và quảnlý kinh tế trên góc độ các học thuyết khoa học, học thuyết kinh tế quản lý, nhưngnhững tư tưởng của triết học phương Đông vẫn có những giá trị to lớn trên góc độtác động đến con người mà hiện nay chúng ta thấy vài trò của nó ngày càng lớntrong hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân. Nội dung bài tiểu luận này sẽ làm rõ hơn những giá trị của triết học phươngđông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế qua một số hoạt động thực tiễn hiện hữu củadoanh nghiệp, doanh nhân như:- Ứng dụng học thuyết âm dương ngũ hành trong kinh doanh và lựa chọn cán bộ, lãnhđạo cấp cao.- Tư tưởng Đức trị trong quản lý cán bộ- Tư tưởng Pháp trị trong điều hành doanh nghiệp- Chữ “ Tín” trong quan hệ kinh doanh .- Ảnh hưởng tính “ Thiện” của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh và hoạtđộng xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân.Do còn hạn chế trong thực tiễn và nhận thức, chúng em rất mong nhận được sựgóp ý, nhận xét của thấy giáo TS. Lê Ngọc Thông để bài tiều luận được hoàn thiệnhơn. Chúng em xin chân thành cám ơn.II – Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu và quản lýkinh tế trên góc độ tác động đến con người.3Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20ICác doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp được coi là những yếu tốcơ bản của nền kinh tế và là đối tượng phổ biến được nghiên cứu hiện nay. Sự pháttriển của các doanh nghiệp được lấy làm hình ảnh cho sự phát triển của nền kinh tế.Hoạt động của doanh nghiệp có thể chia ra làm hai loại : hoạt động bên trong doanhnghiệp, hoạt động quản lý; hoạt động bên ngoài doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh.Phần trình bày dưới đây sẽ nghiên cứ theo hướng hoạt động của doanh nghiệp từ bêntrong ra bên ngoài ngoài.1. Ứng dụng học thuyết âm dương ngũ hành trong kinh doanh và lựa chọncán bộ lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp.Đây là học thuyết kết hợp 2 học thuyết khác học thuyết về Âm dương và học thuyết vềNgũ hành.Nói lên quan điểm Phương Đông về vũ trụ và vạn vật. Âm Dương là quyluật bao trùm vũ trụ, mọi thứ sinh ra đều có thuộc tính âm hoặcdương. Ngũ hành, gồm Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ cũng là nhưthế, mỗi thứ đều có thuộc tính ngũ hành. Quan hệ giữa năm hành là quan hệ sinh khắc. Tính theo thứ tựKim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ thì 2 hành kề nhau là tương sinh, 2hành cách nhau là tương khắc. Quan hệ này cũng chỉ diễn ratheo chiều thuận, tức Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ,Thổ sinh Kim. Khắc là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim.Âm dương Ngũ hành được ứng dụng trong nhiều bộmôn như Đông y, Võ thuật, Tử vi, Phong thủy…Âmdương là hai mặt của sự sống, sự đảm bảo cân bằng âmdương chính là sự đảm bảo cho cuộc sống tồn tại vàphát triển.Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố trung tâmlà Thổ bao gồm các nguồn lực đất đai, văn phòng,nguyên liệu, nhân lực, vốn liếng. Sử dụng hiểu quả Thổ sẽ sinh Kim là sản phẩm tốtcó giá trị. Trong việc tổ chức tiêu thụ bán hàng, Kim chuyển hoa thành Thủy thànhTiền thành doanh thu. Từ đó có điều kiện để tiếp tục mua nguyên vật liệu, thuê thêmnhân công, mở rộng quy mô sản xuất tức là Thủy lại tiếp tục sinh ra Mộc, tượng trưngcho sự phát triển và tăng trưởng. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải cóchính sách PR hiệu quả tạo nên thương hiệu tốt. Lúc này Mộc lại sinh Hỏa, tạo nênnhiệt năng, động lực tinh thần để công ty phát triển. Doanh nghiệp có thương hiệumạnh là điều kiện rất tốt để mở mang đất đai, cơ sở sản xuất kinh doanh, tuyển thêmnhân viên, thu hút đầu tư, tức là Hỏa lại sinh Thổ kết thúc một chu kỳ kinh doanh.4Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20ITrong chu trình nàyt ất cả đều phải cân bằng, trung hòa. Bất cứ hành nào quá vượnghay quá suy đều không tốt. Chẳng hạn nếu Mộc quá vượng sẽ làm cho Thủy bị vắtkiệt. Nếu doanh nghiệp đầu tư phát triển tràn lan làm cho dòng vốn không theo kịpphải vay nợ làm tăng chi phí, nhân lực không theo kịp.Trong việc bố trí và tổ chức cán bộ, nếu như Nam nhân ứng với tính Dương thì Nữnhân ứng với tính Âm. Do đó mà trong cơ cấu nhân sự của hầu hết các phòng ban tađều thấy có cả nam và nữ, rất hiếm khi có các phòng ban toàn nam hoặc toàn nữ vì lúcđó sẽ sinh ra hiện tượng Dương thịnh Âm suy hoặc Âm thịnh Dương suy mà theoquan điểm cân bằng âm dương thì không thuận lợi cho sự ổn định và phát triển củaphòng ban đó.Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng nhiều bất ổn, rủi ro, đòi hỏi người quản lý, lãnhđạo luôn phải cố gắng đương đầu với những thách thức và lựa chọn cho doanh nghiệp,tổ chức của mình những cán bộ lãnh đạo cấp dưới phù hợp. Trong các yếu tố phù hợpđó, các nhà lãnh đạo hiện nay cũng chú ý hơn đến yếu tố về mệnh với mong muốnduy trì được sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, tổ chức mình. Theo đó, trongviệc tuyển chọn nhân sự, cán bộ cấp cao thường có một số chú ý sau:- Chọn bản mệnh chủ đạo của công ty theo bản mệnh người có quyền hành cao nhất như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc.- Khi chọn các nhân viên cấp dưới mà có thể nắm giữ những vị trí quan trọng trong công ty hay trong tổ chức không được xung khắc với bản mệnh của người đứng đầu. Trong trường hợp có thể tương sinh với bản mệnh của người đứng đầu là tốt nhất, nhưng cần phải theo chiều vượng cho người đứng đầu.- Khi phân chia nhóm để làm việc cũng cần xem xét bản mệnh của các thành viên trong nhóm để việc hợp tác được diễn ra suôn sẻ, đặc biệt với những tác vụ cần sự phối hợp các thành viên trong một thời gian dài và kết quả của tác vụcó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của công ty hay tổ chức đó.- Các nhân viên dưới quyền của các cấp quản lý cũng cần phải xem xét và so sánh với bản mệnh của người quản lý trực tiếp.- Các bộ phận giám sát lẫn nhau thì có thể chọn các cán bộ có mệnh sung khắc lẫn nhauTrong tư tưởng của người Trung Quốc cổ thì Âm dương ngũ hành là nhữngphạm trù cơ bản nhất, nó đi xuyên suốt một thời gian rất dài trong lịch sử và vẫn cònảnh hưởng nhiều trong thời đại ngày nay. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầutiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Thuyết âm dươngngũ hành được phát triển mạnh từ thời Chiến quốc, và trở thành phổ biến trong cáclĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các họcthuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào mộtthời kỳ lịch sử mà lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nênkhông khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định. Tư5Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20Itưởng này chủ yếu dựa trên trực giác và kinh nghiệm được đúc kết và hoàn thiện theothời gian, đặc biệt sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tựnhiên cận hiện đại. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khásâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể trong đócó nghiên cứu và quản lý kinh tế.2. Tư tưởng “ Đức trị” trong quản lý cán bộTư tưởng “Đức trị” được bắt nguồn từ Khổng Tử, người mở đầu khai sinh ratrường phái Nho gia . Ông tên thật là Khổng Khâu, tự là Ni, sinh ra tại nước Lỗ, naythuộc tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc. Khổng Tử từng làm quan [quan trong coi ruộngđất, sổ sách] nhưng không được trọng dụng. Cuộc đời không thành đạt trong quantrường nhưng lại rực rỡ trong lĩnh vực triết học nhân sinh. Khổng tử mất vào năm 73tuổi.Quan niệm về Đức là cơ sở quan trọng tạo nên tư tưởng đức trị của Khổng Tử .Ông coi đức là gốc của con người, coi hiếu đễ là gốc của đức. Quan niệm về "đức"của Khổng Tử trong "Luận ngữ" rất sâu sắc và phong phú. Đức không chỉ là thiện đứcmà chủ yếu là hành động, là lời nói đi đôi với việc làm. Khổng Tử quan niệm đức vớitài phải đi đôi với nhau, nhưng đức phải là gốc. Lòng tin mãnh liệt vào thiện đức củacon người chính là cơ sở của đường lối đức trị Khổng Tử.Quan niệm đức nhân: đức nhân có nhiều nghĩa nhưng nghĩa chính là thươngngười, nhân đạo đối với con người, nhân cũng là đức hạnh của người quân tử. KhổngTử cho rằng đức nhân dựa trên 2 nguyên tắc:+ “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”- cái gì mình không muốn thì đừng làm chongười khác.+ “ Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”- mình muốn đứng vữngthì giúp người khác đứng vững, mình muốn lập thân thì gíup người khác lập thân,mình muốn thành đạt thì giúp người khác thành đạt.Trên cơ sở 2 nguyên tắc này, ông cụ thể thành các tiêu chuẩn đạo đức cụ thểđặc biệt là đối với tầng lớp quân tử, ông cho rằng đối với những người làm chính trịquản lý xã hội muốn có đức nhân phải có 5 điều:+ Một là trọng dân+ Hai là khoan dung độ lượng với dân+ Ba là giữ lòng tin với dân+ Bốn là mẫn cán [tận tụy trong công việc]: lo việc chung6Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I+ Năm là đem lòng nhân ái đối xử với dânNhư vậy, quan niệm về đức nhân của Khổng Tử là một đóng góp lớn trong việcgiáo dục đào tạo con người giúp con người phát triển toàn diện, vừa có đức vừa có tài.Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết lànói đến đạo đức: “Làm người có nết hiếu dễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Khôngthích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chúvào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân ”Đức với Khổng Tử là lời nói đi đôi với việc làm trên cơ sở cái thiện: “Người xưa thậntrọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được:Trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối “Đức trị”-Đường lối trị nướcbằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông. Khổng Tử quan niệm “Làm chính trị[trị dân] mà dùng đức [để cảm hóa dân] thì như sao Bắc Đẩu ở một mơi mà các ngôisao khác hướng về cà [tức thiên hạ theo về].Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng: “dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hìnhphạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùngđạo đức để dẫn dắt dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn màlại theo đường chính”Trong quản trị nhân sự hiện nay tư tưởng “Đức trị” là một phần không thể thiếuđặc biệt trong quản trị nhân sự cấp cao. Thị trường kinh tế hội nhập, tri thức là mộtphần không thể thiếu cho sự thịnh tồn của mỗi doanh nghiệp. Khi đó bài toán giữngười hiền tại phục vụ cho doanh nghiệp được đặt ra hàng đầu. Ngoài những lợi íchkinh tế mà người lao động được hưởng thì quan hệ giữa ông chủ, nhân viên, giữangười chủ công ty và người được thuê rất được chú trọng. Với mức lương xấp xỉ giữacác doanh nghiệp, người lao động sẽ chọn nơi mà họ được trọng dụng, được đối đãitốt, nơi họ có “Chính danh” [danh phải rõ ràng với những quy định, thủ tục rõ ràng“Danh chính thì ngôn mới thuận”. Bên cạnh đó vấn đề đào tạo người tài cũng cầnđược chú trọng, cần đảm bảo sao cho người tài sẽ đem kiến thức phục vụ lại lợi íchcủa doanh nghiệpĐường lối Đức trị trong quản lý, chủ yếu là dựa vào xây dựng quan niệm giá trịchung của mọi người, dựa vào quyền lực phi chính thức của bản thân người lãnh đạonhư phẩm chất đạo đức, tài năng, tình cảm , dẫn dắt mọi người hoàn thiện cuộc sốngtinh thân và tu dưỡng đạo đức, trên cơ sở đó, thực hiện khống chế bên trong của hànhvi, khiến cho hành vi của mọi người tự giác đảm bảo nhất trí với mục tiêu của tổ chức.Đức trị dựa vào giáo hóa, dựa vào tư tưởng để giải quyết vấn đề. Như vậy, hiệu quả sẽnhìn thấy chậm, có thể hiếu là Đức trị theo đuối hiệu quả trong thời gian dài. và đây làquản lý mang tính chiến lược.7Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20IMỗi một tư tưởng triết học đều được sản sinh và phát triển trong một xã hộinhất định với các hình thái, mối quan hệ xã hội tương ứng. Ngày nay tuy xét về bốicảnh lịch sử cho ra đời tư tưởng Đức trị là không phù hợp, nhưng với những giá trị mà“Đức trị” đem lại trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị nhân sựnói riêng khiến cho “Đức trị” là một phần không thể tách rời của quản lý. Đó chính làlý do tại sao một học thuyết, một tư tưởng đã ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưngvẫn được loài người quan tâm, vận dụng và khai thác hơn nữa trong hoạt động, pháttriển của xã hội.3. Tư tưởng “ Pháp trị” trong điều hành doanh nghiệpCó thể nói người đầu tiên đặt nền móng cho Pháp trị chính là Tuân Tử, quanniệm của ông về là bản chất con người có là ác chúng ta luôn muốn tìm cách thoả mãnnhững nhu cầu riêng tư của mình và từ đó nếu không có phương pháp quản lý tốt sẽdẫn đến tình trạng loạn lạc trong xã hội.Học trò của Tuân Tử là Hàn Phi Tử [-280-234] đã kế thừa quan điểm bản chấtcon người là ác. Theo Hàn Phi Tử thì để chế ngự cái ác, xây dựng và giữ vững đấtnước thì vua phải dùng công cụ pháp luật. “Phải dựa vào cái khiến cho những ngườinhát có thể chinh phục được con hổ và cái làm cho vị vua tầm thường có thể gìn giữnước. Đó chính là pháp luật. Lo cái kế trung cho vị vua chúa, kế đức với thiên hạ thìcái lợi không gì lâu dài hơn pháp luật”. Hệ thống phát luật phải thoả mãn 3 yếu tố cơbản:- Pháp luật quan trên ban ra tất cả đều phải tuân theo và nó cần thay đổi cho phùhợp với thời thế: thời thay mà pháp không đổi thì nước loạn. Đời đã thay đổimà cấm lệnh không biến thì nước sẽ bị chia cắt và chính sách cai trị phải dựavào ý dân, dân muốn thì gì thì cấp cho cái đó, không muốn cái gì thì trừ cho cáiđó.- Pháp luật phải viết cho mọi người đều dễ hiểu và dễ thi hành: Cái gì mà kẻ sĩcó óc tinh tế mới biết thì không nên ban làm lệnh vì dân không phải người nàocũng có đầu óc tinh tế cả. Cái gì mà bậc hiền mới làm được thì không nên dùnglàm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiểu cả.- Pháp luật phải được áp dụng một cách rộng rãi và công bằng cho mọi người:Định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho quần chúng, trừhoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếpđáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ mồ côi được nuôi lớn,biên giới không bị xâm phạm.8Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20INgày nay các công ty, các tập đoàn các tô chức muốn tồn tại và phát triển lâudài đều phải áp dụng một phần tư tưởng Pháp trị như xây dựng một hệ thống văn bảnquy chế, nguyên tắc, quy phạm hành động Chức năng của nó là:- Răn đe, ngăn chặn những người có ý định xấu muốn gây thiệt hại cho công ty.- Tạo ra một môi trường làm việc, phấn đấu thật an toàn cho mọi người, ai cócông được thưởng, ai làm sai bị phạt, công lớn thưởng lớn, công nhỏ thưởngnhỏ.Các công việc, thể hiện cụ thê hướng đến Pháp trị trong việc quản lý hiện naycó thể kể ra bao gồm:- Hợp đồng lao động.- Các chế độ chính sách của công ty.- Chấm công hàng ngày.- Nội quy, quy chế . Ví dụ để tránh mọi người đi muộn ta có thê đưa ra nội quycông ty là ai đến muộn bị phạt tiền, cứ muộn thêm 5 phút phạt thêm 50.000vnđ.- Áp dụng chế độ lương thưởng hướng tới công bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều,ai làm ít hưởng ít.- Chế độ phạt, đuổi việc trừ thưởng cho những người vi phạm quy định.- Sử dụng KPI để chấm hiệu quả công việc của người lao động.Áp dụng Pháp trị ở đây sẽ đạt được những điều sau:- Giúp nhân viên cảm thấy được đối sử công bằng.- Giúp nhân viên không cảm thấy bất mãn tạo sự ổn định về nhân sự cũng nhưhoạt động sản xuất của công ty . Ví dụ: rất nhiều công ty khi thuê nhân viênmới về, trả lương cao hơn nhiều những người cũ, ưu đãi nhiều hơn làm nhânviên trong công ty cảm thấy bất mãn và tất yếu là họ sẽ kéo nhau chuyển quacông ty khác.- Răn đe những thành phần định làm ảnh hưởng xấu trong công ty. Ví dụ nhiềucông ty đưa ra quy chế đào tạo nhằm ràng buộc thời gian làm việc của ngườilao động, khi đó nếu người lao động sau khi được công ty cử đi đào tạo nướcngoài lúc về nước sẽ không dám chuyển công ty vì sẽ bị phạt tiền rất nặng.Nếu như tư tưởng “Đức trị” của Nho gia đề cao cái chủ trương cai trị bằng cáitâm, bằng đạo đức, bằng văn của vua tôi thì “Pháp trị” lại đề cao Pháp luật, Pháp giađã đưa ra một học thuyết và phương pháp cai trị mới - Pháp trị “Pháp bất vị thân”,pháp phải hợp thời, pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành; pháp luật9Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20Iphải công bằng, bênh vực kẻ thiểu số; thưởng phải trọng hậu, phạt phải nặng Đó làtư tưởng về chính trị quản lý xã hội, quản lý kinh tế còn nhiều ý nghĩa đối với hiệnnay.4. Chữ “ TÍN” trong hoạt động quản lý kinh doanhChữ Tín là một khái niệm quan trọng trong tư tưởng triết học của Khổng Tử vàlà một bộ phận quan trọng trong tư tưởng quản lý đức trị. Chữ tín cuả Khổng Tử baogồm sự tín nhiệm của dân chúng và sự trung thực của người quản lý theo Khổng Tửchữ tín còn đứng trên cả “thực túc”, “binh cường”. Ngày nay chữ Tín được hiểu:- "Tín" trong đời thường được hiểu là lòng tin mà mình tạo dựng được bởi mộtchủ thể khác. - "Tín" trong kinh doanh được hiểu là giữ đúng lời hứa, cam kết giữa các đối tác,là đảm bảo chất lượng hàng hoá phục vụ người tiêu dùng.- "Tín" trong đối nhân xử thể giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thểtrong được hiểu là giữ đúng lời hứa, lòng tin giữa cá nhân với nhau."Một lần bất tín- vạn lần bất tin”, là một trong những bài học đầu tiên cho bấtcứ ai làm quản lý kinh tế nói riêng cũng như các doanh nghiệp nói chung, nó khôngchỉ biểu hiện triết lý kinh doanh bền vững mà sâu xa hơn là nhân cách của người làmnghề quản lý, kinh doanh.Chữ Tín dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ nguyên giá trị. Dù cho cóbị ràng buộc bởi luật pháp, thì chữ Tín vẫn phát huy được vai trò của nó. Trong quanhệ với khách hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo được chữ Tín, một lần bất tín vạn sựbất tin, muốn làm ăn lâu dài thì phải đặt chữ Tín lên hàng đầu. Khiến cho người kháctin mình đã là khó, làm sao giữ được lòng tin ấy lâu bền còn khó hơn nữa. Giữ chữTín đó là bước đầu tiên thiết lập cơ hội tạo mối Lợi lâu dài. Bỏ qua chữ Tín lần này,lần khác ta sẽ không được tin tưởng và mất cơ hội làm ăn. Xem nhẹ chữ Tín đối vớingười tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ nhìn ta bằng cặp mắt khác. Đối với đối tác làm ăn,quyền lợi trước tiên phải đảm bảo cho cả hai bên qua những ràng buộc về pháp lý, rồituân thủ theo hợp đồng, đó là giữ chữ Tín với nhau.Giữ chữ Tín, tạo lòng tin là cách tốt nhất, nhanh nhất, bền vững nhất để quảngbá thương hiệu của doanh nghiệp và phát triển mạng lưới kinh doanh. Không ít cácdoanh nghiệp, để cạnh tranh, thu hút khách hàng bằng cách giảm giá thành sản phẩm.Nhưng cách thực hiện nó lại không được minh bạch ví dụ: sử dụng những nguyên,phụ liệu kém chất lượng, cắt giảm chi phí nhân công, chi phí quản lý Lợi trước mắtlà lượng hàng bán ra có thể nhiều hơn so với trước. Song cái Hại chính là khách "mộtđi không trở lại". Thấy cái Lợi trước mắt để bỏ chữ Tín là cái nhìn thiển cận. Để thiếtlập chữ tín, đôi lúc doanh nghiệp phải hy sinh cả lợi ích trước mắt của mình. 10Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20ITrong môi trường cạnh tranh khốc liệt doanh nghiệp phải tạo được lòng tin củakhách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó, doanh phảiý thức được giá trị tuyệt đối của chữ Tín trong kinh doanh và phải xây dựng được khảnăng để làm tốt các mình hứa.Khả năng sinh lời trong kinh doanh không nhất thiết phải tùy thuộc vào số vốn,vào mặt hàng, công nghệ mà còn trên độ tin cậy của người tiêu thụ mặt hàng hoặcdịch vụ đó ví dụ với một thương hiệu uy tín có thể bán sản phẩm giá thành cao hơnsản phẩm cùng lọai của một hãng khác chưa có uy tín bằng.Để ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh, doanh nghiệp cầncó tư duy dịch vụ. Nghĩa là phải luôn đặt mình vào vị trí của người tiêu thụ và tự đánhgiá sản phẩm của mình một cách khách quan trên mặt giá trị tiện và lợi, người tiêu thụphải được thuyết phục để tin rằng người sản xuất luôn luôn chu đáo nghĩ đến nhu cầucủa họ và thỏa mãn nhu cầu của họ xứng đáng với giá của họ phải trả.Ngoài ra còn tính chu đáo trong kinh doanh, tính chu đáo và sự trung thực tạođược sự tin cậy, và từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp.Việt Nam gia nhập WTO, là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệptrong nước trong việc "chào hàng" và tìm bạn hàng. Đây là một sân chơi quốc tế vớisự cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại, bên canh những điều kiện cần và đủ về cơ sở hạtầng, năng lực kinh doanh thì chữ Tín đóng vai trò không nhỏ. Việt Nam nên lấyhình mẫu của các doanh nghiệp Nhật Bản trong kinh doanh, sản phẩm của các công tyNhật Bản lấy ví dụ như hãng xe Honda, sản phẩn của họ luôn dẫn đầu thị trường vềchất lượng sản phẩm, khi nhắc đến xe gắn máy thì người Viện Nam luôn nghĩ ngayđến sản phẩm xe gắn máy của Honda vì lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượngsản phẩm đã được kiểm chứng bằng thực tế qua rất nhiều năm. 5. Ảnh hưởng tính “ Thiện” của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh vàhoạt động xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân.Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới và có phát triểnmạnh mẽ đặc biệt ở các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.Phật giáo là một tôn giáo ra đời vào cuối thế kỉ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ, sauđó phát triển thành một trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới [cùng với đạo Kitô vàđạo Hồi]. Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo xuất hiện với tưcách một tôn giáo, đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, coi nhẹ hình thức nghi lễ.Theo giáo lý của Thích Ca Mâu Ni, thế giới tự nó tồn tại, không do ai tạo ra cả. Vạnvật là vô thường, luôn luôn biến chuyển theo luật nhân quả, sinh ra và diệt đi, tuầnhoàn không ngừng. Bốn chân lý lớn: 1] Cuộc sống là bể khổ [sinh, lão, bệnh, tử]. 2]Nguyên nhân của khổ là lòng tham, sự tức giận, sự ngu si [vô minh]. 3] Diệt khổ tứclà diệt những nguyên nhân ấy, chấm dứt vòng luân hồi, đến cõi Niết Bàn; 4] Conđường giải thoát là tu tập theo Bát chính đạo. Phật giáo đặt vấn đề số phận con ngườilà do bản thân con người tạo ra và tự mình chịu trách nhiệm, không do thần thánh định11Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20Iđoạt. Chủ trương bình đẳng [ai cũng có khổ và đều có thể được giải thoát], đề caolòng từ bi [yêu thương mọi loài, chống lại điều ác, làm mọi điều lành]Đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽkhi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân , sicùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đólà “trung đạo”… hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con ngườisống cảm thông, hỷ xả với nhau. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dungđộ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Tư tưởng chủ chổtgiáo dục con người, giúp con người hướng thiện trong đạo Phật chính là Từ bi,đã cókhẳng định rằng “Từ bi là gốc rễ của đạo Phật”.“Từ bi” là “từ” và “bi”, là hai đức tính [tinh thần] cơ bản trong bốn đức tính màPhật giáo gọi là “tứ vô lượng” hay còn gọi là “tứ vô lượng tâm”. Về đối tượng vôlượng, bao quát mọi chúng sinh, không hạn chế một ai cả [vô lượng chúng sinh] vàhiệu quả vô lượng, lợi ích đem lại cho chủ thể cũng như khách thể đạo đức là vô cùnglớn lao [vô lượng phúc quả]. Kinh Tập giải thích: “Từ” là lòng mong muốn đem lại lợiích và an lạc cho người khác. “Bi” là hy vọng nhằm loại trừ những khổ đau không cólợi cho người khác hoặc có hại cho người khác” [Từ thị lợi ích hòa an lạc tha nhânđích tâm nguyện. Bi thị trừ khử bất lợi tha nhân hoặc hữu hại tha nhân chi khổ chi hyvọng . Tâm niệm đem lại niềm vui cho người khác gọi là “từ”, tâm niệm làm chongười khác bớt khổ đau gọi là “bi”, vui mừng vì chúng sinh được an lạc, tránh khổđau gọi là “hỷ” ”, tâm niệm đối với chúng sinh không tính toán thân, sơ, đối xử vớimọi người bình đẳng như nhau gọi là “xả”Văn hóa dân tộc ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Phật giáo, nên tất cảnhững gì lợi cho mình, lợi cho người, đem niềm vui đến cho mình, đem niềm vui đếncho người, hoặc sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà có lợi cho người tiêu dùng;sự giàu có của mình góp thêm vào sự giàu có của đất nước, tiền bạc của số người giàuđược chia sẻ lại cho số người còn người nghèo, để khoảng cách giàu nghèo rút ngắnlại, thì đó chính là văn hóa Phật giáo. Do vậy, hàng ngày trên các phương tiện thôngtin đại chúng chúng ta dễ dàng thấy những thông tin về các hoạt động từ thiện, thiệnnguyện của các doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức và từ tất cả các tấm lòng hướngPhật."Từ" là "Từ Tâm"."Thiện" là việc tốt. "Từ Thiện" là làm việc tốt "Từ Tâm".Làm từ thiện chính là làm theo lời dạy của Đức Phật. Phật giáo có cả một kho tàngquý báu về lý Nhân quả - Nghiệp báo, về bốn tâm vô lượng Từ-Bi-Hỷ-Xả, về Vôthường -Vô ngã v.v… Đấy chính là nền tảng của một xã hội nhân ái, bình đẳng và vănminh nếu những bài học giáo lý ấy biến thành hiện thực trong cuộc sống. Có thể nói,xã hội Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống nhân ái cũng đều bắt nguồn từ nhữngbài học giáo lý nói trên. Vì vậy, hoạt động từ thiện hôm nay chính là con đường chủ12Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20Iđộng đưa Đạo Phật đến với quần chúng. Con đường này sẽ đưa chúng ta đi đến mụctiêu góp phần xây dựng xã hội an lạc theo tinh thần Phật Giáo.Hoạt động từ thiện tại các doanh nghiệp đã và đang phát triển và mang lạinhững giá trị tốt đẹp cho xã hội cũng như cho chính các doanh nghiệp tham gia. Theomột báo cáo vừa được công bố trong tuần này của Trung tâm Phát triển cộng đồngLIN, các doanh nghiệp đang tổ chức ngày càng nhiều các hoạt động từ thiện tại ViệtNam, và xu hướng này sẽ lớn dần lên trong tương lai gần.Hàng trăm doanh nghiệp là thương hiệu mạnh, trong đó có 11/30 thương hiệuđược công nhận là thương hiệu quốc gia, cũng tích cực hưởng ứng và tham gia cáchoạt động hỗ trợ cộng đồng. Các hình thức hoạt động từ thiện của doanh nghiệp baogồm:+ Trợ cấp và tài trợĐối phó với cơn bão nhiệt đới Ketsana đổ bộ vào Việt Nam cuối tháng 9/2009,Công ty Sabeco đã quyên góp được 470 triệu đồng từ nhân viên và khách hàng để hỗtrợ các nạn nhân cơn bão và gia đình tại các vùng Kontum, Quảng Ngãi, Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Các doanh nghiệp tài trợ cho các sự kiện phi lợi nhuận như cuộc thi CycloChallenge hàng năm của Saigon Children Charity, đấu giá nghệ thuật của tổ chứcPhẫu thuật Nụ cười, Đi bộ từ thiện hàng năm của tổ chức Lawrence S.Ting, tất cả basự kiện đều gây quỹ cho những nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam+ Trợ cấp hiện vậtNhằm giúp cho bà con nghèo tháo gỡ một phần khó khăn trong dịp Xuân TânMão 2011, Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã chỉ đạo và vận động Công ty 622 [Quân khu 9];các công ty đứng chân trên địa bàn gồm: Công ty Địa Cầu, Công ty Nam TrườngSơn ủng hộ 13 tấn gạo cho các gia đình chính sách, hộ nghèo ở tỉnh Cà Mau. Cụ thể,ủng hộ các xã Tân Trung, Trần Phán, Thanh Tùng và xã Ngọc Chánh thuộc huyệnĐầm Dơi 8,5 tấn; xã Khánh Bình của huyện Trần Văn Thời 3 tấn; phường 9 thuộcthành phố Cà Mau 1 tấn và xã Tân Lộc, huyện Thới Bình 500kg. Tổng số gạo ủng hộtrị giá gần 200 triệu đồng.Nhằm góp phần chia sẻ với những đau thương mất mát mà bà con miền Trungđang gánh chịu, Công ty TNHH Saehwa Vina [TP.HCM] đã thông qua TNO, gửi tặng10.000 sản phẩm quần áo mới đến với đồng bào vùng lũ lụt.+ Các chương trình tình nguyện của nhân viên13Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20IIBM Việt Nam đã và đang tích cực triển khai chương trình Vinh danh hoạtđộng tình nguyện này của Tập đoàn IBM. IBM Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổchức phi chính phủ, các trường đại học, trường phổ thông, mẫu giáo, và các đối tác địaphương, để triển khai hàng loạt các các chiến dịch tình nguyện từ đầu năm 2011, đónggóp tổng cộng gần 3,500 giờ tình nguyện [tính đến ngày 15.6.2011], tương đương vớihơn 400 ngày làm việc của các nhân viên IBM Việt Nam. Hơn 300 lượt nhân viênIBM đã tham gia các chương trình tình nguyện phục vụ cộng đồng, được diễn ra tạicác thành phố và tỉnh thành khắp cả nước như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Trị,Đà Lạt …Nhiều năm qua, CLB doanh nhân và CLB nữ doanh nhân Sài Gòn, hai tổ chứcthuộc Hiệp hội Doanh nhân TPHCM với gần 1.500 doanh nghiệp thành viên đã cónhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng như khám chữa bệnh, mổ mắt, mổ hàm ếch, xâytrường học, trạm xá cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, tặng học bổng cho họcsinh nghèo và xây tặng hàng trăm căn nhà tình thương cho đồng bào nghèo ở vùngbiên giới và các tỉnh, thành trong cả nước.Và ngày càng nhiều hơn nữa các quỹ, tổ chức, doanh nghiệp được hình thànhvì mục đích từ thiện, điển hình như: Quỹ VinaCapital là một tổ chức phi lợi nhuậnđăng ký tại Mỹ, giúp xóa đói giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của người nghèo ởViệt Nam bằng cách giúp trẻ em tiếp cận nhiều hơn dịch vụ y tế có chất lượn, cải thiệncác cơ sở y tế, và hỗ trợ các chương trình cấp cao nhằm xây dựng kiến thức kinhdoanh và khả năng lãnh đạo. Trong vòng 5 năm [2006-2011], thông qua chương trìnhNhịp tim Việt Nam, Quỹ VCF thuộc Tập đoàn VinaCapital đã giúp 2.050 trẻ mắcbệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt qua ranh giới mong manhgiữa sự sống và cái chết.Có thể nói, càng thành công trong kinh doanh, các doanh nhân càng mongmuốn được chia sẻ lợi nhuận để góp phần chăm lo cho người nghèo. Những chuyếncông tác từ thiện cứ nối tiếp nhau, danh sách những người được khám chữa bệnh,được trao tặng nhà cứ dài thêm ra và niềm vui của các doanh nhân cũng được nhân lênkhi biết những đóng góp của mình đã đem niềm vui đến cho nhiều người, giúp nhiềugia đình vượt qua cơn khốn khó.Tham gia các sự kiện cộng đồng, hoạt động từ thiện là cách thức khác để biểulộ sự cam kết của doanh nghiệp với xã hội. Hoạt động này không trực tiếp đánh giámức độ hoàn thành công việc của nhân viên, mà gửi thông điệp cho thấy doanhnghiệp biết quan tâm tới hạnh phúc của những người khác và muốn là một công dântốt trong cộng đồng. Và khi làm như thế, các nhân viên có thể tự hào về công ty củamình.14Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20ITuy nhiên hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp làm từ thiện với động cơ PR.Hoạt động từ thiện là một phần không thể thiếu trong kế hoạch marketing. Hằng năm,các doanh nghiệp đều có chi phí riêng cho hoạt động từ thiện với nhiều hình thức. Họcòn có bộ phận chuyên phụ trách lĩnh vực này, làm việc chuyên nghiệp. Làm từ thiệngắn liền với xây dựng thương hiệu đã trở thành xu thế chung của các doanh nghiệp Điều này rất dễ thấy vì đa số hoạt động từ thiện đều có điều kiện, trong đó điềukiện truyền thông là quan trọng nhất. Mục tiêu truyền thông của “từ thiện” là cho cộngđồng biết được doanh nghiệp đó “tốt bụng”, với chủ đích xây dựng một hình ảnh“quý” của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây là mục tiêu rất có lợi chodoanh nghiệp, được về thương hiệu, được về thành tích và nhất là được về nhân cáchkinh doanh trong tâm trí cộng đồng tiêu dùng. Đáng buồn là hiện nay nhiều doanhnghiệp đã sử dụng “từ thiện” để làm công cụ đánh lạc hướng dư luận, người tiêu dùng,lấy thành tích với cơ quan chức năng, che lấp những khiếm khuyết về sản phẩm, vềđộng cơ kinh doanh, về lao động, môi trường sống, thậm chí về luật pháp. Có khi sốtiền họ bỏ ra làm từ thiện so với chi phí đáng lý phải bỏ ra để xử lý chất thải, giảmkhói bụi, giảm tiếng ồn, hoặc để cải thiện điều kiện làm việc, đóng bảo hiểm xã hộicho nhân viên là rất nhỏ. Làm như thế, xét về mặt văn hóa, doanh nghiệp đã làm tổnthương hai chữ “từ thiện” vốn dĩ rất tốt đẹp.Những hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức phầnlớn đều mang lại những ý nghĩa và giá trị tốt đẹp. Làm từ thiện chính là làm theo lờidạy của Đức Phật- làm việc tốt từ tâm.Thiết nghĩ, với trên hai ngàn năm có mặt ở ViệtNam, dù đã trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm cùng lịch sử đất nước song thời nào,Phật giáo cũng lấy đức từ bi, hỷ xả để giáo hóa chúng sinh, lấy tình thương, khoan hòalàm phương châm hành đạo. Đồng thời, điều đó lại được hiện thực hóa thông qua cáchành động cụ thể và thiết thực trong công tác từ thiện, xã hội mang tính nhân đạo,nhân văn sâu sắc, góp phần hun đúc nên những giá trị tốt đẹp của con người Việt Namhiện nay.15Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20IIII – Kết luậnKhông có nhiều những học thuyết,về quản lý kinh tế mà trong đó bao hàmnhững khái niệm, những công thức, những tính toán…nhưng những giá trị để lại củatriết lý phương đông hiện nay vẫn là một đề tài lớn mà các nhà khoa học, nhà quản lýtrên khắp thế giới nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng trong hoạt động quản lý kinhdoanh của mình.Ví dụ như bên cạnh các cuốn sách hướng dẫn đầu tư chứng khoán theo cáctrường phải giá trị, cơ bản, kỹ thuật chúng ta cũng thấy những sách hướng dẫn đầu tưchứng khoán theo Kinh dịch; hay bên cạnh những tính toán khoa học về kết cấu, khảnăng chịu lực, kiến trúc tòa nhà…chúng ta vẫn thấy có những con số như thước Lỗban mà theo đó có thế đón sinh khí, vượng khí vào căn nhà, công trình; hay bên cạnhcác phương pháp quản lý nhân sự tạo điều kiện cho các thành viên trong công ty pháthuy được những thế mạnh của mình bằng công nghệ, bằng các phương pháp quản lýhiện đại thì các nhà lãnh đạo có tầm nhìn vẫn cố gắng dùng cái “ đức” của mình đểcảm hóa cấp dưới, cảm hóa nhân viên tạo động lực cho sự phát triển bền vững củadoanh nghiệp….Đối với chúng em những doanh nhân, những nhà quản lý tương lai thì nhữnggiá trị của triết học phương đông là những tin hoa cần tiếp tục tìm hiểu và khám phá.Ngoài ra trong một giai đoạn mà sự cạnh tranh về con người, về nhân sự cấp cao đangdiễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì những tư tưởng quản trị đặc biệt là “ Đức trị” đangngày càng được đánh giá cao và cần được vận dụng sáng tạo như một sức mạnh tạo ragiá trị cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.Chúng em xin chân thành cám ơn sự góp ý, nhận xét tận tình của thầy giáo TS.Lê Ngọc Thông đã giúp chúng em hoàn thiện nội dung của bài tiểu này. 16

Video liên quan

Chủ Đề